Phải có bao nhiêu năm kinh nghiệm để được làm trọng tài viên?

27/07/2022
Phải có bao nhiêu năm kinh nghiệm để được làm trọng tài viên?
477
Views

Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết về việc phải có bao nhiêu năm kinh nghiệm để được làm trọng tài viên? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư đã giải đáp giúp cho tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để có thể giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng ngày nay có rất nhiều Doanh nghiệp lựa chọn hình thức giải quyết bằng trọng tài thương mại; kể từ đó nghề trọng tài viên đã ra đời. Vậy câu hỏi đặt ra là phải có bao nhiêu năm kinh nghiệm để được làm trọng tài viên?

Để giải đáp cho câu hỏi về việc phải có bao nhiêu năm kinh nghiệm để được làm trọng tài viên? Luatsu247 mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Cơ sở pháp lý

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại tại Việt Nam

Theo quy định tại Điều 4 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định về nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại như sau:

– Trọng tài viên phải tôn trọng thoả thuận của các bên nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội.

– Trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo quy định của pháp luật.

– Các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Hội đồng trọng tài có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.

– Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

– Phán quyết trọng tài là chung thẩm.

Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại tại Việt Nam

Theo quy định tại Điều 5 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định về điều kiện giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại như sau:

– Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.

– Trường hợp một bên tham gia thoả thuận trọng tài là cá nhân chết hoặc mất năng lực hành vi, thoả thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với người thừa kế hoặc người đại diện theo pháp luật của người đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

– Trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

Phải có bao nhiêu năm kinh nghiệm để được làm trọng tài viên?
Phải có bao nhiêu năm kinh nghiệm để được làm trọng tài viên?

Hình thức thoả thuận trọng tài thương mại

Theo quy định tại Điều 16 Luật Trọng tài thương mại 2010 Hình thức thoả thuận trọng tài thương mại tại Việt Nam như sau:

– Thỏa thuận trọng tài có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng.

– Thoả thuận trọng tài phải được xác lập dưới dạng văn bản. Các hình thức thỏa thuận sau đây cũng được coi là xác lập dưới dạng văn bản:

  • Thoả thuận được xác lập qua trao đổi giữa các bên bằng telegram, fax, telex, thư điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;
  • Thỏa thuận được xác lập thông qua trao đổi thông tin bằng văn bản giữa các bên;
  • Thỏa thuận được luật sư, công chứng viên hoặc tổ chức có thẩm quyền ghi chép lại bằng văn bản theo yêu cầu của các bên;
  • Trong giao dịch các bên có dẫn chiếu đến một văn bản có thể hiện thỏa thuận trọng tài như hợp đồng, chứng từ, điều lệ công ty và những tài liệu tương tự khác;
  • Qua trao đổi về đơn kiện và bản tự bảo vệ mà trong đó thể hiện sự tồn tại của thoả thuận do một bên đưa ra và bên kia không phủ nhận.

Theo quy định tại Điều 7 Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP hướng dẫn về thỏa thuận trọng tài thương mại như sau:

– Trường hợp có nhiều thỏa thuận trọng tài được xác lập đối với cùng một nội dung tranh chấp thì thỏa thuận trọng tài được xác lập hợp pháp sau cùng theo thời gian có giá trị áp dụng.

– Trường hợp thỏa thuận trọng tài có nội dung không rõ ràng, có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau thì áp dụng quy định của Bộ luật dân sự để giải thích.

– Khi có sự chuyển giao quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch, hợp đồng mà trong giao dịch, hợp đồng đó các bên có xác lập thỏa thuận trọng tài hợp pháp thì thỏa thuận trọng tài trong giao dịch, hợp đồng vẫn có hiệu lực đối với bên được chuyển giao và bên nhận chuyển giao, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

– Việc gộp nhiều quan hệ pháp luật tranh chấp để giải quyết trong cùng một vụ kiện được thực hiện khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Các bên thỏa thuận đồng ý gộp nhiều quan hệ pháp luật tranh chấp vào giải quyết trong cùng một vụ kiện;
  • Quy tắc tố tụng trọng tài cho phép gộp nhiều quan hệ pháp luật tranh chấp vào giải quyết trong cùng một vụ kiện.

Phải có bao nhiêu năm kinh nghiệm để được làm trọng tài viên?

Phải có bao nhiêu năm kinh nghiệm để được làm trọng tài viên? Theo quy định tại Điều 20 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định về tiêu chuẩn Trọng tài viên như sau:

– Những người có đủ các tiêu chuẩn sau đây có thể làm Trọng tài viên:

  • Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật dân sự;
  • Có trình độ đại học và đã qua thực tế công tác theo ngành đã học từ 5 năm trở lên;
  • Trong trường hợp đặc biệt, chuyên gia có trình độ chuyên môn cao và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, tuy không đáp ứng được yêu cầu nêu tại điểm b khoản 1 Điều 20 Luật Trọng tài thương mại 2010, cũng có thể được chọn làm Trọng tài viên.

– Những người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật Trọng tài thương mại 2010 nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây không được làm Trọng tài viên:

  • Người đang là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, Chấp hành viên, công chức thuộc Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan điều tra, Cơ quan thi hành án;
  • Người đang là bị can, bị cáo, người đang chấp hành án hình sự hoặc đã chấp hành xong bản án nhưng chưa được xóa án tích.

– Trung tâm trọng tài có thể quy định thêm các tiêu chuẩn cao hơn tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật Trọng tài thương mại 2010 đối với Trọng tài viên của tổ chức mình.

Như vậy thông qua quy định trên ta biết được câu trả lời cho câu hỏi phải có bao nhiêu năm kinh nghiệm để được làm trọng tài viên. Câu trả lời cho câu hỏi phải có bao nhiêu năm kinh nghiệm để được làm trọng tài viên như sau: Để trở thành trọng tài viên bạn cần phải có trình độ đại học và đã qua thực tế công tác theo ngành đã học từ 5 năm trở lên; nếu bạn không đáp ứng tiêu chí trên nhưng bạn là chuyên gia có trình độ chuyên môn cao và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn thì cũng có thể được chọn làm Trọng tài viên.

Quy định về xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động của trọng tài viên thương mại tại Việt Nam

Theo quy định tại Điều 27 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về hoạt động của trọng tài viên như sau:

– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

  • Giải quyết tranh chấp trong trường hợp trọng tài viên là người thân thích hoặc là người đại diện của một bên trong vụ tranh chấp;
  • Giải quyết tranh chấp trong trường hợp trọng tài viên có lợi ích liên quan trong vụ tranh chấp;
  • Giải quyết tranh chấp trong trường hợp trọng tài viên đã là hòa giải viên, người đại diện, luật sư của một trong các bên trước khi đưa vụ tranh chấp đó ra giải quyết tại trọng tài, trừ trường hợp được các bên chấp thuận bằng văn bản;
  • Giải quyết tranh chấp khi có căn cứ rõ ràng cho thấy trọng tài viên không vô tư, khách quan.

– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

  • Tiết lộ bí mật nội dung vụ tranh chấp mà mình giải quyết, trừ trường hợp phải cung cấp thông tin cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
  • Hoạt động trọng tài thương mại mà không đủ tiêu chuẩn, điều kiện làm trọng tài viên.

– Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 27 Nghị định 82/2020/NĐ-CP.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về Phải có bao nhiêu năm kinh nghiệm để được làm trọng tài viên?. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; Thủ tục tặng cho nhà đất; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Có được mang phiên dịch khi người tham gia tố tụng Trọng tài không biết tiếng Việt?

Theo Điều 10 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định về ngôn ngữ như sau:
– Đối với tranh chấp không có yếu tố nước ngoài, ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tài là tiếng Việt, trừ trường hợp tranh chấp mà ít nhất một bên là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trường hợp bên tranh chấp không sử dụng được tiếng Việt thì được chọn người phiên dịch ra tiếng Việt.
– Đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài, tranh chấp mà ít nhất một bên là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tài do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên không có thỏa thuận thì ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tài do Hội đồng trọng tài quyết định.
Theo quy định hiện hành thì trong trường hợp đăng ký thực hiện việc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thì đương sự có yếu tố nước ngoài khi không biết tiếng Việt có thể chọn người phiên dịch ra tiếng Việt.

Có thể thỏa thuận địa điểm giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài không?

Căn cứ Điều 11 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định về địa điểm giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài như sau:
– Các bên có quyền thoả thuận địa điểm giải quyết tranh chấp; trường hợp không có thoả thuận thì Hội đồng trọng tài quyết định. Địa điểm giải quyết tranh chấp có thể ở trong lãnh thổ Việt Nam hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam.
– Trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác, Hội đồng trọng tài có thể tiến hành phiên họp tại địa điểm được xem là thích hợp cho việc trao đổi ý kiến giữa các thành viên của Hội đồng trọng tài, việc lấy lời khai của người làm chứng, tham vấn ý kiến các chuyên gia hoặc tiến hành việc giám định hàng hoá, tài sản hoặc tài liệu khác.

Tranh chấp chứng khoán có thể khởi kiện ra trọng tài được không?

Theo quy định hiện hành Điều 133 Luật Chứng khoán 2019 thì việc tranh chấp đối với hoạt động tranh chấp, bồi thường chứng khoán có thể được giải quyết bằng những hình thức thương lượng, hòa giải hoặc yêu cầu Trọng tài, Tòa án Việt Nam giải quyết. Do đó, tranh chấp về chứng khoán có thể giải quyết bằng Trong tài thương mại.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.