Đơn xin không tham gia công đoàn mới năm 2022

27/07/2022
Đơn xin không tham gia công đoàn năm 2022
1373
Views

Xin chào Luật sư. Doanh nghiệp tôi có thành lập 1 công đoàn. Nhưng đối với tôi tham gia công đoàn là không cần thiết lắm nên muốn xin không tham gia. Vậy tôi có thể không tham gia không? Và nếu không tham gia thì Đơn xin không tham gia công đoàn năm 2022 viết như thế nào? Mong Luật sư gải đáp. Tôi xin cảm ơn.

Cảm ơn quý khách hàng đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Chúng tôi xin hân hạnh giải đáp thắc mắc của quý khách hàng qua bài viết dưới đây:

Căn cứ pháp lý

Công đoàn là gì?

Công đoàn là tổ chức chính trị, xã hội của giai cấp công nhân và người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện đại diện cho người lao động cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, tham gia vào quản lý kinh tế – xã hội; tham gia thanh tra kiểm tra hoạt động của cơ quan nhà nước.

Công đoàn Việt Nam là thành viên của hệ thống chính trị và là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, là trung tâm tập hợp, đoàn kết, giáo dục, rèn luyện, xây dựng đội ngũ giai cấp công nhân, lao động. Vị trí của Công đoàn Việt Nam được Hiến pháp và Pháp luật của nước Cộng hoà x ãhội chủ nghĩa Việt Nam và toàn thể công nhân, viên chức, lao động thừa nhận.

Vai trò của tổ chức Công đoàn

Về vai trò của tổ chức Công đoàn trong quan hệ lao động được quy định tại Điều 188 Bộ Luật lao động năm 2012. Theo đó, Công đoàn có những vai trò cơ bản sau :

Thứ nhất, Công đoàn cơ sở thực hiện vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên công đoàn, người lao động.

Thứ hai, Công đoàn tham gia, thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể, thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động, quy chế dân chủ ở doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức

Thứ ba, Công đoàn tham gia, hỗ trợ giải quyết tranh chấp lao động. Khi xảy ra tranh chấp lao động về lợi ích, Công đoàn là tổ chức phối hợp, lãnh đạo người lao động tiến hành đình công.

Thứ tư, Công đoàn tham gia đối thoại, hợp tác với người sử dụng lao động xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức.  Trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tổ chức Công đoàn có vai trò điều hoà và ổn định quan hệ lao động xã hội, đây là vai trò không một tổ chức nào khác có thể thay thế. Bởi vì, Công đoàn là đại diện một bên của quan hệ lao động, thiếu Công đoàn không thể tạo thành quan hệ lao động hoàn chỉnh.

Đơn xin không tham gia công đoàn năm 2022
Đơn xin không tham gia công đoàn năm 2022

Có thể ra khỏi tổ chức Công đoàn được không?

Điều 175 Bộ luật lao động 2019 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động liên quan đến thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn như sau:

“1. Phân biệt đối xử đối với người lao động, thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở vì lý do thành lập, gia nhập hoặc hoạt động tổ chức đại diện người lao động, bao gồm:

a) Yêu cầu tham gia, không tham gia hoặc ra khỏi tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở để được tuyển dụng, giao kết hoặc gia hạn hợp đồng lao động;

b) Sa thải, kỷ luật, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, không tiếp tục giao kết hoặc gia hạn hợp đồng lao động, chuyển người lao động làm công việc khác;

c) Phân biệt đối xử về tiền lương, thời giờ làm việc, các quyền và nghĩa vụ khác trong quan hệ lao động;

d) Cản trở, gây khó khăn liên quan đến công việc nhằm làm suy yếu hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

2. Can thiệp, thao túng quá trình thành lập, bầu cử, xây dựng kế hoạch công tác và tổ chức thực hiện các hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, bao gồm cả việc hỗ trợ tài chính hoặc các biện pháp kinh tế khác nhằm làm vô hiệu hóa hoặc suy yếu việc thực hiện chức năng đại diện của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở hoặc phân biệt đối xử giữa các tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.“

Có thể thấy, việc tham gia Công đoàn là hoàn toàn tự nguyện, dựa trên ý chí của người lao động. Không hề có một quy định nào của pháp luật quy định rằng người lao động phải tham gia tổ chức Công đoàn.

Công đoàn cơ sở được tổ chức trong cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.

Cơ quan sẽ không có quyền ép bạn tham gia vào công đoàn hay ngăn cản việc người lao động rút khỏi công đoàn nếu chính bản thân người lao động không còn mong muốn và nhu cầu tiếp tục ở trong công đoàn.

Như vậy, với quy định này, người lao động có thể xin thôi tham gia tổ chức Công đoàn ở đơn vị. Người lao động chỉ cần thông báo với tổ chức Công đoàn tham gia, nêu rõ lý do muốn xin thôi tham gia tổ chức Công đoàn, để làm thủ tục xóa tên và thu lại thẻ đoàn viên theo quy định của pháp luật.

Nội dung mẫu đơn không tham gia công đoàn

Khi viết mẫu đơn xin không tham gia công đoàn cần có đầy đủ những nội dung thông tin như sau:

  • Phần quốc hiệu tiêu ngữ là bắt buộc phải có và không thể thiếu trong mọi loại đơn; địa điểm và ngày tháng năm viết đơn được trình bày ở dưới quốc hiệu tiêu ngữ, trình bày ở góc phải của đơn.
  • Tên của đơn được trình bày bằng chữ in hoa có dấu và căn giữa của đơn, cụ thể là ĐƠN XIN KHÔNG THAM GIA CÔNG ĐOÀN
  • Phần kính gửi: ở đây là kính gửi ban chấp hành công đoàn cơ sở nơi mà người viết đơn đang tham gia, có thể là tham gia công đoàn ở trường học, tham gia công đoàn ở công ty, doanh nghiệp,…
  • Căn cứ để viết đơn: căn cứ ở đây là căn cứ vào luật công đoàn, căn cứ….
  • Thông tin của người viết đơn xin rút khỏi ban chấp hành công đoàn gồm có họ và tên, ngày sinh, số chứng minh nhân dân hoặc là thẻ căn cước công dân ngày cấp và nơi cấp;
  • Thông tin về địa chỉ thường trú, chỗ ở hiện nay: cần ghi đầy đủ số nhà, ngõ, xã phường, quận, huyện, tỉnh, thành phố; số điện thoại để liên hệ.
  • Nơi làm việc công tác: ghi cụ thể tên công ty, đơn vị, doanh nghiệp và người viết đơn đang làm việc, công tác; ghi ngày tháng năm gia nhập công đoàn;
  • Lý do viết đơn xin rút khỏi ban chấp hành công đoàn: Phần này người viết đơn cần trình bày ngắn gọn về lý do xin viết đơn xin rút khỏi công đoàn, tránh việc trình bày lý do quá dài dòng, tràn lan không rõ về lý do xin rút khỏi ban chấp hành công đoàn.
  • Đây là nội dung quan trọng nhất trong đơn nên khi viết thì người lao động cần phải lưu ý để đơn có thể được ban chấp hành công đoàn giải quyết một cách nhanh chóng nhất.
  • Sau khi đã trình bày lý do thì người viết đơn sẽ cam đoan về những thông tin đã viết trong đơn sau đó ký vào đơn đó.

Đơn xin không tham gia công đoàn năm 2022

Tải xuống mẫu đơn xin không tham gia công đoàn dưới đây:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư 247 về vấn đề “Đơn xin không tham gia công đoàn năm 2022“. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân; tạm ngừng kinh doanh chi nhánh; mẫu đơn xin giải thể công ty, phí xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm…. của Luật Sư 247, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

Doanh nghiệp có bắt buộc phải thành lập tổ chức công đoàn không?

Căn cứ Điều 1 Luật công đoàn 2012, có thể thấy việc thành lập công đoàn là hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện của người lao động. Công đoàn cấp trên cơ sở có trách nhiệm vận động người lao động gia nhập công đoàn, thành lập công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp, không có quyền ép buộc người lao động phải thành lập công đoàn. Doanh nghiệp cũng không có nghĩa vụ phải thành lập công đoàn. 

Phí công đoàn là bao nhiêu?

Căn cứ Điều 4 Nghị định 191/2013/NĐ-CP quy định đối tượng đóng kinh phí công đoàn và Điều 5 Nghị định 191/2013/NĐ-CP quy định mức phí công đoàn.
Như vậy, theo quy định trên, doanh nghiệp không phân biệt đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở đều phải đóng kinh phí công đoàn là 2% trên quỹ tiền lương tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Thủ tục thành lập, gia nhập công đoàn như thế nào?

Việc thành lập công đoàn là sự tự nguyện nên người lao động trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức đều có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động miễn sao phải theo đúng quy định của Luật công đoàn và pháp luật có liên quan.
Tuy nhiên công đoàn cấp trên cơ sở vừa có quyền và vừa có trách nhiệm vận động người lao động tham gia công đoàn, thành lập công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức. Có quyền yêu cầu cơ quan chức năng tạo điều kiện cho việc thành lập công đoàn vì những vai trò quan trọng không thua kém những cơ quan, đoàn thể khác trong bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.