Hộ kinh doanh thuộc cá nhân, nhóm công dân Việt Nam trên 18 tuổi, đủ năng lực hành vi dân sự và hộ gia đình chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, việc làm dưới mười nhân viên và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản sử dụng vào hoạt động kinh doanh. Hộ kinh doanh được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh để hoạt động thương mại. Hộ kinh doanh phải có địa điểm kinh doanh cố định, không thuê lao động thường xuyên, không có con dấu, tự chịu trách nhiệm bằng mọi tài sản về hoạt động kinh doanh. Ở bài viết dưới đây Luật sư 247 sẽ hướng dẫn quý khách hàng thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể năm 2022. Nếu có nhu cầu thành lập hộ kinh doanh quý khách hàng hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn nhanh nhất.
Căn cứ pháp lý
Đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể
Hộ kinh doanh cá thể là gì?
Điều 79 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp định nghĩa về hộ kinh doanh cá thể như sau:
- Hộ kinh doanh cá thể do cá nhân, thành viên hộ gia đình đăng kí thành lập và chịu trách nhiệm về toàn bộ tất cả các tài sản cho hoạt động hộ kinh doanh. Trường hợp thành viên hộ trong gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì họ ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký làm hộ kinh doanh, người được các thành viên trong gia đình uỷ quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.
- Nhiều người, khi bắt đầu kinh doanh, thường do dự có nên thành lập công ty hay đăng ký hộ kinh doanh cá nhân để phù hợp với quy mô hoạt động của mình; những lợi thế và nhược điểm của từng loại hình kinh doanh như thế nào…. Thông thường, các cá nhân và hộ gia đình sau nên đăng ký hộ kinh doanh cá nhân thay vì công ty hoặc doanh nghiệp.
Đối tượng đăng ký hộ kinh doanh
- Là công dân Việt Nam
- Đủ 18 tuổi
- Có năng lực hành vi đầy đủ
- Thành viên hộ gia đình cá nhân
- Cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự và năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có quyền thành lập hộ kinh doanh và có nghĩa vụ đăng ký hộ gia đình.
Điều kiện thành lập hộ kinh doanh cá thể
Để có thể thành lập hộ kinh doanh cá thể, Quý khách hàng phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Thành viên trong hộ kinh doanh cá thể có tối thiểu là 1 người và tối đa là 10 người.
- Thành viên trong hộ kinh doanh cá thể phải đáp ứng điều kiện công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
- Hộ kinh doanh cá thể chỉ được kinh doanh trong một nhóm ngành nghề nhất định và không được phép kinh doanh đa dạng ngành nghề kinh doanh.
- Tên hộ kinh doanh cá thể phải đáp ứng quy định của pháp luật như chứa đầy đủ hai thành tố tên hộ kinh doanh và tên riêng. Không được sử dụng tên sai từ ngữ, không phù hợp với văn hóa, truyền thống, thuần phong mỹ tục của Việt Nam.
- Địa điểm hộ kinh doanh cá thể phải nằm trong lãnh thổ Việt Nam, địa chỉ rõ ràng và không nằm trong các tòa nhà pháp luật không cho phép.
Quy trình thành lập hộ kinh doanh cá thể
Hồ sơ thành lập hộ kinh doanh cá thể
Để đăng ký hộ kinh doanh, chủ hộ cần phải chuẩn bị hồ sơ nêu tại khoản 2 Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP gồm:
Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh (bản chính).
Giấy tờ pháp lý của: Chủ hộ và các thành viên trong hộ kinh doanh (nếu có) gồm: Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân (có chip hoặc không có chip) hoặc hộ chiếu còn thời hạn; sổ hộ khẩu hoặc giấy xác nhận cư trú.
Biên bản họp thành viên hộ gia đình (bản sao – nếu có các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh cá thể).
Văn bản uỷ quyền:
- Các thành viên gia đình trong hộ uỷ quyền cho chủ hộ (nếu hộ gia đình có các thành viên khác cùng đăng ký hộ kinh doanh – bản sao).
- Chủ hộ uỷ quyền cho cá nhân khác thực hiện thay thủ tục nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan có thẩm quyền (nếu có – bản sao).
Thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể
Các bước thành lập hộ kinh doanh cá thể
Bước 1: Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.
Bước 2: Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:
- Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;
- Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định tại Điều 88 Nghị định 01/2021 về đăng ký doanh nghiệp;
- Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.
Tải xuống mẫu giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh cá thể
Phí thành lập hộ kinh doanh cá thể là bao nhiêu?
Mức lệ phí do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định (theo Thông tư 85/2019/TT-BTC). Thông thường, lệ phí đăng ký kinh doanh hộ cá thể là 100.000 đồng/lần.
Mức lệ phí như chúng ta thấy tương đối thấp để tạo cơ hội cho hộ kinh doanh tham gia đăng ký kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên nếu bạn tự thực hiện tất cả những thủ tục thành lập doanh nghiệp chi phí sẽ tốn kém hơn bởi cộng thêm các chi phí đi lại, chuẩn bị giấy tờ và chưa tính trong trường hợp hồ sơ có sai sót và cần chỉnh sửa.
Cơ quan thu phí thành lập hộ kinh doanh cá thể
Theo khoản 1 điều 4 Thông tư số 176/2012/TT-BTC quy định:
“Cơ quan thu phí, lệ phí
a) Trung tâm Hỗ trợ nghiệp vụ đăng ký doanh nghiệp thuộc Cục Quản lý đăng ký kinh doanh thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư thu phí cung cấp thông tin đăng ký doanh nghiệp.
b) Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh là cơ quan thu lệ phí đăng ký doanh nghiệp và thu phí cung cấp thông tin đăng ký doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
c) Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện là đơn vị thu lệ phí đăng ký hộ kinh doanh trên địa bàn huyện.”
Như vậy, cơ quan thu cá lệ phí thành lập hộ kinh doanh thể là cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi thành lập hộ kinh doanh.
Các chi phí khác khi đăng ký kinh doanh hộ cá thể
Sau khi có được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh và đi vào hoạt động, Hộ kinh doanh cần phải đóng những loại thuế sau cho cơ quan nhà nước:
Thuế môn bài
Hộ cá thể kinh doanh nộp thuế môn bài theo 6 mức: 1 triệu, 750 nghìn đồng, 500 nghìn đồng, 300 nghìn đồng, 100 nghìn đồng, 50 nghìn đồng. Số thuế này nộp 1 lần trong cả năm, tương ứng với mức thu nhập trên tháng của Hộ kinh doanh lần lượt là: trên 1,5 triêu, trên 1 triệu – 1,5 triệu, trên 750 nghìn đồng- 1 triệu, trên 500 nghìn đồng-750 nghìn đồng, trên 300 nghìn đồng- 500 nghìn đồng và từ 300 nghìn đồng trở xuống.
Thuế giá trị gia tăng
Được tính dựa trên biểu tỉ lệ giá trị gia tăng (%) trên doanh số áp dụng tính thuế GTGT đối với hộ gia đình, cá nhân kinh doanh (ban hành kèm theo Công văn số 763/BTC-TCT ngày 16/1/2009 của Bộ tài chính.
Căn cứ tại Thông tư 92/2015/TT-BTC phương pháp thuế khoán dựa trên doanh thu trong từng lĩnh vực, ngành, nghề cần nộp thuế hộ kinh doanh theo tỷ lệ:
- Phân phối, cung cấp hàng hoá: 1%;
- Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%;
- Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%;
- Hoạt động kinh doanh khác: 2%.
Thuế thu nhập cá nhân
Tại Thông tư 92/2015/TT-BTC cá nhân có doanh thu từ 100 triệu đồng/ năm trở xuống không phải đóng thuế thu nhập cá nhân. Còn lại phải đóng thuế thu nhập cá nhân theo phương pháp thuế khoán:
- Phân phối, cung cấp hàng hóa: 0,5%;
- Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 2%. Riêng hoạt động cho thuê tài sản, đại lý bảo hiểm, đại lý xổ số, đại lý bán hàng đa cấp: 5%;
- Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 1,5%;
- Hoạt động kinh doanh khác: 1%.
Tại sao nên thành lập hộ kinh doanh?
Nghị định 01/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 04/01/2021 thì quy định về hộ kinh doanh đã có nhiều ưu đãi hơn trước. Cụ thể:
- Về địa điểm kinh doanh: Theo quy định tại Điều 86 Nghị định 01/2021 thì “Một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh và phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại“. Như vậy, với quy định mới thì hộ kinh doanh không còn bị hạn chế về số địa điểm kinh doanh.
- Về số lượng lao động: Nghị định 01/2021 không còn quy định cụ thể số lượng lao động. Trong khi quy định cũ tại Nghị định 78/2015/NĐ-CP giới hạn số lượng lao động của hộ kinh doanh là 10 người, nếu trên 10 lao động thì phải thành lập công ty. Như vậy, từ 04/01/2021, hộ kinh doanh không bị giới hạn số lượng lao động như trước đây.
Có thể thấy, hiện tại việc thành lập hộ kinh doanh cá thể có rất nhiều ưu đãi không kém gì thành lập công ty.
Dịch vụ thành lập hộ kinh doanh cá thể Luật sư 247
Luật sư X với đội ngũ luật sư chuyên nghiệp, chuyên môn cao sẽ hỗ trợ tư vấn và đăng ký thành lập hộ kinh doanh cho quý khách hàng. Chúng tôi cung cấp các dịch vụ:
- Tư vấn các điều kiện, thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể cho khách hàng;
- Soạn thảo hồ sơ thành lập hộ kinh doanh cá thể;
- Đại diện khách hàng thực hiện thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Tư vấn các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động của hộ kinh doanh;
- Hỗ trợ tư vấn các vấn đề về đăng ký nhãn hiệu, các vấn đề về thuế, các giấy phép có liên quan trong hoạt động của hộ kinh doanh cá thể.
Mời bạn xem thêm:
- Trong hoạt động đấu thầu, hộ kinh doanh có được tham gia không?
- Thủ tục thay đổi địa chỉ hộ kinh doanh như thế nào
- Xe ô tô đăng ký hộ kinh doanh cá thể năm 2022 như thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung Luật sư 247 tư vấn về vấn đề “Hướng dẫn thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể năm 2022“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan như: Đăng ký bảo hộ thương hiệu, bảo hộ nhãn hiệu, Thành lập công ty, giấy cam đoan đăng ký lại khai sinh… Mời các bạn tham khảo thêm bài viết tiếng anh của Luật sư 247 tại trang web: Lsxlawfirm. Xin vui lòng liên hệ qua hotline: 0833102102 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng. Hoặc liên hệ qua:
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Trường hợp thông tin kê khai trong hồ sơ hộ kinh doanh bị giả mạo; hộ kinh doanh do người không có quyền thành lập hộ kinh doanh (xem thêm Điều 78 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP).
Trường hợp thông tin kê khai trong hồ sơ hộ kinh doanh bị giả mạo thì cơ quan đăng ký kinh doanh của huyện ra thông báo về hành vi vi phạm của hộ kinh doanh và ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận hộ khẩu.
Khi thay đổi thông tin đăng ký hộ kinh doanh, hộ kinh doanh phải thông báo nội dung thay đổi cho cơ quan đăng ký kinh doanh của quận, huyện nơi đăng ký. Trường hợp hồ sơ đăng ký thay đổi thông tin hộ kinh doanh bị giả mạo, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện ra thông báo vi phạm của hộ kinh doanh và hủy bỏ việc thay đổi nội dung đã đăng ký.
Việc đăng ký hộ kinh doanh được thực hiện trên cơ sở thông tin giả mạo, khôi phục giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh đã cấp trên cơ sở hồ sơ đăng ký hợp lệ gần đây nhất, đồng thời thông báo cho cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.
Căn cứ Điều 88 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định đặt tên hộ kinh doanh như sau:
1. Hộ kinh doanh có tên gọi riêng. Tên hộ kinh doanh bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
a) Cụm từ “Hộ kinh doanh”;
b) Tên riêng của hộ kinh doanh.
Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu.
2. Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho hộ kinh doanh.
3. Hộ kinh doanh không được sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên hộ kinh doanh.
4. Tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi cấp huyện.
Theo Điều 89 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định ngành, nghề kinh doanh của hộ kinh doanh như sau:
1. Khi đăng ký thành lập, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh, hộ kinh doanh ghi ngành, nghề kinh doanh trên Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh, Thông báo thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện ghi nhận thông tin về ngành, nghề kinh doanh trên Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
2. Hộ kinh doanh được quyền kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và phải bảo đảm đáp ứng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động. Việc quản lý nhà nước đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và kiểm tra việc chấp hành điều kiện kinh doanh của hộ kinh doanh thuộc thẩm quyền của cơ quan chuyên ngành theo quy định của pháp luật chuyên ngành.