Thủ tục thay đổi địa chỉ hộ kinh doanh như thế nào

05/08/2022
388
Views

Việc thay đổi địa chỉ công ty là nhu cầu tất yếu của các doanh nghiệp hiện nay. Nhiều hộ kinh doanh vì có sự thay đổi về quy mô hay hoạt động sản xuất kinh doanh nên thường sẽ tìm kiếm các địa chỉ kinh doanh mới phù hợp hơn. Nhưng thủ tục thay đổi địa chỉ công ty thường gây ra rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp bởi vì không phải doanh nghiệp nào cũng nắm rõ được các quy định của pháp luật. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư 247 để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Thủ tục thay đổi địa chỉ hộ kinh doanh” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

Địa chỉ đăng ký hộ kinh doanh

địa chỉ của hộ kinh doanh là một trong những thông tin đăng ký cơ bản và quan trọng khi tiến hành đăng ký thành lập hộ kinh doanh lần đầu. Cụ thể, theo quy định tại Khoản 1 Điều 71 Nghị định 78/2015/NĐ-CP:

“1. Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. Nội dung Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh gồm:

a) Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh; số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có);

b) Ngành, nghề kinh doanh;

c) Số vốn kinh doanh;

d) Số lao động;

đ) Họ, tên, chữ ký, địa chỉ nơi cư trú, số và ngày cấp Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập.

Kèm theo Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh phải có bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình và bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.”

Các trường hợp thay đổi địa chỉ hộ kinh doanh

– Trường hợp thứ nhất: Đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở chính cùng quận, huyện hoặc thành phố trực thuộc tỉnh nơi doanh nghiệp đã đăng ký.

Thông báo thay đổi địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp (Doanh nghiệp có thể tham khảo Mẫu thông báo tại Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT). Nội dung thông báo bao gồm:

  • Tên, mã số doanh nghiệp, mã số thuế hoặc số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trường hợp doanh nghiệp chưa có mã số doanh nghiệp, mã số thuế);
  • Thông tin về địa chỉ trụ sở chính dự định chuyển đến;
  • Thông tin thuế đăng ký thay đổi;
  • Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Quyết định của chủ sở hữu đối với Công ty TNHH một thành viên hoặc Quyết định của hội đồng thành viên đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên và Công ty Hợp danh hoặc Quyết định của Đại hội đồng Cổ đông đối với Công ty Cổ phần về việc đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở chính của Công ty. Trong đó ghi rõ những nội dung thay đổi bao gồm đăng ký thay đổi địa chỉ Công ty và Sửa đổi Điều lệ công ty cho phù hợp với nội dung thay đổi.

Biên bản họp hội đồng thành viên đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên và Công ty Hợp danh hoặc Biên bản họp Đại hội đồng Cổ đông đối với Công ty Cổ phần về việc đăng ký thay đổi địa chỉ của Công ty. Trong đó ghi rõ những nội dung thay đổi bao gồm đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở chính và Sửa đổi Điều lệ công ty cho phù hợp với nội dung thay đổi.

– Trường hợp thứ hai: Đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở chính khác quận, huyện hoặc thành phố nơi doanh nghiệp đã đăng ký.

Bước 1. Tiến hành thủ tục với cơ quan thuế liên quan đến việc chuyển địa chỉ trụ sở chính theo quy định của luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành. Doanh nghiệp cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

– Tờ khai điều chỉnh, bổ sung thông tin đăng ký thuế – Mẫu số 08 – MST ban hành kèm theo Thông tư 95/2016/TT-BTC ngày 28/6/2016 của Bộ Tài chính. Trong đó, kê khai về việc thay đổi: Chỉ tiêu 2. Địa chỉ trụ sở chính của người nộp thuế và Chỉ tiêu 3. Địa chỉ nhận thông báo thuế.

– Quyết định của chủ sở hữu đối với Công ty TNHH một thành viên hoặc Quyết định của hội đồng thành viên đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên và Công ty Hợp danh hoặc Quyết định của Đại hội đồng Cổ đông đối với Công ty Cổ phần về việc đăng ký thay đổi địa chỉ của Công ty. Trong đó ghi rõ những nội dung thay đổi bao gồm đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở chính của Công ty và Sửa đổi Điều lệ công ty cho phù hợp với nội dung thay đổi.

– Biên bản họp hội đồng thành viên đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên và Công ty Hợp danh hoặc Biên bản họp Đại hội đồng Cổ đông đối với Công ty Cổ phần về việc đăng ký thay đổi địa chỉ. Trong đó ghi rõ những nội dung thay đổi bao gồm đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở chính của Công ty và Sửa đổi Điều lệ công ty cho phù hợp với nội dung thay đổi.

– Bản sao đăng ký kinh doanh của Công ty.

– Mẫu 08 về đăng ký thuế.

Bước 2. Tiến hành thủ tục đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở chính bên cơ quan đăng ký kinh doanh. Doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ Hồ sơ gồm có:

  • Quyết định chốt thuế chuyển quận của Chi cục thuế nơi doanh nghiệp đặt trụ sở cũ cấp (mẫu 09,09a).
  • Giấy đề nghị đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh: Thay đổi địa chỉ trụ sở chính (Người đại diện theo pháp luật của công ty ký tên, đóng dấu).
  • Quyết định về việc thay đổi địa chỉ trụ sở chính của chủ sở hữu.
  • Bản gốc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp đã được cấp.
  • Hợp đồng dịch vụ tư vấn của Quý khách hàng cho đơn vị tư vấn.

– Trường hợp thứ ba: Đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở chính khác tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đã đăng ký.

Bước 1. Tiến hành thủ tục với cơ quan thuế liên quan đến việc chuyển địa chỉ trụ sở chính theo quy định của luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành. Doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ như hướng dẫn tại Bước 1 của Trường hợp thứ 2.2.

Bước 2. Tiến hành thủ tục đăng ký thay đổi địa chỉ công ty với cơ quan đăng ký kinh doanh. Doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau:

* Thông báo thay đổi địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp (Doanh nghiệp có thể tham khảo Mẫu thông báo tại Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT). Nội dung thông báo bao gồm:

  • Tên, mã số doanh nghiệp, mã số thuế hoặc số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trường hợp doanh nghiệp chưa có mã số doanh nghiệp, mã số thuế);
  • Thông tin về địa chỉ trụ sở chính dự định chuyển đến;
  • Thông tin thuế đăng ký thay đổi;
  • Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Quyết định của chủ sở hữu đối với Công ty TNHH một thành viên hoặc Quyết định của hội đồng thành viên đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên và Công ty Hợp danh hoặc Quyết định của Đại hội đồng Cổ đông đối với Công ty Cổ phần về việc đăng ký thay đổi địa chỉ công ty. Trong đó ghi rõ những nội dung thay đổi bao gồm đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở chính của Công ty và Sửa đổi Điều lệ công ty cho phù hợp với nội dung thay đổi.

Thủ tục thay đổi địa chỉ hộ kinh doanh
Thủ tục thay đổi địa chỉ hộ kinh doanh như thế nào?

Biên bản họp hội đồng thành viên đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên và Công ty Hợp danh hoặc Biên bản họp Đại hội đồng Cổ đông đối với Công ty Cổ phần về việc đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở chính của Công ty. Trong đó ghi rõ những nội dung thay đổi bao gồm đăng ký thay đổi địa chỉ và Sửa đổi Điều lệ công ty cho phù hợp với nội dung thay đổi.

Bản sao hợp lệ Điều lệ đã sửa đổi của công ty;

Danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; danh sách người đại diện theo ủy quyền đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; danh sách cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài, người đại diện theo ủy quyền của cổ đông là tổ chức nước ngoài đối với công ty cổ phần; danh sách thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh;

* Thông báo của Chi cục thuế về việc doanh nghiệp (người nộp thuế) chuyển địa chỉ trụ sở chính.

Lưu ý: Đối với mỗi trường hợp cụ thể doanh nghiệp lưu ý vì quy trình thủ tục và tính phức tạp của hồ sơ có khác nhau.

Thủ tục thay đổi địa chỉ hộ kinh doanh

Khi tiến hành thay đổi địa chỉ, các thành viên của hộ kinh doanh có nghĩa vụ phải thông báo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Thủ tục được quy định tại Khoản 1 Điều 75 Nghị định 78/2015/NĐ-CP:

“1. Khi thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh, hộ kinh doanh thông báo nội dung thay đổi với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký theo trình tự, thủ tục như sau:

a) Hộ kinh doanh gửi Thông báo thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký.

b) Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ hoặc tên hộ kinh doanh yêu cầu đăng ký không đúng theo quy định, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.

c) Khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh mới trong trường hợp đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh, hộ kinh doanh phải nộp lại Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cũ.”

Những loại giấy tờ cần chuẩn bị khi đổi địa chỉ hộ kinh doanh

  1. Quyết định về việc thay đổi địa chỉ trụ sở của hộ kinh doanh;
  2. Bản sao hợp lệ Biên bản họp nhóm cá nhân về việc đăng ký thay đổi địa chỉ đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập;
  3. Cam kết về quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp trụ sở dự định chuyển tới.
  4. Bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình.
  5. Văn bản ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ và nhận kết quả nếu không phải là cá nhân thành lập hoặc người đại diện của hộ gia đình thành lập hộ kinh doanh.
  6. Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người được ủy quyền thực hiện thủ tục (nếu có).

Việc chuẩn bị những loại giấy tờ trên là bắt buộc và cần thiết. Vì hộ kinh doanh trong nhiều trường hợp là do nhiều thành viên thành lập nên việc thay đổi địa chỉ cần phải có sự đồng thuận của các thành viên. Đồng thời, khi thực hiện thủ tục này bạn cần cung cấp những tài liệu chứng minh về trụ sở chính dự định được chuyển đến như Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng thuê nhà,..

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Thủ tục thay đổi địa chỉ hộ kinh doanh”. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập doanh nghiệp, tờ khai đăng ký lại khai sinh, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. 

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Thủ tục giải thể hộ kinh doanh?

Bước 1: Tiến hành đăng nhập hệ thống tài khoản đăng ký kinh doanh, Lựa chọn các nội dung liên quan đến thay đổi trụ sở công ty
Bước 2: Nhập thông tin các trường dữ liệu và đính kèm hồ sơ lên mạng
Bước 3: Ký xác thực hồ sơ, thanh toán và hoàn tất quy trình nộp hồ sơ thay đổi trụ sở công ty qua mạng

Thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh qua mạng

TH.1:Hộ kinh doanh có sử dụng hoá đơn VAT:
Bước 1: Huỷ hóa đơn tại phòng tuyên truyền:
– Khi huỷ HĐ ĐDPL phải đi cùng Hồng Châu lên để ký BB thanh huỷ HĐ tại CCT cần chuẩn bị HS gồm: Cuốn HĐ GTGT, Sổ mua HĐ, CMND ĐDPL.
-Lưu ý: đóng dấu vuông tất cả các liên HĐ GTGT
Bước 2: Nộp HSGT + QTGT + BCT + TK TNCN phòng hành chính
Bước 3: 30 -> 60 ngày sau cơ Quan thuế quyết toán thuế, đối chiếu các số liệu quyết toán.
Bước 4: Nhận kết quả xác nhận không nợ thuế + Nộp HS trả giấy phép kinh doanh tại Ủy Ban Quận.
TH.2:Hộ kinh doanh thuế khoán không sử dụng hoá đơn VAT:
Bước 1: Nộp CV Xác nhận không nợ thuế + MST + Thông báo ngừng kinh doanh cho CCT. Trả kết quả xác nhận trong 5 ngày làm việc.
Bước 2: Nhận kết quả xác nhận không nợ thuế + Nộp HS trả giấy phép kinh doanh tại Ủy Ban Quận

Nguyên tắc lựa chọn ngành nghề kinh doanh đăng ký?

Doanh nghiệp khi thay đổi ngành nghề kinh doanh cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
– Ngành nghề đăng ký bổ sung không thuộc ngành nghề cấm kinh doanh
– Ngành nghề đăng ký chọn theo mã ngành cấp 4 hệ thống ngành kinh tế Việt Nam
– Ngành nghề kinh doanh phù hợp với mục tiêu trên GCN đầu tư đã cấp
– Danh sách ngành nghề kinh doanh mới phải được công ty thông qua hợp lệ
Việc bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh công ty tuy là vấn đề nội bộ của doanh nghiệp nhưng lại ảnh hưởng đến hiệu lực hợp đồng kinh tế mà doanh nghiệp ký với đối tác, ảnh hưởng đến phạm vi quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với doanh nghiệp vì thế việc thực hiện đúng quy trình thủ tục thay đổi ngành nghề kinh doanh cũng khá quan trọng.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật hành chính

Comments are closed.