Cán bộ phải cung cấp thông tin tài sản khi được Cơ quan kiểm soát yêu cầu trong bao lâu?

11/08/2022
573
Views

Xin chào luật sư. Theo tôi được biết thì cán bộ, công chức phải kê khai tài sản, thu nhập để đảm bảo công tác phòng chống tham nhũng. Ngoài ra một số trường hợp cán bộ còn phải cung cấp thông tin về tài sản khi được cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập yêu cầu? Vậy thời hạn cung cấp, trả lời trong trường hợp này là bao lâu? Công chức, cán bộ che giấu tài sản thu nhập bị xử lý như thế nào? Liệu cán bộ có cần kê khai tài sản của vợ, con không? Mong luật sư giải đáp giúp tôi.

Công khai, minh bạch về tài sản là một trong các nghĩa vụ của cán bộ, công chức để phòng ngừa hành vi tham nhũng. Cán bộ, công chức có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập. Các cá nhân, tổ chức có liên quan khi được yêu cầu cung cấp thông tin liên quan đến tài sản của đối tượng được kiểm soát thì phải tuân thủ theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Vậy quy định về kê khai tài sản thu nhập và nghĩa vụ cung cấp thông tin này như thế nào? Xử lý với hành vi che giấu tài sản, thu nhập ra sao? Để làm rõ vấn đề này, Luật sư 247 xin giới thiệu đến bạn đọc bài viết “Cán bộ phải cung cấp thông tin tài sản khi được Cơ quan kiểm soát yêu cầu trong bao lâu?“. Mời bạn đọc cùng tham khảo để giải đáp câu hỏi ở trên nhé.

Căn cứ pháp lý

Cán bộ là ai?

Theo Khoản 1 và Khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 quy định như sau:

1. Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

3. Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị – xã hội;

Trên thực tế chúng ta thường tiếp xúc nhiều nhất đó chính là các cán bộ xã, phường. Theo đó cán bộ xã gồm nhưng chức danh sau:

  • Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy;
  • Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;
  • Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân;
  • Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
  • Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
  • Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
  • Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam);
  • Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.

Nghĩa vụ kê khai về tài sản, thu nhập của cán bộ?

Theo Điều 34 Luật phòng chống tham nhũng 2018 quy định về đối tượng có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập bao gồm:

“1. Cán bộ, công chức.

2. Sĩ quan Công an nhân dân; sĩ quan Quân đội nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp.

3. Người giữ chức vụ từ Phó trưởng phòng và tương đương trở lên công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước, người được cử làm đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

4. Người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân.”

Theo đó cán bộ là một trong các đối tượng vị kiểm soát tài sản, thu nhập và có nghĩa vụ kê khai về tài sản thu nhập của mình. Cơ quan kiểm sát tài sản thu nhập có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ kê khai cung cấp, bổ sung thông tin có liên quan, giải trình khi có biến động tăng về tài sản, thu nhập từ 300.000.000 đồng trở lên so với tài sản, thu nhập đã kê khai lần liền trước đó hoặc để phục vụ việc xác minh tài sản, thu nhập.

Vì vậy khi được yêu cầu kê khai hay cung cấp thông tin, cán bộ phải có nghĩa vụ cung cấp theo quyết định của chủ thể có thẩm quyền.

Quy định về cung cấp thông tin tài sản, thu nhập khi cơ quan kiểm soát yêu cầu

Cán bộ phải cung cấp thông tin tài sản khi được Cơ quan kiểm soát yêu cầu trong bao lâu?
Cán bộ phải cung cấp thông tin tài sản khi được Cơ quan kiểm soát yêu cầu trong bao lâu?

Yêu cầu cung cấp thông tin tài sản là một trong các cách thức kiểm soát tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai nhằm phòng ngừa tham nhũng, phục vụ công tác cán bộ, kịp thời phát hiện tham nhũng, ngăn chặn hành vi tẩu tán tài sản tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng.

Chủ thể và đối tượng yêu cầu cung cấp thông tin tài sản

Theo Điều 5 Nghị định 130/2020/NĐ-CP quy định về quyền yêu cầu, trách nhiệm và thực hiện yêu cầu cung cấp thông tin:

– Người có quyền yêu cầu cung cấp thông tin về tài sản, thu nhập để phục vụ việc theo dõi biến động tài sản, thu nhập, xây dựng kế hoạch xác minh và xác minh tài sản, thu nhập, bao gồm:

a) Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập;

b) Tổ trưởng Tổ xác minh tài sản, thu nhập.

– Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập có quyền yêu cầu các chủ thể sau cung cấp thông tin:

+ Yêu cầu người có nghĩa vụ kê khai cung cấp, bổ sung thông tin có liên quan, giải trình khi có biến động tăng về tài sản, thu nhập từ 300.000.000 đồng trở lên so với tài sản, thu nhập đã kê khai lần liền trước đó hoặc để phục vụ việc xác minh tài sản, thu nhập;

+ Yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin về tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai để phục vụ việc xác minh tài sản, thu nhập;

+ Yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân đang quản lý tài sản, thu nhập áp dụng biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật nhằm ngăn chặn việc tẩu tán, hủy hoại, chuyển dịch tài sản, thu nhập hoặc hành vi khác cản trở hoạt động xác minh tài sản, thu nhập;

Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được yêu cầu cung cấp thông tin có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, trung thực, kịp thời thông tin theo yêu cầu của người yêu cầu và chịu trách nhiệm về thông tin do mình cung cấp.

Hình thức yêu cầu cung cấp thông tin của Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập

Việc yêu cầu cung cấp thông tin với người có nghĩa vụ kê khai được thực hiện trực tiếp hoặc bằng văn bản. Với các đối tượng khác thì được thực hiện bằng văn bản.

-Nội dung văn bản yêu cầu gồm có:

a) Mục đích, căn cứ yêu cầu cung cấp thông tin;

b) Những thông tin cần được cung cấp;

c) Thời hạn cung cấp thông tin;

d) Hướng dẫn việc cung cấp thông tin bằng văn bản, thông điệp dữ liệu;

đ) Yêu cầu khác (nếu có).

Việc cung cấp thông tin của cơ quan, tổ chức, đơn vị

Theo Điều 7 Nghị định 130/2020/NĐ-CP quy định về việc cung cấp thông tin như sau:

  • Về thời hạn cung cấp thông tin:

a) Người được yêu cầu phải thực hiện yêu cầu cung cấp thông tin trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu;

b) Trong trường hợp thông tin được yêu cầu cung cấp là thông tin phức tạp, không có sẵn thì thời hạn cung cấp thông tin là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu.

Trong trường hợp vì lý do khách quan không thể cung cấp được thông tin hoặc cung cấp không đúng thời hạn thì người được yêu cầu phải có văn bản đề nghị người yêu cầu xem xét, giải quyết.

Người được yêu cầu phải chấp hành quyết định của người yêu cầu cung cấp thông tin.

Theo đó, khi được Cơ quan kiểm soát yêu cầu Cán bộ phải cung cấp thông tin tài sản trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu. Trong trường hợp thông tin được yêu cầu cung cấp là thông tin phức tạp, không có sẵn thì thời hạn cung cấp thông tin là 15 ngày làm việc.

Công chức, cán bộ che giấu tài sản thu nhập bị xử lý như thế nào?

Việc xử lý đối với cán bộ, công chức che giấu tài sản thu nhập được thực hiện theo Nghị định 130/2020/NĐ-Cp và Luật phòng chống tham nhũng.

Căn cứ Điều 20 Nghị định 130/2020/NĐ-CP:

Điều 20. Xử lý hành vi vi phạm đối với người kê khai

“1. Người có nghĩa vụ kê khai mà kê khai không trung thực, giải trình nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực thì tùy theo tính chất, mức độ mà bị xử lý theo quy định tại Điều 51 của Luật Phòng, chống tham nhũng.

2. Người có nghĩa vụ kê khai mà tẩu tán, che dấu tài sản, thu nhập, cản trở hoạt động kiểm soát tài sản, thu nhập, không nộp bản kê khai sau 02 lần được đôn đốc bằng văn bản thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý bằng một trong các hình thức cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, bãi nhiệm, buộc thôi việc, giáng cấp bậc quân hàm, giáng cấp bậc hàm.”

Điều 50 Luật phòng chống tham nhũng quy định như sau:

“1. Người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân mà kê khai tài sản, thu nhập không trung thực, giải trình nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực thì bị xóa tên khỏi danh sách những người ứng cử.

2. Người được dự kiến bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, phê chuẩn, cử giữ chức vụ mà kê khai tài sản, thu nhập không trung thực, giải trình nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực thì không được bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, phê chuẩn, cử vào chức vụ đã dự kiến.

3. Người có nghĩa vụ kê khai không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà kê khai tài sản, thu nhập không trung thực, giải trình nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, bị xử lý kỷ luật bằng một trong các hình thức cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc hoặc bãi nhiệm; nếu được quy hoạch vào các chức danh lãnh đạo, quản lý thì còn bị đưa ra khỏi danh sách quy hoạch; trường hợp xin thôi làm nhiệm vụ, từ chức, miễn nhiệm thì có thể xem xét không kỷ luật.”

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Cán bộ phải cung cấp thông tin tài sản khi được Cơ quan kiểm soát yêu cầu trong bao lâu?”. Nếu quý khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ báo cáo tài chính năm; hoặc muốn tham khảo mẫu báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn cũng như các vấn đề pháp lý khác của chúng tôi như xác nhận tình trạng độc thân, quyết toán thuế thu nhập cá nhân; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Cán bộ phải kê khai những tài sản, thu nhập nào?

Theo Khoản 1 Điều 35 Luật phòng chống tham nhũng, tài sản, thu nhập phải kê khai bao gồm:
a) Quyền sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng và tài sản khác gắn liền với đất, nhà ở, công trình xây dựng;
b) Kim khí quý, đá quý, tiền, giấy tờ có giá và động sản khác mà mỗi tài sản có giá trị từ 50.000.000 đồng trở lên;
c) Tài sản, tài khoản ở nước ngoài;
d) Tổng thu nhập giữa 02 lần kê khai.

Cán bộ có phải kê khai tài sản thu nhập của vợ không?

Theo Điều 33, Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 quy định nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập như sau:
“Người có nghĩa vụ kê khai phải kê khai tài sản, thu nhập và biến động về tài sản, thu nhập của mình, của vợ hoặc chồng, con chưa thành niên theo quy định của Luật này. Người có nghĩa vụ kê khai phải kê khai trung thực về tài sản, thu nhập, giải trình trung thực về nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai tài sản, thu nhập.”
Theo đó cán bộ phải công khai cả tài sản của vợ và con chưa thành niên. Không chỉ phải kê khai tài sản lần đầu hay hằng năm, cán bộ còn phải có nghĩa vụ kê khai tài sản mọi biến động về tài sản, thu nhập của vợ hoặc chồng, con chưa thành niên.

Không cungc ấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan kiểm soát tài sản thu nhập bị xử lý như thế nào?

Theo Khoản 3 Điều 21 Nghị định 130/2020 quy định:
Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ, không kịp thời yêu cầu của Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật.

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.