Điều 429 Bộ luật Dân sự 2015 có nội dung gì nổi bật?

22/07/2022
Điều 429 Bộ luật Dân sự 2015 có nội dung gì nổi bật
807
Views

Khi có tranh chấp về hợp đồng xảy ra, nếu như muốn khởi kiện một trong những điều chúng ta cần phải chú ý đến là thời hiệu khởi kiện hợp đồng còn hiệu lực hay không. Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, hãy tìm hiểu “Điều 429 Bộ luật Dân sự 2015 có nội dung gì nổi bật” qua bài viết dưới đây nhé!

Căn cứ pháp lý

Bộ luật dân sự 2015

Điều 429 Bộ luật Dân sự 2015 có nội dung gì nổi bật?

Điều 429. Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng

Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng là bao lâu?

Thời hiệu khởi kiện được hiểu là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm. Nếu thời hạn đó kết thúc thì quyền khởi kiện xem như hết hiệu lực. Tùy theo từng quan hệ pháp luật phát sinh tranh chấp mà pháp luật có quy định riêng về thời hiệu khởi kiện dài hay ngắn, hoặc không áp dụng quy định về thời hiệu khởi kiện như đối với yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân, quyền sở hữu,…
-Căn cứ vào quy định trên có thể thấy, thời hiệu khởi kiện về hợp đồng mà pháp luật cho phép các bên được yêu cầu là 03 năm, được tính kể từ ngày bên có quyền biết hoặc phải biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. 
-Trong quá trình thực hiện hợp đồng, tính kể từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực thì quyền và nghĩa vụ của các bên cũng phát sinh và ràng buộc họ theo hiệu lực của hợp đồng. Theo đó, bên có nghĩa vụ có trách nhiệm thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ của mình, và thực hiện quyền trong phạm vi đã thỏa thuận. Nếu một bên có hành vi vi phạm nội dung của hợp đồng, gây ảnh hưởng đến lợi ích của bên còn lại thì họ phải biết và ngăn chặn hành vi đó. Lúc này, tùy theo mức độ ảnh hưởng của hành vi vi phạm, và thỏa thuận của các bên mà bên có quyền có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng, và khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp. Quy định, thời hiệu bắt đầu từ thời điểm bên có quyền biết hoặc phải biết lợi ích của mình đang bị xâm phạm, vì bên vi phạm có thể thực hiện hành vi vi phạm từ lâu nhưng bên có quyền không hề hay biết, đến một thời điểm nào đó khi họ phát hiện ra, họ hoàn toàn có khả năng quyết định có tiếp tục thực hiện hợp đồng hay chấm dứt hợp đồng, tự thỏa thuận giải quyết hay yêu cầu Tòa án giải quyết. Bên cạnh đó, bên có quyền có thể lấy lý do không biết về hành vi vi phạm của bên có nghĩa vụ để kéo dài thời hiệu khởi kiện, vì vậy, tùy vào từng trường hợp, tùng hành vi cụ thể mà xác định bên có quyền đã biết hay chưa. Biết là ý chí chủ quan của chủ thể, họ có thể nói chưa biết nhưng thực chất họ đã biết rõ ràng sự việc, vì vậy, quy định buộc phải biết nhằm ràng buộc trách nhiệm của chủ thể, tránh trường hợp thực tế thời hiệu khởi kiện đã hết, nhưng bên có quyền lấy lý do họ không biết về hành vi của bên có nghĩa vụ để kéo dài thời hạn khởi kiện, làm trái với quy định của pháp luật, gây bất lợi cho bên còn lại. 
-Thời hiệu khởi kiện không phụ thuộc vào thời hạn kết thúc hợp đồng, theo đó, khi hợp đồng chấm dứt, các bên đã thỏa thuận về việc bồi thường thiệt hại nhưng bên có nghĩa vụ đã không thực hiện trách nhiệm của mình. Lúc này, lợi ích hợp pháp của bên có quyền đang bị vi phạm, thời hiệu khởi kiện được tính từ thời điểm bên có nghĩa vụ không thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại. 

Điều 429 Bộ luật Dân sự 2015 có nội dung gì nổi bật
Điều 429 Bộ luật Dân sự 2015 có nội dung gì nổi bật

Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng

Theo quy định tại Điều 156 Bộ luật Dân sự năm 2015, thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng là khoảng thời gian xảy ra một trong các sự kiện sau đây:

– Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu.

+ Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

+ Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình.

Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng
Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng

– Chưa có người đại diện trong trường hợp người có quyền khởi kiện là người chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

– Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chưa có người đại diện khác thay thế trong trường hợp sau đây:

+ Người đại diện chết nếu là cá nhân, chấm dứt tồn tại nếu là pháp nhân;

+ Người đại diện vì lý do chính đáng mà không thể tiếp tục đại diện được.

Thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng là khoảng thời gian diễn ra liên tục từ thời điểm bắt đầu đến thời điểm kết thúc. Tuy nhiên, nếu xảy ra các sự kiện nêu trên thì khoảng thời gian xảy ra các sự kiện đó không được tính vào thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung Luật sư 247 tư vấn về vấn đề “Điều 429 Bộ luật Dân sự 2015 có nội dung gì nổi bật?“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan như: Hợp thức hóa lãnh sự, Đăng ký bảo hộ logo, Đăng ký bảo hộ thương hiệu, Giấy phép bay flycam, Mã số thuế cá nhân, Giấy phép bay flycam, Tra cứu thông tin quy hoạch, Thành lập công ty… xin vui lòng liên hệ qua hotline: 0833102102 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng. Hoặc liên hệ qua:

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự không áp dụng trong những trường hợp nào?

Yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân không gắn với tài sản;
Yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác;
Tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai; 
Trường hợp khác do luật quy định.

Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự bắt đầu lại trong trường hợp nào?

Bên có nghĩa vụ đã thừa nhận một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện;
Bên có nghĩa vụ thừa nhận hoặc thực hiện xong một phần nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện;
Các bên đã tự hòa giải với nhau. Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự bắt đầu lại kể từ ngày tiếp theo sau ngày xảy ra sự kiện trên.

Trường hợp nào không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án?

Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi kiện không thể khởi kiện trong phạm vi thời hiệu;
Chưa có người đại diện trong trường hợp người có quyền khởi kiện là người chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chưa có người đại diện khác thay thế trong trường hợp sau đây: người đại diện chết nếu là cá nhân, chấm dứt tồn tại nếu là pháp nhân; người đại diện vì lý do chính đáng mà không thể tiếp tục đại diện được.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Comments are closed.