Hướng dẫn thủ tục xin chỉ giới đường đỏ tại Hà Nội năm 2021

30/08/2021
Hướng dẫn thủ tục xin chỉ giới đường đỏ tại Hà Nội năm 2021
1202
Views

Xin cấp chỉ giới đường đỏ là một nhu cầu rất cấp thiết hiện nay, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp thực hiện một số giao dịch như: Thế chấp vay vốn ngân hàng; Xin cấp phép để tiến hành xây dựng; Đính chính thông tin quy hoạch treo (nay đã được điều chỉnh) trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Mục đích định giá đầu tư mua bán, giao dịch bất động sản,…. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm được thủ tục xin chỉ giới đường đỏ như thế nào? Hồ sơ cần chuẩn bị những gì? Vì vậy, thông qua bài viết này Luật sư 247 sẽ giải đáp những thắc mắc của bạn đọc liên quan đến vấn đề này!

Căn cứ pháp lý

Luật Xây dựng năm 2014 (sửa đổi năm 2020);

Thông tư 01/2021/TT-BXD

Quyết định số 72/2014/QĐ-UBND Hà Nội

Nội dung tư vấn

Chỉ giới đường đỏ là gì? Chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng khác gì nhau?

Chỉ giới đường đỏ là đường ranh giới được xác định trên bản đồ quy hoạch và thực địa để phân định ranh giới giữa phần đất được xây dựng công trình và phần đất được dành cho đường giao thông hoặc công trình hạ tầng kỹ thuật, không gian công cộng khác.

Chỉ giới xây dựng là đường ranh giới được xác định trên bản đồ quy hoạch và thực địa để phân định ranh giới giữa phần đất cho phép xây dựng công trình (phần nổi và phần ngầm) và phần đất lưu không.

Giữa chỉ giới đường đỏ và Chỉ giới xây dựng có tồn tại một khoảng gọi là khoảng lùi của công trình. Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng thì công trình (nhà ở) có thể không bị lùi hoặc bị lùi so với chỉ giới đường đỏ tùy thuộc vào bề rộng của đường và chiều cao của công trình.

Cơ quan nào có thẩm quyền cấp chỉ giới đường đỏ tại Hà Nội ?

Căn cứ Quyết định số 72/2014/QĐ-UBND về việc ban hành quy định về lập, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ, đồ án và quản lý theo đồ án quy hoạch đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội thì hiện có 3 tổ chức, cơ quan cung cấp chỉ giới đường đỏ:

  • Sở quy hoạch kiến trúc thành phố Hà Nội: Sở quy hoạch kiến trúc tp Hà Nội cung cấp thông tin quy hoạch, chỉ giới đường đỏ đối với những khu đất nằm trong quy hoạch tỷ lệ 1/500 (quy hoạch chi tiết) đã được Chính phủ, thành phố và các quận huyện đã phê duyệt.
  • Viện quy hoạch xây dựng Hà Nội: Viện quy hoạch xây dựng cung cấp thông tin quy hoạch, chỉ giới đường đỏ, số liệu hạ tầng kỹ thuật đối với những khu đất không nằm trong quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 đã được phê duyệt.
  • Phòng đô thị các quận, huyện (vì điều kiện khách quan 1 số địa phương chưa thực hiện): Phòng đô thị về cơ bản cung cấp chỉ giới đường đỏ, thông tin quy hoạch đối với những khu đất của cá nhân nằm trên địa bàn quận huyện quản lý. Nhưng do những lý do khách quan như: việc thiếu đồng bộ về cơ sở dữ liệu, tình hình nhân sự còn thiếu… nên một số địa phương chưa thực hiện.

Hồ sơ xin cấp chỉ giới đường đỏ tại Hà Nội

Hồ sơ xin cấp chỉ giới đường đỏ bao gồm:

  • Đơn (theo mẫu của Viện quy hoạch xây dựng Hà Nội).
  • Hai bản đồ đo đạc khu đất tỷ lệ 1/200- 1/500 do cơ quan có tư cách pháp nhân lập; thời gian chưa quá 2 năm, địa hình còn phù hợp với thực tế.
  • Đối với khu đất mới phải có bản sao công văn giới thiệu địa điểm hợp pháp; và kèm theo sơ đồ giới thiệu địa điểm. Đối với đất đang sử dụng thì phải có giấy tờ hợp pháp; hợp lệ chứng minh quyền sử dụng đất của Chủ đầu tư.
  • Các tài liệu giải trình rõ căn cứ, cơ sở để xác định chỉ giới đường đỏ.
  • Giấy giới thiệu.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thủ tục xin chỉ giới đường đỏ tại Hà Nội

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Để thực hiện thủ tục xin chỉ giới đường đỏ nhanh chóng, không mất nhiều thời gian; cần chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ cần thiết theo quy định.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Sau khi chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, hồ sơ theo quy định; nộp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ; và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội; hoặc Sở Quy hoạch kiến trúc thành phố Hà Nội. Bộ phận này sẽ kiểm tra nội dung, thành phần hồ sơ theo quy định.

Nếu hồ sơ đủ điều kiện thì nhận hồ sơ, viết Phiếu nhận và hẹn trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính.

Nếu hồ sơ chưa đủ điều kiện theo quy định thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để cá nhân; tổ chức bổ sung hoàn chỉnh.

Bước 3: Nhận kết quả

Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ đến bộ phận tiếp nhận hồ sơ; và nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo thời gian đã ghi trên giấy hẹn để nhận kết quả.

Trường hợp khu đất mới; thì cần có bản sao công văn giới thiệu địa điểm hợp pháp kèm với sơ đồ giới thiệu địa điểm.

Trường hợp là đất đang sử dụng cần có giấy tờ hợp pháp; hợp lệ chứng minh quyền sử dụng đất của Chủ đầu tư.

Trên đây là những hướng dẫn cơ bản về thủ tục xin chỉ giới đường đỏ tại Hà Nội năm 2021. Hi vọng, bài viết sẽ có ích với bạn đọc.

Thông tin liên hệ Luật sư 247

Luật sư 247 là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ; và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư 247. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư 247 hãy liên hệ: 0833 102 102

Mời bạn xem thêm bài viết:

Hướng dẫn chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại Hà Nội năm 2021

Hướng dẫn thủ tục tách thửa tại Hà Nội năm 2021

Hướng dẫn thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất sang đất thổ cư năm 2021

Câu hỏi liên quan

Xin chỉ giới đường đỏ mất bao nhiêu lâu?

Thời hạn giải quyết thủ tục xin chỉ giới đỏ sẽ diễn ra trong vòng 15 ngày. Cụ thể, tính từ ngày bộ phận tiếp nhận hồ sơ đến ngày trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính trong trường hợp nhận được hồ sơ hợp lệ.

Lộ giới là gì?

Lộ giới là phần đất của công, mang tính cộng đồng và người dân được phép sử dụng chung như đi lại; chứ không được phép xây nhà lên phần đất này. Nếu xây nhà lên lộ giới Nhà nước sẽ thu hồi và buộc tháo dỡ công trình.

Chiều cao công tình xây dựng được tính như thế nào?

Chiều cao công trình tính từ cao độ mặt đất đặt công trình theo quy hoạch được duyệt tới điểm cao nhất của công trình (kể cả mái tum hoặc mái dốc). Đối với công trình có các cao độ mặt đất khác nhau thì chiều cao công trình tính từ cao độ mặt đất thấp nhất theo quy hoạch được duyệt.

Trường hợp nào có thể xây vượt chỉ giới xây dựng?

Các bộ phận của công trình xây dựng sau đây được phép vượt quá chỉ giới xây dựng như:
Bậc thềm, vệt dắt xe, ô-văng, mái đua, bậu cửa, gờ chỉ, cách cửa, mái đón và móng nhà.
Riêng phần ban công được nhô quá chỉ giới xây dựng không quá 1,4m và không được che chắn tạo thành buồng hay lô-gia.

3/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Đất đai

Để lại một bình luận