Bị đơn trong vụ án ly hôn có phải nộp tiền định giá tài sản hay không?

08/08/2022
374
Views

Vợ tôi đưa đơn lên Tòa yêu cầu ly hôn với tôi. Chúng tôi đồng ý ly hôn nhưng có tranh chấp về việc chia tài sản chung là căn nhà. Vậy nên tôi yêu cầu tòa án thẩm định giá trị của mảnh đất và căn nhà trên mảnh đất đó. Bên tòa nói rằng tôi là bị đơn trong vụ án ly hôn và tôi phải nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản. Xin hỏi Tòa làm như vậy có đúng không? Nghĩa vụ chịu chi phí định giá tài sản, thẩm định giá trong trường hợp này như thế nào? Mong luật sư giải đáp.

Tranh chấp về giá trị tài sản trong các vụ án rất thường xảy ra. Việc xác định giá trị tài sản là căn cứ để chia tài sản tranh chấp cũng như xác định các vấn đề khác. Trong vụ án ly hôn khi các bên không thể thỏa thuận được về giá trị tài sản chung thì có thể yêu cầu định giá. Vậy yêu cầu định giá tài sản được quy định như thế nào? Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí định giá và chi phí định giá như thế nào? Để giải đáp các thắc mắc này, Luật sư 247 xin giới thiệu bài viết “Bị đơn trong vụ án ly hôn có phải nộp tiền định giá tài sản hay không?”. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Căn cứ pháp lý

Quy định về bị đơn trong vụ án dân sự

Bị đơn là ai?

Theo Khoản 1, Khoản 3 Điều 68 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:

“1. Đương sự trong vụ án dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

….

3. Bị đơn trong vụ án dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc bị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm.”

Theo đó bị đơn là một trong các đương sự trong vụ án dân sự. Bị đơn là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc bị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật Tố tụng Dân sự quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm.

Hiểu theo nghĩa đơn giản thì bị đơn chính là người bị kiện trong vụ án dân sự. Người nộp đơn khởi kiện chính là nguyên đơn.

Trong vụ án trên vợ bạn đưa đơn kiện yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn với bạn. Nên bạn là bị đơn trong vụ án ly hôn.

Quyền và nghĩa vụ của bị đơn

Theo Điều 72 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về quyền và nghĩa vụ của bị đơn trong tố tụng dân sự là :

1. Các quyền, nghĩa vụ của đương sự quy định tại Điều 70 của Bộ luật này.

2. Được Tòa án thông báo về việc bị khởi kiện.

3. Chấp nhận hoặc bác bỏ một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.

4. Đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, nếu có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn hoặc đề nghị đối trừ với nghĩa vụ của nguyên đơn.

5. Đưa ra yêu cầu độc lập đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và yêu cầu độc lập này có liên quan đến việc giải quyết vụ án.

6. Trường hợp yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập không được Tòa án chấp nhận để giải quyết trong cùng vụ án thì bị đơn có quyền khởi kiện vụ án khác.

Trong đó các quyền cơ bản của đương sự theo Điều 70 như:

  • Tôn trọng Tòa án, chấp hành nghiêm chỉnh nội quy phiên tòa.
  • Nộp tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí và chi phí tố tụng khác theo quy định của pháp luật.
  • Cung cấp đầy đủ, chính xác địa chỉ nơi cư trú, trụ sở của mình; trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc nếu có thay đổi địa chỉ nơi cư trú, trụ sở thì phải thông báo kịp thời cho đương sự khác và Tòa án.
  • Giữ nguyên, thay đổi, bổ sung hoặc rút yêu cầu theo quy định của Bộ luật này.
  • Cung cấp tài liệu, chứng cứ; chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
  • Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ đó cho mình.
  • Đề nghị Tòa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ của vụ việc mà tự mình không thể thực hiện được; đề nghị Tòa án yêu cầu đương sự khác xuất trình tài liệu, chứng cứ mà họ đang giữ; đề nghị Tòa án ra quyết định yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ đó; đề nghị Tòa án triệu tập người làm chứng, trưng cầu giám định, quyết định việc định giá tài sản……

Bị đơn trong vụ án ly hôn có phải nộp tiền định giá tài sản hay không?

Bị đơn trong vụ án ly hôn có phải nộp tiền định giá tài sản hay không?
Bị đơn trong vụ án ly hôn có phải nộp tiền định giá tài sản hay không?

“Theo Điều 104 Bộ luật tố tụng dân sự:

1. Đương sự có quyền cung cấp giá tài sản đang tranh chấp; thỏa thuận về giá tài sản đang tranh chấp.

2. Các đương sự có quyền thỏa thuận lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản để thực hiện việc thẩm định giá tài sản và cung cấp kết quả thẩm định giá cho Tòa án.

Việc thẩm định giá tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về thẩm định giá tài sản.

Theo đó khi các đương sự trách chấp về giá trị của tài sản và không thể thỏa thuận về giá tài sản đang tranh chấp thì có quyền yêu cầu định giá tài sản. Việc định giá và nộp chi phí định giá theo quy định pháp luật.

Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản

Tại Điều 164 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản, như sau:

Trường hợp các bên đương sự không có thỏa thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác thì nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản được xác định như sau:

“1. Người yêu cầu định giá tài sản phải nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản.

2. Trường hợp các bên đương sự không thống nhất được về giá và cùng yêu cầu Tòa án định giá tài sản thì mỗi bên đương sự phải nộp một nửa tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản. Trường hợp có nhiều đương sự, thì các bên đương sự cùng phải nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản theo mức mà Tòa án quyết định.

3. Đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 104 của Bộ luật này thì nguyên đơn, người kháng cáo phải nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản.”

Theo đó, với quy định này thì do bạn là người yêu cầu tòa án thẩm định nên bạn phải nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản này. Tòa án thông báo như trên là hoàn toàn đúng.

Nghĩa vụ chịu chi phí định giá tài sản, thẩm định giá

Sau khi vụ án được giải quyết thì Tòa án sẽ xác định người phải chịu chi phí định giá tài sản. Tùy thuộc vào việc xác định này mà người tạm ứng chi phí sẽ được hoàn lại chi phí đã nộp hoặc không.

Cụ thể theo Điều 165 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 về nghĩa vụ chịu chi phí định giá tài sản, thẩm định giá:

Trường hợp các bên đương sự không có thỏa thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác thì nghĩa vụ chịu chi phí định giá tài sản, thẩm định giá được xác định như sau:

1.Đương sự phải chịu chi phí định giá tài sản nếu yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận.

2. Trường hợp yêu cầu Tòa án chia tài sản chung thì mỗi người được chia tài sản phải chịu phần chi phí định giá tài sản tương ứng với tỷ lệ giá trị phần tài sản mà họ được chia.

3. Trường hợp Tòa án ra quyết định định giá tài sản quy định tại điểm c khoản 3 Điều 104 của Bộ luật này thì nghĩa vụ chịu chi phí định giá tài sản được xác định như sau:

a) Đương sự phải chịu chi phí định giá tài sản quy định tại khoản 1 Điều này nếu kết quả định giá chứng minh quyết định định giá tài sản của Tòa án là có căn cứ;

b) Tòa án trả chi phí định giá tài sản nếu kết quả định giá tài sản chứng minh quyết định định giá tài sản của Tòa án là không có căn cứ.

4. Trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án quy định tại điểm c khoản 1 Điều 217, điểm b khoản 1 Điều 299 của Bộ luật này và Hội đồng định giá đã tiến hành định giá thì nguyên đơn phải chịu chi phí định giá tài sản.

Trường hợp đình chỉ giải quyết việc xét xử phúc thẩm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 289, khoản 3 Điều 296 của Bộ luật này và Hội đồng định giá đã tiến hành định giá thì người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải chịu chi phí định giá tài sản.

5. Các trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án khác theo quy định của Bộ luật này và Hội đồng định giá đã tiến hành định giá thì người yêu cầu định giá tài sản phải chịu chi phí định giá tài sản.

6. Nghĩa vụ chịu chi phí thẩm định giá tài sản của đương sự được thực hiện như nghĩa vụ chịu chi phí định giá tài sản quy định tại các khoản 1, 2, 4 và 5 Điều này.

Như vậy, với quy định nêu trên thì trường hợp của hai vợ chồng bạn ly hôn và yêu cầu Tòa án chia tài sản chung thì mỗi người được chia tài sản phải chịu phần chi phí định giá tài sản tương ứng với tỷ lệ giá trị phần tài sản mà họ được chia.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Bị đơn trong vụ án ly hôn có phải nộp tiền định giá tài sản hay không?”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách muốn sử dụng dịch vụ đăng ký mã số thuế cá nhân; ủy quyền quyết toàn thuế thu nhập cá nhân uy tín, giá rẻ. Mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Tòa án ra quyết định định giá tài sản khi nào?

Theo Khoản 3 Điều 104 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định:
3. Tòa án ra quyết định định giá tài sản và thành lập Hội đồng định giá khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Theo yêu cầu của một hoặc các bên đương sự;
b) Các đương sự không thỏa thuận lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản hoặc đưa ra giá tài sản khác nhau hoặc không thỏa thuận được giá tài sản;
c) Các bên thỏa thuận với nhau hoặc với tổ chức thẩm định giá tài sản theo mức giá thấp so với giá thị trường nơi có tài sản định giá tại thời điểm định giá nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc người thứ ba hoặc có căn cứ cho thấy tổ chức thẩm định giá tài sản đã vi phạm pháp luật khi thẩm định giá.
Do đó khi thuộc một trong các trường hợp trên tòa án sẽ ra quyết định định giá tài sản.

Các bên đương sự có thể tự thỏa thuận về giá trị tài sản tranh chấp không?

Theo Khoản 1, 2 Điều 104 Bộ luật tố tụng dân sự:
“1. Đương sự có quyền cung cấp giá tài sản đang tranh chấp; thỏa thuận về giá tài sản đang tranh chấp.
2. Các đương sự có quyền thỏa thuận lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản để thực hiện việc thẩm định giá tài sản và cung cấp kết quả thẩm định giá cho Tòa án.…”
Một trong các nguyên tắc của Bộ luật tố tụng dân sự là tôn trong sự thỏa thuận các bên. Theo đó các bên hoàn toàn có quyền thỏa thuận về giá trị tài sản tranh chấp để giải quyết vụ án. Trừ trường hợp các bên thỏa thuận với nhau theo mức giá thấp so với giá thị trường nơi có tài sản định giá tại thời điểm định giá nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc người thứ ba.

Sau khi giải quyết xong vụ án thì tiền tạm ứng chi phí định giá xử lý thế nào?

Căn cứ Điều 166 Bộ luật tố tụng dân sự về xử lý tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản như sau:
1. Trường hợp người đã nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản không phải chịu chi phí định giá thì người phải chịu chi phí định giá theo quyết định của Tòa án phải hoàn trả cho người đã nộp tiền tạm ứng chi phí định giá.
2. Trường hợp người đã nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản phải chịu chi phí định giá, nếu số tiền tạm ứng đã nộp chưa đủ cho chi phí định giá thực tế thì họ phải nộp thêm phần tiền còn thiếu; nếu số tiền tạm ứng đã nộp nhiều hơn chi phí định giá thực tế thì họ được trả lại phần tiền còn thừa.”

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Comments are closed.