Hướng dẫn thủ tục xin trở lại quốc tịch Việt Nam

01/09/2021
Xin trở lại quốc tịch Việt Nam
701
Views

Hiện nay, nhu cầu Việt Kiều quay về xin nhập quốc tịch Việt Nam khá phổ biến.Vậy, thủ tục xin trở lại quốc tích Việt Nam như thế nào? Sau đây, hãy tham khảo bài viết của Luật sư X nhé!

Căn cứ pháp lý

Luật Quốc tịch 2008 sửa đổi, bổ sung 2014

Nội dung tư vấn

Điều kiện xin trở lại quốc tịch Việt Nam

Việt Kiều đã mất quốc tịch Việt Nam có yêu cầu trở lại quốc tịch Việt Nam; thì có thể trở lại quốc tịch Việt Nam; nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Có vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ là công dân Việt Nam.

Xin hồi hương về Việt Nam.

Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Có công lao đặc biệt đống góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.

Đã thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài; nhưng không được nhập quốc tịch nước ngoài.

Thực hiện đầu tư tại Việt Nam.

Hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam

Hồ sơ gồm có các loại giấy tờ sau:

Đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam.

Bản khai lý lịch.

Bản sao Giấy khai sinh, Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế.

Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ.

Giấy tờ chứng minh người xin trở lại quốc tịch đã từng có quốc tịch Việt Nam (gồm giấy tờ chứng minh đã được CTN cho thôi quốc tịch hoặc bị tước quốc tịch Việt Nam; hoặc giấy tờ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam cấp, xác nhận trong đó có ghi quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ có giá trị chứng minh quốc tịch trước đây của người đó).

Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện trở lại quốc tịch Việt nam như: giấy tờ chứng minh có công lao đặc biệt; việc trở lại quốc tịch có lợi cho nhà nước; giấy tờ chứng minh có cha mẹ đẻ, con đẻ, vợ chồng là công dân Việt Nam; giấy tờ chứng minh đang thực hiện đầu tư taị Việt Nam…

Thủ tục xin trở lại quốc tịch Việt Nam

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, bạn thực hiện các bước như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp nơi cư trú.

Sau đó, cơ quan này tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ:

Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì cấp biên nhận hồ sơ.

Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, bạn sẽ được thông báo và bổ sung hồ sơ.

Bước 2: Sở Tư pháp thẩm tra và chuyển hồ sơ xác minh

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ; Sở Tư pháp gửi văn bản đề nghị Công an tỉnh xác minh về nhân thân của người có nguyện vọng trở lại quốc tịch Việt Nam.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp; Công an cấp tỉnh xác minh và gửi kết quả về Sở Tư pháp.

Trong thời gian này, Sở Tư pháp tiến hành thẩm tra giấy tờ trong hồ sơ đề nghị nhập quốc tịch Việt Nam.

Bước 3: Bộ Tư pháp và Văn phòng Chủ tịch nước tiếp nhận hồ sơ

Đối với người trở lại quốc tịch Việt Nam không thuộc trường hợp được giữ quốc tịch nước ngoài:

Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Chủ tịch UBND tỉnh, Bộ Tư pháp kiểm tra lại hồ sơ; nếu xét thấy đủ điều kiện trở lại quốc tịch Việt Nam thì gửi văn bản thông báo cho người có nguyện vọng trở lại quốc tịch Việt Nam để làm thủ tục thôi quốc tịch nước ngoài.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy cho thôi quốc tịch nước ngoài của người có nguyện vọng trở lại quốc tịch Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.

Đối với người nhập quốc tịch Việt Nam thuộc trường hợp được giữ quốc tịch nước ngoài:

Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Chủ tịch UBND tỉnh, Bộ Tư pháp kiểm tra lại hồ sơ; nếu xét thấy có đủ điều kiện trở lại quốc tịch Việt Nam thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Thủ tướng Chính phủ; Chủ tịch nước xem xét, quyết định.

Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện cho trở lại quốc tịch Việt Nam hoặc không được Chủ tịch nước đồng ý cho trở lại quốc tịch Việt Nam; Bộ Tư pháp có thông báo bằng văn bản cho Sở Tư pháp để thông báo cho người nộp hồ sơ trở lại quốc tịch Việt Nam.

Bước 4: Nhận kết quả

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định của Chủ tịch nước cho nhập quốc tịch Việt Nam; Bộ Tư pháp gửi cho người được nhập quốc tịch Việt Nam bản sao Quyết định, kèm theo bản trích sao danh sách.

Gửi Sở Tư pháp theo dõi, quản lý, thống kê các việc đã giải quyết về quốc tịch.

Hi vọng bài viết “Hướng dẫn thủ tục xin trở lại quốc tịch Việt Nam” hữu ích đối với quý bạn đọc!

Nếu còn thắc mắc hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ nhập tịch, trở lại quốc tịch Việt Nam; hãy liên hệ với Luật sư 247; với số hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Người Việt Nam được mang bao nhiêu quốc tịch?

Theo quy định thì, người vIệt nam có 01 quốc tịch là quốc tịch Việt Nam; trừ trương hợp pháp luật có quy idndhj khác. Như vậy, ví dụ trường hợp người Việt Nam được thưởng quốc tịch thì có thể mang 02 quốc tịch.

Quốc tịch là gì?

Quốc tịch là mối liên hệ pháp lý giữa cá nhân đối với nhà nước nhất định; biểu hiện ở tổng thể các quyền và nghĩa vụ của người đó được pháp luật của Nhà nước quy định và bảo đảm thực hiện.

Nhập quốc tịch là gì?

Nhập quốc tịch Việt Nam là một người nước ngoài mong muốn trở thành công dân Việt Nam và được xác nhận khi được nhà nước Việt Nam công nhận.

Căn cứ mất quốc tịch Việt Nam?

Thôi quốc tịch Việt Nam.
– Bị tước quốc tịch Việt Nam.
– Theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
– Theo quy định tại k2Đ18 và DD35 Luật Quốc tịch.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật hành chính

Để lại một bình luận