Người bị tố giác là gì?

20/07/2022
Người bị tố giác là gì?
453
Views

Trong các vụ án hình sự, có nhiều cá nhân sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết vụ án. Người tố giác là chủ thể cung cấp những nguồn thông tin và bằng chứng để bắt đầu quá trình tố tụng. Và người bị tố giác cũng bắt đầu có. Vậy Người bị tố giác là gì? Sau đây, hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé! 

Căn cứ pháp lý:

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

Người bị tố giác là gì?

Theo khoa học hình sự, người bị tố giác là cá nhân, pháp nhân thương mại bị cá nhân, cơ quan, tổ chức tố giác. Quyền và nghĩa vụ của người bị tố giác được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự.

Trong quá trình giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm cùng với người tố giác, báo tin về tội phạm thì có người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố.

Quyền và nghĩa vụ của người bị tố giác

Điều 57 quy định về quyền và nghĩa vụ của người bị tố giác. Do đó, ta có thể thấy người bị tố giác có quyền:

  • Được thông báo về hành vi bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố;
  • Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ của mình;
  • Trình bày lời khai, trình bày ý kiến; đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
  • Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
  • Tự bảo vệ hoặc nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình;
  • Được thông báo kết quả giải quyết tố giác, kiến nghị khởi tố;
  • Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thấm quyền tiến hành tố tụng.

Bên cạnh đó; Người bị tố giác phải có mặt theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác.

Như vậy, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã tạo cơ sở pháp lý thuận lợi để người bị tố giác tự bảo vệ hoặc nhờ người khác bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác

Vụ án hình sự được bắt đầu từ khi có Quyết định khởi tố vụ án, đây là văn bản pháp lý đánh dấu quá trình tố tụng vụ án hình sự. Trên cơ sở vụ án đã được khởi tố, người bào chữa có thể tham gia vào vụ án từ khi có Quyết định khởi tố bị can, chỉ ngoại trừ một số trường hợp đó là người bị bắt, người bị tạm giữ thì lúc này người bào chữa sẽ được tham gia tố tụng khi người bị bắt có mặt tại trụ sở Cơ quan điều tra.Thủ tục đăng ký người bào chữa cũng được BLTTHS quy định rất rõ ràng tại Điều 78, cụ thể: đối với người bào chữa là Luật sư tùy vào thời điểm tham gia vụ án hình sự khi muốn đăng ký bào chữa xuất trình các loại giấy tờ “Luật sư xuất trình Thẻ luật sư kèm theo bản sao có chững thực và giấy yêu cầu luật sư của người bị buộc tội hoặc của người đại diện, người thân thích của người bị buộc tội” và trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận đủ giấy tờ việc đăng ký bào chữa của Luật sư sẽ được xữ lý. Tuy nhiên người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị tố giác, kiến nghị khởi tố không được pháp luật quy định một cách cụ thể.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị tố giác, kiến nghị khởi tố chỉ được BLTTHS 2015 quy định tại duy nhất Điều 83 BLTTHS như sau: “Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố là người được người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố nhờ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp”, trong đó xác định có ba đối tượng được thực hiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố bao gồm: a) Luật sư; b) Bào chữa viên nhân dân; c) Người đại diện; d) Trợ giúp viên pháp lý. Và có các quyền sau:

a) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

b) Kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;

c) Có mặt khi lấy lời khai người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố và nếu được Điều tra viên hoặc Kiểm sát viên đồng ý thì được hỏi người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố. Sau mỗi lần lấy lời khai của người có thẩm quyền kết thúc thì người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố có quyền hỏi người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố;

d) Có mặt khi đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố;

đ) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Thời điểm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác

Theo Điều 7 Thông tư 46/2019/TT-BCA:

Thời điểm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố tham gia tố tụng kể từ khi có Quyết định phân công giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và có căn cứ xác định tư cách tham gia tố tụng của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố.

Trong lần đầu tiên lấy lời khai người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, Điều tra viên, Cán bộ điều tra phải giải thích quyền, nghĩa vụ của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và hỏi họ xem có nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp hay không, phải ghi ý kiến của họ vào biên bản. Trường hợp họ nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp thì Điều tra viên, Cán bộ điều tra hướng dẫn họ viết đơn nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. Trường hợp họ không nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp thì Điều tra viên, Cán bộ điều tra giải thích quyền tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ được thực hiện trong suốt quá trình tiến hành tố tụng.

Thủ tục đăng ký bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác

Căn cứ theo Điều 9 Thông tư 46/2019/TT-BCA thì thủ tục đăng ký bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố như sau:

– Khi đăng ký bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố phải xuất trình các giấy tờ:

a) Luật sư xuất trình Thẻ luật sư kèm theo bản sao có chứng thực và giấy nhờ Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố;

b) Bào chữa viên nhân dân xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân kèm theo bản sao có chứng thực và văn bản cử bào chữa viên nhân dân của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận;

c) Người đại diện của bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân kèm theo bản sao có chứng thực và giấy tờ có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về mối quan hệ của họ với bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố.

– Trực ban hình sự của Cơ quan điều tra hoặc trực ban hình sự của từng đơn vị điều tra (trong trường hợp không tổ chức trực ban hình sự chung), trực ban các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ đăng ký bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. Khi nhận được hồ sơ đăng ký, đối với Cơ quan điều tra tổ chức trực ban hình sự chung thì cán bộ trực ban hình sự có trách nhiệm ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm nhận vào sổ trực ban hình sự, chuyển ngay cho đơn vị thụ lý vụ việc, vụ án để đóng dấu văn bản đến và giao ngay cho Điều tra viên được phân công giải quyết vụ án, vụ việc. Đối với đơn vị điều tra tổ chức trực ban hình sự riêng, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, cán bộ trực ban hình sự có trách nhiệm đóng dấu văn bản đến, ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm nhận và chuyển ngay cho Điều tra viên, Cán bộ điều tra được phân công giải quyết vụ án, vụ việc.

Điều tra viên, Cán bộ điều tra có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ bảo đảm đầy đủ các giấy tờ nêu trên thì trong thời hạn không quá 24 giờ kể từ khi tiếp nhận, Điều tra viên, Cán bộ điều tra có trách nhiệm trình Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra (khi được Thủ trưởng phân công hoặc ủy quyền), Cấp trưởng, Cấp phó cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ký Thông báo về việc đăng ký bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp và vào sổ đăng ký bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. Trường hợp hồ sơ đăng ký bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chưa bảo đảm đầy đủ các giấy tờ thì Điều tra viên, Cán bộ điều tra thông báo cho người đăng ký bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp biết để bổ sung hồ sơ.

Trường hợp có căn cứ từ chối việc đăng ký bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, cơ quan đang thụ lý vụ án, vụ việc có trách nhiệm thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do từ chối cho người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố.

Người bị tố giác là gì?
Người bị tố giác là gì?

Hủy bỏ việc đăng ký bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác

– Văn bản thông báo người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố có giá trị trong quá trình giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, trừ trường hợp người bị tố giác, kiến nghị khởi tố đề nghị thay đổi người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Trường hợp người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố đã được cơ quan có thẩm quyền có văn bản thay đổi tư cách tham gia tố tụng, nếu thuộc diện được nhờ người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành các thủ tục đăng ký bào chữa theo quy định tại Chương II Thông tư 46/2019/TT-BCA.

Việc đăng ký bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong trường hợp thay đổi người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố được thực hiện theo quy định tại Điều 9 Thông tư 46/2019/TT-BCA.

– Cơ quan đang thụ lý vụ án hủy bỏ việc đăng ký bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khi người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố vi phạm pháp luật khi tiến hành bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố.

Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi hủy bỏ việc đăng ký bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, cơ quan đang thụ lý vụ án, vụ việc có trách nhiệm thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do hủy bỏ cho người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, người thực hiện nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Người bị tố giác là gì?″. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như đơn xin thay đổi tên trong giấy khai sinh, điều kiện cấp phép bay flycam, thủ tục tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp, đổi tên đệm trong giấy khai sinh gốc, dịch vụ bảo hộ logo công ty, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. 

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Quyền của người tố giác trong tố tụng hình sự được quy định như thế nào?

Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giữ bí mật việc tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của họ, người thân thích của họ khi bị đe dọa
Được thông báo kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

Quyền của người bị tố giác trong tố tụng hình sự được quy định như thế nào?

Quyền của người bị tố giác trong tố tụng hình sự được quy định:
Được thông báo về hành vi bị tố giác;Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ của mình;Trình bày lời khai, trình bày ý kiến; đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;Tự bảo vệ hoặc nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình;Được thông báo kết quả giải quyết tố giác của cơ quan, người có thấm quyền tiến hành tố tụng

Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố cần làm gì?

Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố cần bình tĩnh, nắm vững các quy định pháp luật liên quan đến vụ việc mình bị triệu tập. Nên sử dụng quyền nhờ Luật sư làm người bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp trong buổi làm việc để tận dụng hết các quyền và giảm thiểu những rủi ro pháp lý.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.