Tố giác tội phạm công nghệ cao như thế nào?

05/05/2022
Tố giác tội phạm công nghệ cao
1293
Views

Xã hội ngày càng hiện đại và phát triển nhanh chóng với tốc độ chóng mặt. Cuộc sống của con người cũng ngày càng được cải thiện hơn, xu hướng toàn cầu hóa, sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin, không gian mạng đã giúp cho con người dễ dàng giao lưu, kết nối với nhau hơn, nhưng bên cạnh đó cũng kéo theo những mặt tiêu cực khác, trong đó có sự xuất hiện của các hình thức tội phạm khác, nổi bật trong số đó là tội phạm công nghệ cao. Thời gian gần đây, tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao diễn biến phức tạp, gây thiệt hại cho nhiều người. Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về vấn đề “Tố giác tội phạm công nghệ cao” qua bài viết này nhé!

Căn cứ pháp lý

Bộ Luật tố tụng hình sự 2015

Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.

Tội phạm công nghệ cao là gì?

Tội phạm công nghệ cao là tội phạm cố ý sử dụng tri thức, kiến thức, kỹ năng, công cụ và phương tiện công nghệ thông tin tác động trái pháp luật đến thông tin, dữ liệu, tín hiệu được lưu trữ, xử lý, truyền tải trong hệ thống mạng máy tính.

Tội phạm công nghệ cao thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật và gây hại đến lợi ích của Nhà nước; quyền và các lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Tội phạm sử dụng công nghệ cao không phải là một tội danh độc lập được quy định trong Bộ luật Hình sự mà đó là tổ hợp của những tội phạm sử dụng tri thức về công nghệ cao để xâm phạm các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ.

Tố giác tội phạm công nghệ cao như thế nào?
Tội phạm công nghệ cao

Tội phạm sử dụng công nghệ cao cũng thực hiện các hành vi phạm tội với mục đích trục lợi cá nhân hoặc xâm phạm, đe dọa đến sự phát triển kinh tế, văn hóa, chính trị của quốc gia.

  • Tội phạm công nghê cao sử dụng công cụ riêng phạm tội.

Có thể thấy công cụ  phương tiện phạm tội của tội phạm công nghệ cao là đặc thù. Tội phạm sử dụng công nghệ cao, kỹ thuật, móc móc hiện đại tinh vi để thực hiện hành vi phạm tội của mình. Tội phạm công nghệ cao có thể tấn công website của các tổ chức, chính phủ; sử dụng mạng xã hội thực hiện các hành vi xâm phạm đến an ninh quốc gia; Sử dụng các phần mềm gián điệp để đánh cắp, phá hoại dữ liệu làm ảnh hưởng đến an ninh, kinh tế, chính trị quốc gia….

  • Tội phạm công nghệ cao có trình độ nhất định.

Hành vi phạm tội có thể ở rất xa nạn nhân và nạn nhân không thể kịp thời nhận biết hay ngăn chặn. Chỉ khi có hậu quả xảy ra thì nạn nhân mới nhận biết được. Tội phạm công nghệ cao sử dụng rất nhiều những thủ đoạn tinh vi khác khiến các cơ quan chức năng khó phát hiện và đối phó.

Phân loại

Hiện nay tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin mạng viễn thông được quy định trong Bộ luật Hình sự năm 2015 từ điều 285 đến điều 294. Theo đó, tội phạm sử dụng công nghệ cao có thể chia ra thành : Tội phạm sử dụng máy tính, thiết bị số, mạng máy tính, mạng viễn thông gây tổn hại tính bảo mật, tính toàn vẹn và tính khả dụng của hệ thống máy tính (từ điều 285 đến điều 289)  và Tội phạm sử dụng máy tính, thiết bị số, mạng máy tính, mạng viễn thông làm công cụ, phương tiện phạm tội.

Quy trình tố giác tội phạm công nghệ cao

Tố giác tội phạm công nghệ cao như thế nào?
Quy trình tố giác tội phạm công nghệ cao

Bước 1: Xác định cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố

Trước khi tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố với cơ quan Công an, đề nghị xác định sơ bộ về tính chất, mức độ vụ việc, trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết của cơ quan Công an các cấp có thẩm quyền để từ đó cơ quan, tổ chức, cá nhân tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố đến đúng cơ quan có thẩm quyền, tránh mất thời gian, gây khó khăn cho công tác tiếp nhận, điều tra, khám phá tội phạm.

Việc xác định cơ quan Công an các cấp có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin  báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố được quy định tại Điều 9 và Điều 268 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố của cơ quan Công an tương ứng với thẩm quyền xét xử của Tòa án. Theo đó, chỉ có cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp quận, huyện, thị xã; cơ quan An ninh điều tra, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; cơ quan An ninh điều tra, cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an có chức năng giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.

Lưu ý: Các cơ quan Công an được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra (được quy định tại Khoản 6, Điều 9 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015); Công an xã, phường, thị trấn; đồn Công an, trạm Công an không có thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết kiến nghị khởi tố.

Bước 2: Lựa chọn hình thức và tiến hành tố giác, báo tin về tội phạm và kiến nghị khởi tố

Cơ quan, tổ chức, cá nhân tố giác, báo tin về tội phạm và kiến nghị khởi tố có thể bằng các hình thức sau:

– Bằng miệng (trực tiếp đến trình báo hoặc tố giác, báo tin qua điện thoại tới cơ quan có thẩm quyền được xác định tại bước 1);

– Bằng văn bản (gửi trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính (bưu điện) tới cơ quan có thẩm quyền được xác định tại bước 1).

Khi tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố tới cơ quan có thẩm quyền, cá nhân, cơ quan, tổ chức tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố cần cung cấp đầy đủ các thông tin, tài liệu và trình bày rõ những hiểu biết của mình liên quan đến tội phạm mà mình tố giác, báo tin.

Bước 3: Theo dõi kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố

– Khi hết thời hạn 03 ngày kể từ ngày tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố mà chưa nhận được thông báo bằng văn bản về việc tiếp nhận thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan tiếp nhận thông báo bằng văn bản về việc tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.

– Khi hết thời gian giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 147 Bộ luật Tố tụng hình sự mà chưa nhận được văn bản thông báo kết quả giải quyết thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền đề nghị cơ quan tiếp nhận thông báo bằng văn bản về kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn về “Tố giác tội phạm công nghệ cao“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Quý khách hàng nếu có thắc mắc về giải thể công ty, đăng ký bảo hộ thương hiệu, thành lập công ty, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, Giấy phép bay flycam, đăng ký bảo hộ logo, Tạm ngừng kinh doanh,…. để nhận được tư vấn nhanh chóng giải quyết vấn đề pháp lý qua hotline: 0833 102 102 hoặc các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Các hình thức tội phạm công nghệ cao phổ biến hiện nay?

– Kết bạn làm quen, hứa hẹn tặng quà (tiền) rồi yêu cầu người nhận chuyển các loại phí
– Vay tiền qua app, bị chiếm đoạt các loại phí hoặc bị hack (chiếm quyền sử dụng) các tài khoản mạng xã hội, sau đó nhắn tin cho người thân, bạn bè mượn tiền
– Kêu gọi đầu tư vào các sàn giao dịch Forex giả mạo (sàn giao dịch ngoại hối, tiền ảo)
– Kết bạn làm quen và mời tham gia các app hợp tác làm cộng tác viên bình chọn các nhãn hàng trên trang thương mại điện tử như: Shoppe, Lazada, Tiki…

Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trong phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao được quy định như thế nào?

rên cơ sở 5 điều của Bộ luật Hình sự (sửa đổi, bổ sung năm 2009), ngày 10/9/2012, liên ngành Bộ Công an – Bộ Quốc phòng – Bộ Tư pháp – Bộ Thông tin và Truyền thông – Viện kiểm sát nhân dân tối cao – Tòa án nhân dân tối cao đã ký Thông tư liên tịch số 10/2012/TTLT-BCA-BQP-BTP-BTT&TT-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn áp dụng quy định của Bộ luật Hình sự về một số tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông. Thông tư liên tịch này là văn bản pháp lý để hướng dẫn xử lý các tội phạm quy định tại các điều: 224, 225, 226, 226a, 226b Chương XIX Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009). Ngoài ra, trên thực tế có một số hành vi trong quá trình phạm tội có sử dụng công nghệ thông tin, viễn thông thì cũng có thể bị xử lý theo các điều Điều 155 (Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm), Điều 159 (Tội kinh doanh trái phép), Điều 248 (Tội đánh bạc), Điều 249 (Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc), Điều 251 (Tội rửa tiền), Điều 253 (Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy)…
Bên cạnh đó, ngày 7/4/2014, Chính phủ ban hành Nghị định số 25/2014/NĐ-CP quy định về phòng, chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao. Nghị định này quy định về hoạt động phòng ngừa, phát hiện, xử lý tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao; hợp tác quốc tế trong phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trong phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.