Việc tìm hiểu về quy định triệu tập người bị tố giác vừa là trang bị kiến thức cho mình, vừa đề phòng nếu tình trạng bản thân bị tố giác sai pháp luật sẽ có cách xử lý cho mình. Ngược lại, khi cơ quan công an triệu tập bản thân chúng ta bị tố giác thì mình phải làm gì,… Để giải đáp ngắn gọn và chi tiết, mời bạn tham khảo bài viết của Luật sư 247.
Triệu tập người bị tố giác
Giấy triệu tập là một biểu mẫu tố tụng được dùng trong Tố tụng hình sự. Thực tế nhiều nơi, cơ quan công an lại gửi giấy mời cho người dân yêu cầu có mặt tại cơ quan điều tra để làm việc. Không có một văn bản pháp luật nào có quy định về việc giấy mời là văn bản mang tính bắt buộc người dân phải thực hiện nghĩa vụ như giấy triệu tập.
Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Điều tra viên quy định tại điểm d, khoản 1 Điều 37 Bộ Luật tố tụng hình sự. Điều tra viên được phân công tiến hành hoạt động khởi tố, điều tra vụ án hình sự có những nhiệm vụ, quyền hạn:
“d) Triệu tập và hỏi cung bị can; triệu tập và lấy lời khai người tố giác, báo tin về tội phạm, người bị tố giác, kiến nghị khởi tố, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân; lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ; triệu tập và lấy lời khai của người làm chứng, bị hại, đương sự;”
Việc triệu tập người dân lên làm làm việc nhằm mục đích thu thập thông tin, chứng cứ phục vụ cho quá trình giải quyết vụ án. Tuy nhiên ngày càng có nhiều vụ mạo danh công an triệu tập người dân qua điện thoại với mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Vì vậy, chúng ta nên cảnh giác để tránh những sự việc đáng tiếc có thể xảy ra.
Đối tượng có thể gửi giấy triệu tập
Giấy triệu tập là loại giấy dành cho những người có liên quan đến những vụ việc đã và đang được giải quyết tại các cơ quan tố tụng như cơ quan cảnh sát điều tra, viện kiểm sát hoặc tòa án. Giấy triệu tập được quy định tại Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015, khi cơ quan tiến hành tố tụng đã khởi tố vụ án, việc phải có mặt theo giấy triệu tập là một nghĩa vụ bắt buộc đối với các đối tượng sau:
Bị can có nghĩa vụ quy định tại điểm a khoản 3 Điều 60 BLTTHS 2015:
“Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị áp giải, nếu bỏ trốn thì bị truy nã;”
Bị cáo có nghĩa vụ quy định tại điểm a khoản 3 Điều 61 BLTTHS 2015:
“Có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án. Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị áp giải; nếu bỏ trốn thì bị truy nã;”
Bị hại có nghĩa vụ quy định tại điểm a khoản 4 Điều 62 BLTTHS 2015:
“Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; trường hợp cố ý vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị dẫn giải;”
Nguyên đơn dân sự có nghĩa vụ quy định tại điểm a khoản 3 Điều 63 BLTTHS 2015:
“Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;”
Bị đơn dân sự có nghĩa vụ quy định tại điểm a khoản 3 Điều 64 BLTTHS 2015:
“Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;”
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án có nghĩa vụ quy định tại điểm a khoản 3 Điều 64 BLTTHS 2015:
“Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;”
Người làm chứng có nghĩa vụ quy định tại điểm a khoản 3 Điều 64 BLTTHS 2015:
“Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trường hợp cố ý vắng mặt mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì có thể bị dẫn giải;”
Người chứng kiến có nghĩa vụ quy định tại điểm a khoản 3 Điều 67 BLTTHS 2015:
“Có mặt theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng;”
Người giám định, Người định giá tài sản, Người phiên dịch, người dịch thuật có nghĩa vụ tại Điều 68,69,70 BLTTHS 2015:
“Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng;”
Thời điểm có thể triệu tập người bị tố giác
“Điều 37. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Điều tra viên
1. Điều tra viên được phân công tiến hành hoạt động khởi tố, điều tra vụ án hình sự có những nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Trực tiếp kiểm tra, xác minh và lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm;
b) Lập hồ sơ vụ án hình sự;
c) Yêu cầu hoặc đề nghị cử, thay đổi người bào chữa; yêu cầu cử, thay đổi người phiên dịch, người dịch thuật;
d) Triệu tập và hỏi cung bị can; triệu tập và lấy lời khai người tố giác, báo tin về tội phạm, người bị tố giác, kiến nghị khởi tố, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân; lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ; triệu tập và lấy lời khai của người làm chứng, bị hại, đương sự;
đ) Quyết định áp giải người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, bị tạm giữ, bị can; quyết định dẫn giải người làm chứng, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, bị hại; quyết định giao người dưới 18 tuổi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giám sát; quyết định thay đổi người giám sát người dưới 18 tuổi phạm tội;…”
Đối chiếu với quy định nêu trên thì Điều tra viên chỉ có quyền triệu tập khi bạn là bị can, người làm chứng,…. ; tức bạn thuộc một trong các đối tượng có liên quan đến vụ án và nếu như bạn không nhận được những quyết định triệu tập hợp lệ thì bạn cũng không có nghĩa vụ phải chấp hành bởi hiện tại bạn vẫn chưa nhận được quyết định triệu tập hợp lệ. Bên cạnh đó, nếu như không nhận được quyết định triệu tập hợp lệ thì bạn có quyền yêu cầu cơ quan điều tra trả lời về nội dung triệu tập và tại thời điểm này bạn không nhận được quyết định triệu tập nữa thì bạn cũng sẽ không có nghĩa vụ phải tới cơ quan công an để làm việc.
Nghĩa vụ khi nhận giấy triệu tập
Thực tế, rất nhiều trường hợp ngay khi có đơn tố cáo, tố giác, tin báo tội phạm là lập tức những đối tượng bị tình nghi, người làm chứng bị triệu tập. Điều này là không phù hợp với quy định pháp luật hiện hành. Trong trường hợp này, điều tra viên dùng giấy mời công dân đến làm việc.
Có thể hiểu giấy mời là loại giấy được sử dụng trong những trường hợp cơ quan điều tra, tòa án… mời những người có liên quan hoặc biết về vụ việc/vụ án đến làm việc nhằm thu thập thông tin, làm rõ những nội dung có liên quan đến vụ việc/vụ án.
Giấy mời không có giá trị bắt buộc công dân chấp hành, người được mời có quyền lựa chọn giữa đến và không đến. Không đến làm việc theo giấy mời không phải là hành vi vi phạm pháp luật.
Tuy nhiên, nếu có thời gian và hoàn cảnh cho phép, khi nhận được giấy mời của cơ quan chức năng người dân nên có mặt để biết rõ hơn tại sao và liên quan thế nào tới vụ việc để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra hoặc làm đơn nêu lý do vắng mặt gửi lên cơ quan phát hành giấy mời.
Như vậy, chỉ khi đã khởi tố vụ án, xác định rõ tư cách tham gia tố tụng thì mới được triệu tập đối với bị can, bị cáo, bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người làm chứng… sẽ mang tính bắt buộc thực hiện. Nhất là đối với bị can, bị cáo mà vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị áp giải; nếu bỏ trốn thì bị truy nã.
Mời bạn xem thêm
- Người bị tố giác là gì?
- Cô giáo chê bai khiến học sinh tự sát có bị tố giác về tội bức tử không?
- Tố giác tội phạm công nghệ cao như thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư 247 về vấn đề “Triệu tập người bị tố giác“. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân; tạm ngừng kinh doanh chi nhánh; mẫu đơn xin giải thể công ty, Giấy phép sàn thương mại điện tử…. của Luật Sư 247, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Hiện tại, trong các văn bản quy phạm pháp luật chưa có quy định chi tiết về giấy triệu tập là gì nhưng theo cách hiểu chung thì giấy triệu tập là loại giấy dành cho những người có liên quan đến đến những vụ việc đã và đang được giải quyết tại các cơ quan tố tụng như cơ quan công an, cảnh sát điều tra, tòa án. Những người có tên trong giấy triệu tập hoặc bị triệu tập là những người có liên quan hoặc bắt buộc phải tham gia tố tụng.
Không phải lúc nào cũng có thể triệu tập người dân lên làm việc. Muốn triệu tập cần có lý do chính đáng cũng như giấy tờ triệu tập đúng quy định của pháp luật.
Có thể từ chối làm việc khi bị triệu tập, cách từ chối không vi phạm quy định pháp luật. Bộ luật tố tụng Hình sự hiện chỉ quy định người dân bắt buộc phải làm việc với cơ quan công an khi là người tham gia tố tụng (bị can, bị cáo, người bị tố giác, nhân chứng, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan…) trong một vụ án đã được khởi tố.