Không thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng con có bị xử phạt không?

11/08/2022
Không thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng con có bị xử phạt không
287
Views

Chào Luật sư, tôi và chồng kết hôn được 2 năm nay. Khi mới yêu nhau thì anh ấy rất chu đáo. Nhưng gần đây tôi vừa sinh cháu. Anh ta thường xuyên không về nhà, không quan tâm đến con. Tiền mua sữa, bỉm cho con cũng là bên ngoại cho. Luật sư cho tôi hỏi Không thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng con có bị xử phạt không? Mong nhận được tư vấn của Luật sư.

Chào bạn cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư 247 nhé.

Căn cứ pháp lý

Luật Hôn nhân và gia đình 2014

Khái niệm nuôi dưỡng

Nuôi dưỡng là việc một người chăm sóc và cung cấp những thứ cần thiết cho người khác (người được nuôi dưỡng) nhằm tạo điều kiện để duy trì và phát triển cuộc sống của người đó.

Luật hôn nhân và gia đình quy định cha mẹ và con, ông bà và cháu, anh chị em với nhau có nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau khi một bên chưa thành niên, ốm đau, tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Người có nghĩa vụ nuôi dưỡng mà không cùng sống chung với người được nuôi dưỡng hoặc trốn tránh thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng thì phải có nghĩa vụ cấp dưỡng.

Quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng của cha mẹ đối với con cái

Căn cứ theo Điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định cha mẹ có nghĩa vụ: Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Đồng thời, cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. (khoản 1 Điều 71 Luật Hôn nhân và gia đình 2014)

Sau khi ly hôn, cha mẹ có các quyền và nghĩa vụ như sau:

  • Cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014, Bộ luật Dân sự và các luật khác có liên quan. (Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014)
  • Người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó. (Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014)
  • Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. (khoản 2 Điều 83 Luật Hôn nhân và gia đình 2014)

Căn cứ theo Điều 85 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, cha mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên: Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;

Trong trường hợp cha hoặc mẹ bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên thì người kia thực hiện quyền trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con và đại diện theo pháp luật cho con.

Không thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng con có bị xử phạt không
Không thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng con có bị xử phạt không?

Không thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng con có bị xử phạt không?

Việc cha mẹ không thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng con thì có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em như sau:

“Điều 21. Vi phạm quy định về chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

  • Cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em trừ trường hợp bị buộc phải tạm thời cách ly trẻ em hoặc trẻ em được chăm sóc thay thế theo quy định của pháp luật;
  • Cha mẹ, người chăm sóc trẻ em không quan tâm chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em, không thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em hoặc bỏ mặc trẻ em tự sinh sống, cắt đứt quan hệ tình cảm và vật chất với trẻ em hoặc ép buộc trẻ em không sống cùng gia đình, trừ trường hợp bị buộc phải tạm thời cách ly trẻ em hoặc trẻ em được chăm sóc thay thế theo quy định của pháp luật.

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em có hành vi cố ý bỏ rơi trẻ em.”
Theo đó, nếu cha mẹ của bé không thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng bé thì có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đến 15 triệu. Còn mức phạt tiền đối với tổ chức vi phạm gấp hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 130/2021/NĐ-CP.

Quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa các thành viên khác trong gia đình

Căn cứ Điều 104 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định quyền, nghĩa vụ của ông bà nội, ông bà ngoại và cháu:

– Ông bà nội, ông bà ngoại có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu; trường hợp cháu chưa thành niên, cháu đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người nuôi dưỡng theo quy định tại Điều 105 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu.

– Cháu có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà nội, ông bà ngoại; trường hợp ông bà nội, ông bà ngoại không có con để nuôi dưỡng mình thì cháu đã thành niên có nghĩa vụ nuôi dưỡng.

Tại Điều 105 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, quy định quyền và nghĩa vụ của anh, chị, em: Anh, chị, em có quyền, nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau; có quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con.

Tại Điều 106 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, quy định quyền và nghĩa vụ của cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột: Cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột có quyền, nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau; có quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau trong trường hợp người cần được nuôi dưỡng không còn cha, mẹ, con và những người được quy định tại Điều 104 và Điều 105 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 hoặc còn nhưng những người này không có điều kiện để thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung Luật sư 247 tư vấn về vấn đề “Không thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng con có bị xử phạt không?“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan như: Hợp thức hóa lãnh sự, Đăng ký bảo hộ thương hiệu, đăng ký làm lại giấy khai sinh, Giấy phép bay flycam, tra cứu thông báo phát hành hóa đơn điện tử, công chứng di chúc tại nhà, Tra cứu thông tin quy hoạch, Thành lập công ty… Mời các bạn tham khảo thêm bài viết tiếng anh của Luật sư 247 tại trang web: Lsxlawfirm. Xin vui lòng liên hệ qua hotline: 0833102102 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Con cái có quyền và nghĩa vụ như thế nào với cha mẹ?

Quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc con của cha mẹ như sau
Theo Điều 71 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng như sau:
Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.

Không cấp dưỡng cho con có bị xử phạt hay không?

Vi phạm quy định về chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng căn cứ tại Điều 57 Nghị định 144/2021/NĐ-CP như sau:
(1) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau khi ly hôn; từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa anh, chị, em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu theo quy định của pháp luật;
b) Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng cha, mẹ; nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật.
(2) Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện nghĩa vụ đóng góp, nuôi dưỡng theo quy định đối với các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 57 Nghị định 144/2021/NĐ-CP đã quy định rõ người nào từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau khi ly hôn; giữa anh, chị, em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu…Hoặc từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng cha, mẹ; nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc con sau khi ly hôn thì sẽ bị phạt tiền từ 5-10 triệu đồng.
Ngoài bị phạt tiền người vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc thực hiện nghĩa vụ đóng góp, nuôi dưỡng.

5/5 - (1 bình chọn)

Comments are closed.