Đổi công việc và mức lương có cần ký lại hợp đồng mới không?

19/08/2022
Đổi công việc và mức lương có cần ký lại hợp đồng mới không?
552
Views

Xin chào mọi người và Luật Sư. Tôi có một số thắc mắc về vấn đề hợp đồng lao động như sau. Thời gian tới tôi được phân công công tác ở vị trí khác và lương cũng sẽ có thay đổi. Tôi muốn hỏi là có cần phải ký lại hợp đồng hay không? Rất mong nhận được sự giúp đỡ từ mọi người và Luật Sư. Xin cảm ơn. Xin chào bạn! Để giải đáp những thắc mắc trên. Mời quý bạn đọc cùng Luật Sư 247 tìm hiểu vấn đề trên qua bài viết: “ Đổi công việc và mức lương có cần ký lại hợp đồng mới không?” sau đây.

Căn cứ pháp lý

Đổi công việc và mức lương có cần ký lại hợp đồng mới không?

Đổi công việc và mức lương có cần ký lại hợp đồng mới không?
Đổi công việc và mức lương có cần ký lại hợp đồng mới không?

Điều 22 Bộ luật Lao động 2019 có quy định:

Phụ lục hợp đồng lao động là bộ phận của hợp đồng lao động. Và có hiệu lực như hợp đồng lao động.

– Phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết, sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động. Nhưng không được sửa đổi thời hạn của hợp đồng lao động.

Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều, khoản của hợp đồng lao động mà dẫn đến cách hiểu khác với hợp đồng lao động thì thực hiện theo nội dung của hợp đồng lao động.

Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động. Thì phải ghi rõ nội dung điều, khoản sửa đổi, bổ sung và thời điểm có hiệu lực.

Theo đó phụ lục hợp đồng có thể sửa đổi tất cả các điều khoản của hợp đồng đã ký (trừ thời hạn của hợp đồng lao động), cho nên trường hợp bạn thay đổi công việc, mức lương thì có thể làm phụ lục hợp đồng để thay đổi điều khoản về công việc, mức lương mà không nhất thiết phải ký HĐLĐ mới.

Như vậy, khi có sự thay đổi nội dung điều khoản về công việc, tiền lương của người lao động. Thì người sử dụng lao động có thể giao kết bằng phụ lục hợp đồng lao động có ghi rõ nội dung thay đổi (mức lương mới là bao nhiêu). Và thời điểm áp dụng mà không nhất thiết phải ký hợp đồng lao động mới.

Có được ký hợp đồng lao động vào ngày nghỉ hàng tuần?

Tại Điều 13 Bộ luật Lao động 2019, có quy định:

– Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.

– Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.

=> Như vậy, theo quy định nêu trên. Thì luật không có quy định về việc không được ký hợp đồng lao động vào ngày nghỉ hàng tuần.

Đã viết đơn xin nghỉ trước khi hết hạn hợp đồng nhưng rút lại có được không?

Điều 38 Bộ luật Lao động 2019 quy định việc hủy bỏ việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động như sau:

Mỗi bên đều có quyền hủy bỏ việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước khi hết thời hạn báo trước nhưng phải thông báo bằng văn bản và phải được bên kia đồng ý.

Mà theo Điểm b Khoản 1 Điêu 35 Bộ luật này. Trường hợp NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ phải báo trước ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng xác định thời hạn.

Đối với quy định nêu trên, hợp đồng vẫn chưa hết thời hạn báo trước nên bạn có quyền hủy bỏ việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

Bạn tiến hành thông báo bằng văn bản với công ty về việc hủy bỏ việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và phải được công ty đồng ý.

Người lao động có thể giao kết nhiều hợp đồng lao động không?

Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.

Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.

Điều 19. Giao kết nhiều hợp đồng lao động

1. Người lao động có thể giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động nhưng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết.

2. Người lao động đồng thời giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì việc tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động. “

Như vậy, theo quy định trên. Thì một người có thể giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động.

Thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động

Điều 18 Bộ luật lao động 2019 quy định:

1. Người lao động trực tiếp giao kết hợp đồng lao động. Trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động; trong trường hợp này, hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và có hiệu lực như giao kết với từng người lao động.

Hợp đồng lao động do người được ủy quyền ký kết phải kèm theo danh sách ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú và chữ ký của từng người lao động.

3. Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;

b) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật. Hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;

c) Người đại diện của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân. Hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;

d) Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư 247 về vấn đề. “ Đổi công việc và mức lương có cần ký lại hợp đồng mới không? “. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên. Nhằm để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập công ty; tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty; giấy phép bay flycam, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn bị sai …. của luật sư X. Hãy liên hệ: 0833 102 102.

Hoặc qua các kênh sau:

Có thể bạn quan tâm:

Câu hỏi thường gặp

Hợp đồng lao động là gì?

Điều 13 Bộ luật lao động năm 2019 quy định về hợp đồng lao động như sau:
Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

Ký lại hợp đồng lao động trong trường hợp nào?

Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, người lao động và người sử dụng lao động có thể ký lại hợp đồng lao động do phát sinh một số thỏa thuận thay đổi nội dung của hợp đồng như thay đổi mức tiền lương, thay đổi mức phụ cấp, thay đổi địa điểm, nội dung công việc…

Có phải ký lại hợp đồng lao động cho người lao động khi luật mới có hiệu lực không?

Nếu hợp đồng lao động trước kia đã ký với người lao động có nội dung không trái hoặc bảo đảm cho người lao động có quyền và điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của Bộ luật này thì được tiếp tục thực hiện. Trong trường hợp không đảm bảo theo quy định bạn có thể chọn ký phụ lục hợp đồng để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với quy định mới chứ không nhất thiết phải ký lại hợp đồng lao động mới.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Comments are closed.