Giấy phép lao động được coi là giấy tờ pháp lý đảm bảo điều kiện để người lao động nước ngoài làm việc hợp pháp tại Việt Nam. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp người lao động nước ngoài làm mất; hoặc làm hỏng giấy phép lao động. Khi đó, cần phải tiến hành thủ tục xin cấp lại giấy phép lao động. Vậy pháp luật hiện hành quy định như thế nào về thủ tục xin cấp lại giấy phép lao động cho người nước ngoài? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật lao động 2019
- Nghị định 152/2020/NĐ-CP
- Quyết định 526/QĐ-LĐTBXH
Nội dung tư vấn
Giấy phép lao động là gì?
Giấy phép lao động ( tên tiếng Anh là Word permit) đây là loại giấy tờ do cơ quan thẩm quyền Việt Nam cấp cho người lao động nước ngoài; khi đủ điều kiện làm việc tại Việt Nam. Nghĩa là giấy phép lao động sẽ chứng minh rằng người được cấp phép được pháp luật Việt Nam bảo vệ theo luật lao động của Việt Nam; cũng như quyền lợi hợp pháp của họ được bảo vệ chính đáng.
Hồ sơ xin cấp lại giấy phép lao động cho người nước ngoài gồm những giấy tờ gì?
Quyết định số 526/QĐ-LĐTBXH năm 2021 đã nêu chi tiết những giấy tờ cần chuẩn bị để thực hiện thủ tục cấp lại giấy phép lao động gồm:
- Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép lao động; theo mẫu số 11/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 152/2020/NĐ-CP.
- 02 ảnh mầu (kích thước 4cm x 6cm; phông nền trắng; mặt nhìn thẳn; đầu để trần; không đeo kính màu); ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.
- Giấy phép lao động còn thời hạn đã được cấp:
- Trường hợp giấy phép lao động còn thời hạn bị mất; thì phải có xác nhận của cơ quan công an cấp xã nơi người nước ngoài cư trú; hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài theo quy định của pháp luật.
- Trường hợp thay đổi nội dung ghi trên giấy phép lao động thì phải có các giấy tờ chứng minh.
4. Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài trừ những trường hợp không phải xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.
Lưu ý: Các giấy tờ nêu tại điểm 3 và 4 là bản gốc hoặc bản sao có chứng thực (trừ bị mất), nếu của nước ngoài thì phải hợp pháp hoá lãnh sự và phải dịch ra tiếng Việt (trừ được miễn hợp pháp hoá lãnh sự).
Trình tự, thủ tục xin cấp lại giấy phép lao động cho người nước ngoài
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ 01 bộ hồ sơ gồm các giấy tờ nêu trên.
Bước 2: Nộp hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động.
Nơi nộp: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
Cách thức thực hiện: Người sử dụng lao động nộp hồ sơ nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến.
Bước 3: Đến nhận giấy phép lao động được cấp lại.
Thời gian giải quyết: Trong 03 ngày làm việc từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tiến hành cấp lại giấy phép lao động.
Nếu không cấp lại giấy phép lao động cho người nước ngoài thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trên đây là những hướng dẫn cơ bản về thủ tục xin cấp lại giấy phép lao động cho người nước ngoài năm 2021. Hy vọng bài viết sẽ có ích với bạn đọc!
Thông tin liên hệ Luật sư 247
Luật sư 247 là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ; và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư 247. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư 247 hãy liên hệ: 0833 102 102
Mời bạn xem thêm bài viết:
Người lao động mất việc làm vì đại dịch có được hỗ trợ không?
Có được từ chối ký hợp đồng lao động với ứng viên trúng tuyển?
Trường hợp nào người lao động không cần giấy phép lao động?
Câu hỏi liên quan
Thời hạn của giấy phép lao động được cấp lại bằng thời hạn của giấy phép lao động đã được cấp trừ đi thời gian người lao động nước ngoài đã làm việc tính đến thời điểm đề nghị cấp lại giấy phép lao động.
Có 2 trường hợp miễn giấy phép lao động được miễn thủ tục xin xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động:
– Luật sư nước ngoài đã được cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của Luật Luật sư.
– Người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam và sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.
Pháp luật hiện hành quy định nếu thuộc 1 trong 3 trường hợp sau thì phải xin cấp lại giấy phép lao động:
1. Giấy phép lao động còn thời hạn bị mất.
2. Giấy phép lao động còn thời hạn bị hỏng.
3. Thay đổi họ và lên, quốc tịch, số hộ chiếu, địa điểm làm việc ghi trong giấy phép lao động còn thời hạn.
Trong thời hạn 03 ngày người lao động nước ngoài phải có trách nhiệm; báo với với người sử dụng lao động và trong thời hạn 05 ngày làm việc; kể từ ngày người sử dụng lao động nhận được báo cáo của người lao động nước ngoài; phải nộp hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động; cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đã cấp giấy phép lao động đó.