Đơn yêu cầu xử lý xâm phạm nhãn hiệu năm 2022

20/07/2022
Đơn yêu cầu xử lý xâm phạm nhãn hiệu
552
Views

Đơn yêu cầu xử lý xâm phạm nhãn hiệu năm 2022 thế nào? Mọi giải đáp sẽ được tư vấn chi tiết ở bài viết của Luật sư 247 để bạn hiểu hơn về xâm phạm nhãn hiệu. Cách xử lý xâm phạm nhãn hiệu ra sao.

Quy định về xử lý xâm phạm nhãn hiệu

Để tiến hành xử lý vi phạm doanh nghiệp, cần xác lập căn cứ vi phạm. Việc xác lập thông qua việc cung cấp cho chúng tôi các tài liệu như sau.

Giấy ủy quyền (theo mẫu do công ty chúng tôi cung cấp;

Bản sao công chứng giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Hoặc giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhãn hiệu hoặc quyền sử dụng hợp pháp nhãn hiệu;

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp hoặc chứng minh thư công chứng đối với chủ văn bằng nhãn hiệu là cá nhân;

Mẫu sản phẩm của vi phạm nhãn hiệu. Hoặc tài liệu chứng minh dấu hiệu vi phạm nhãn hiệu của bên vi phạm;

Mẫu sản phẩm mang nhãn hiệu của doanh nghiệp;

Thực hiện giám định nhãn hiệu để có chứng cứ chứng minh việc vi phạm của bên vi phạm so với nhãn hiệu đã được bảo hộ;

Thông tin bên vi phạm. Bao gồm tên doanh nghiệp, địa chỉ, thông tin liên hệ (nếu có) hoặc các giấy tờ tài liệu khác.

Đơn yêu cầu xử lý xâm phạm nhãn hiệu
Đơn yêu cầu xử lý xâm phạm nhãn hiệu

Đơn yêu cầu xử lý xâm phạm nhãn hiệu

Ví dụ về mẫu đơn:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập-Tự do-Hạnh phúc

                                                  Hà Nội, ngày     tháng   năm 20…

ĐƠN KHỞI KIỆN

Kính gửi:

HỌ VÀ TÊN NGƯỜI KHỞI KIỆN:

Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng ABC

Địa chỉ:

Đại diện theo pháp luật: bà Nguyễn 123.                Chức vụ: Giám đốc

(sau đây gọi là Công ty ABC )

HỌ VÀ TÊN NGƯỜI BỊ KIỆN:

Công ty cổ phần Sản xuất và Thương mại XYZ

Địa chỉ:

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 01015……..

Đại diện theo pháp luật: …………              Chức vụ:  GIM đốc

(Sau đây gọi là Công ty XYZ)

            Yêu cầu Toà án giải quyết những vấn đề sau đây đối với bị đơn:

1. Buộc Công ty XYZ bồi thường thiệt hại về tinh thần cho Công ty ABC  số tiền: 50.000.000 VNĐ (Năm mươi triệu đồng) vì Công ty XYZ đã cố tình thực hiện hành vi vi phạm pháp luật sở hữu trí tuệ gây thiệt hại đến uy tín và danh dự của Công ty ABC.

2. Buộc Công ty XYZ bồi thường chi phí cho Công ty ABC  tiến hành các hoạt động xử lý xâm phạm:

2.1. Chi phí giám định:

2.2. Chi phí thuê luật sư để xử lý hành vi xâm phạm, ngăn chặn khắc phục hậu quả, chi phí luật sư tham gia tố tụng: 200.000.000 VNĐ (hai trăm triệu đồng).

3. Buộc Công ty XYZ đăng lời xin lỗi công khai đối với Công ty ABC  trong 3 số liên tiếp trên 05 tờ báo là: Lao Động, Thanh Niên, Tuổi trẻ, Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh, An ninh thủ đô.

4. Buộc Công ty XYZ gửi công văn cải chính và xin lỗi tới toàn bộ đại lý, cửa hàng, đối tác đã mua và bán hàng cho Công ty ABC.

5. Buộc Công ty XYZ chấm dứt mọi hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của Công ty ABC.

Trong quá trình giải quyết vụ án, Công ty ABC  sẽ tiếp tục giải trình, bổ sung thêm yêu cầu, tài liệu, chứng cứ chứng minh các yêu cầu nêu trên.

NỘI DUNG VỤ VIỆC

            Công ty ABC  (tiền thân là Công ty ………… thành lập năm ) …..

            Chính vì các sản phẩm của Công ty ABC  trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh cửa cuốn, thanh nhôm định hình  đã trở nên quen thuộc đối với người tiêu dùng mà nó đã bị một số Công ty, cơ sở sản xuất  cố ý sao chép, làm giả gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của Công ty ABC  và người tiêu dùng, cụ thể là hành vi vi phạm của Công ty …

            Từ nhiều năm nay Công ty XYZ đã buôn bán sản phẩm xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của Công ty ABC  với quy mô ngày càng lớn, chúng tôi đã phải đề nghị Chi Cục Quản lý thị trường Hà Nội và Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ can thiệp, giải quyết. Sau khi thanh tra, kiểm tra, các cơ quan chức năng khẳng định rằng Công ty XYZ đã có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của Công ty ABC và đã ban hành các Quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật

Từ những căn cứ trên đây Công ty ABC  kính đề nghị quý Tòa xem xét và chấp nhận các yêu cầu trên của chúng tôi.

Trân trọng!

                                                                                          Người khởi kiện

                                                                        CÔNG TY CP XNK XD ABC

Tải mẫu đơn tại đây:

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [162.00 B]

Phương thức xử lý xâm phạm nhãn hiệu

Xác lập tư cách pháp lý và chuẩn bị tài liệu:

Để xác lập tư cách đại diện sở hữu công nghiệp của chúng tôi, tài liệu cần thiết là Giấy ủy quyền. Giấy yêu cầu thể hiện chúng tôi là đại diện sở hữu công nghiệp. Và nội dung ủy quyền phải bao gồm thủ tục thực thi, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam.

Để có thể tiến hành xử lý hành vi xâm phạm quyền, chủ thể quyền phải cung cấp các tài liệu như trên.

Giám định sở hữu trí tuệ

Giám định sở hữu trí tuệ là bước không bắt buộc, nhưng kết luận giám định lại là tài liệu quan trọng trong quá trình xử lý vi phạm. Đây được coi là nguồn chứng cứ để các cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc. Do đó, giám định SHTT là bước nên thực hiện trước khi tiến hành xử lý vi phạm chính thức.

Tuy nhiên, nếu nhận thấy mức độ vi phạm vừa phải và chủ thể vi phạm có thiện chí thì không cần thiết phải tiến hành giám định (tuân thủ yêu cầu cảnh báo đầu tiên)

Xử lý vi phạm nhãn hiệu

Dựa vào kết quả giám định, chủ thể quyền có thể lựa chọn các phương án sau đây để xử lý hành vi xâm phạm quyền bao gồm:

Phương án 1: Dịch vụ cảnh báo vi phạm. Trong trường hợp khách hàng đồng ý thực hiện theo phương án này, chúng tôi sẽ gửi thư cảnh báo đến bên vi phạm.

Trong trường hợp bên vi phạm không thực hiện các yêu cầu trên. Hoặc thực hiện không đầy đủ thì chủ thể quyền có thểm xem xét phương án 2 dưới đây.

Chú ý: Phương án này không phải là phương án bắt buộc theo quy định hiện hành.

Phương án 2: Yêu cầu cơ quan chức năng xử lý hành vi xậm phạm của bên vi phạm (biện pháp hành chính)

Theo phương án này chúng tôi sẽ soạn thảo các tài liệu cần thiết. Bên cạnh đó nộp đơn yêu cầu xử lý xâm phạm ra cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tùy theo từng địa phương, tính chất của vụ việc mà cơ quan có thẩm quyền có thể được chọn theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 99/2013/NĐ-CP.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Đơn yêu cầu xử lý xâm phạm nhãn hiệu”. Nếu quý khách có nhu cầu tư vấn về: Giấy phép sàn thương mại điện tử, thành lập công ty hợp danh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự, công chứng di chúc tại nhà…; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Câu hỏi thường gặp

Yêu cầu trước khi xử lý xâm phạm nhãn hiệu là gì?

Trước khi tiến hành xử lý xâm phạm nhãn hiệu thì cần thực hiện giám định nhãn hiệu dù không bắt buộc, bởi kết quả của giám định nhãn hiệu là tài liệu quan trọng trong quá trình xử lý vi phạm nhãn hiệu và được coi là nguồn chứng cứ để các cơ quan có thẩm quyền giải quyết về hành vi vi phạm đó.

Biện pháp xử lý xâm phạm nhãn hiệu là gì?

Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm nhãn hiệu; 
Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm nhãn hiệu phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại; 
Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm nhãn hiệu theo quy định pháp luật.

Thành phần quan trọng trong mẫu đơn xử lý xâm phạm nhãn hiệu cần lưu ý là gì?

Nơi nhận đơn: Tên cơ quan có thẩm quyền xử lý xâm phạm nhãn hiệu
Thông tin tổ chức/cá nhân yêu cầu xử lý và đơn vị bị xâm phạm nhãn hiệu
Thông tin về quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu bị xâm phạm
Nội dung yêu cần xử lý và biện pháp xử lý.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Biểu mẫu

Comments are closed.