Tôi ngồi quán cà phê, khi về quên chiếc đồng hồ trị giá 80 triệu đồng ở ghế. Tôi nhờ quán xem camera thấy một người đến sau thấy đồ của tôi nên cầm đút túi quần. Tôi tìm được cách liên hệ được với vị khách này do có nhân viên ở quán quen anh ta. Tôi thuyết phục xin lại đồ và có ý gửi chút “tiền uống nước” để xin lại đồ. Nhưng anh ta không thừa nhận, sau khi tôi cho xem video quay lại thì anh ta mới chịu nhận. Tuy nhiên lại bảo rằng đã làm rơi ở đâu không biết nên không thể trả. Vậy xin hỏi trong trường hợp này tôi phải làm thế nào? Anh ta có bị đi tù khi nhặt được tài sản đắt tiền nhưng không trả lại? Mong luật sư giải đáp.
“Nhặt được của rơi tạm thời đút túi” là tính xấu của một số người. Họ cho rằng vì đồ để quên này không biết là của ai nên có thể lấy. Tuy nhiên đây là chiếm giữ trái phép tài sản của người khác và là hành vi vi phạm pháp luật. Cá nhân có bị xử lý theo quy định. Vậy việc chiếm giữ trái phép tài sản của người khác bị xử lý ra sao? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi này? Người làm rơi đồ bị người khác chiếm giữ cần làm gì khi đòi nhưng họ không trả? Để giải đáp vấn đề này, Luật sư 247 xin giới thiệu bài viết “Có bị đi tù khi nhặt được tài sản đắt tiền nhưng không trả lại?“. Mời bạn đọc cùng tham khảo.
Căn cứ pháp lý
Hành vi chiếm giữ trái phép tài sản là gì?
Chiếm giữ trái phép tài sản là hành vi chuyển dịch tài sản của người khác đang có một cách hợp pháp, thành tài sản của mình một cách trái phép.
Người chiếm giữ trái phép không trả lại tài sản mình được giao nhầm; hoặc không nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản mình tìm được; bắt được… mà tiếp tục chiếm hữu, sử dụng hoặc định đoạt tài sản đó. Họ cố tình không trả lại tài sản cho chủ sở hữu; người quản lý hợp pháp hoặc cho cơ quan có trách nhiệm về tài sản dù đã được yêu cầu trả lại.
Xét về tính chất, hành vi chiếm giữ trái phép tài sản cũng giống như hành vi chiếm đoạt. Giữa hai hành vi này chỉ có sự khác nhau ở đặc điểm của tài sản. Với chiếm giữ trái phép, tài sản đang trong tình trạng không có người quản lí như tài sản bị giao nhầm, bị bỏ quên; bị đánh rơi… còn đối tượng của hành vi chiếm đoạt là tài sản đang có người quản lí…
Do đó khi xem xét để xác định dấu hiệu vi phạm của hành vi cần cân nhắc tới đối tượng và ý thức của người chiếm giữ.
Chiếm giữ trái phép tài sản bị xử lý như thế nào?
Chiếm giữ trái phép là hành vi vi phạm pháp luật. Tùy vào mức độ và hậu quả của hành vi mà người vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo đó:
Xử phạt hành chính chiếm giữ trái phép tài sản như thế nào?
Hành vi chiếm giữ trái phép tài sản của người khác chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị xử lý hành chính theo Điểm đ Khoản 2, Khoản 4 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP. Cụ thể:
“… 2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
đ) Sử dụng, mua, bán, thế chấp, cầm cố trái phép hoặc chiếm giữ tài sản của người khác;
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm c, d và đ khoản 2 Điều này;
b) Buộc trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép; đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm đ và e khoản 2 Điều này…”
Căn cứ quy định trên, người chiếm giữ tài sản của người khác bị phạt tiền từ 03 – 05 triệu đồng. Đồng thời, người chiếm giữ trái phép tài sản bị buộc phải trả lại tài sản theo quy định.
Xử lý hình sự
Nếu đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm, người có hành vi chiếm giữ trái phép tài sản sẽ bị xử lý hình sự về Tội chiếm giữ trái phép tài sản theo quy định tại tại Điều 176 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.
“Điều 176. Tội chiếm giữ trái phép tài sản
1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp; hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử; văn hóa bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp, hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội chiếm giữ tài sản trị giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.”.
Theo quy định trên, người chiếm giữ tài sản trái phép sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi thuộc các trường hợp sau:
- Tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
- Tài sản dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa
Các tài sản đó có thể bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp, hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó nhưng người chiếm giữ không trả lại, giao nộp.
Với hành vi vi phạm trên, họ có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm; 01 năm đến 05 năm tùy trường hợp.
Bị người khác chiếm giữ tài sản trái phép cần làm gì?
Trong trường hợp của bạn, tài sản bị chiếm giữ trái phép trị giá 40 triệu đồng. Do đó nếu người này có đủ năng lực trách nhiệm hình sự, thì có thể bị truy cứu về Tội chiếm giữ trái phép tài sản với hình phạt là bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Trong trường hợp trao đổi với người chiếm giữ trái phép tài sản vẫn không được anh có thể làm đơn tố cáo anh ta về hành vi trên.
Anh cần làm đơn tố cáo gửi cơ quan điều tra cấp huyện nơi anh để quên tài sản. Trong đơn cần trình bày rõ nội dung sự việc, ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại… của người nhặt được tài sản.
Kèm theo đơn, anh cần cung cấp: bản sao giấy tờ tùy thân của anh, phương tiện ghi lại video sự việc xảy ra; các hóa đơn, chứng từ mua bán, phiếu bảo hành sản phẩm đối với tài sản bỏ quên; lời trình bày của nhân chứng, người phục vụ, chủ cửa hàng (nếu có)… để cơ quan điều tra có căn cứ thụ lý, giải quyết.
Sau khi nhận đơn, cơ quan điều tra sẽ tiến hành các bước để xác minh tố giác. Trường hợp xét thấy hành vi này có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan điều tra sẽ tiến hành khởi tố vụ án hình sự và khởi tố bị can đối với người phạm tội theo quy định của pháp luật.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về “Có bị đi tù khi nhặt được tài sản đắt tiền nhưng không trả lại?”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu tìm hiểu về thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam; hoặc muốn sử dụng dịch vụ xác nhận tình trạng hôn nhân của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm
- Mua bảo hiểm xe máy online có bị phạt không?
- Lỗi lấn làn, đè vạch ô tô bị phạt bao nhiêu tiền?
- Xe đạp điện vượt đèn đỏ và không đội mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu tiền?
Câu hỏi thường gặp
Tại điều 230 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về việc xác lập quyền sở hữu; đối với tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên như sau:
Người phát hiện tài sản do người khác đánh rơi; bỏ quên mà biết được địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên; thì phải thông báo hoặc trả lại tài sản cho người đó; nếu không biết địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo; hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất; để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại.
Căn cứ điều 145 bộ luật tố tụng hình sự 2015, bạn có thể nộp đơn tố giác tội phạm tại các cơ quan sau đây:
+ Cơ quan điều tra;
+ Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
+ Viện kiểm sát các cấp;
+ Các cơ quan, tổ chức quy định tại điểm b khoản 2 Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 gồm: Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an; Tòa án các cấp; Cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức khác.
Khi nhặt được của rơi bạn phải mang đến cơ quan có thẩm quyền trình báo. Sau 01 năm, kể từ ngày thông báo công khai về tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận thì trường hợp tài sản bị đánh rơi, bỏ quên có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì người nhặt được được xác lập quyền sở hữu đối với tài sản đó
Trường hợp tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên là tài sản thuộc di tích lịch sử – văn hoá thì tài sản đó thuộc về Nhà nước; người nhặt được tài sản được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật.