Việc sau khi kết hôn phải sống cùng với con riêng của vợ hoặc chồng đang diễn ra khá phổ biến hiện nay. Nhiều vụ bạo lực gia đình xảy ra từ mẫu thuận giữa con riêng với cha dượng, mẹ kế hay giữa con riêng với con chung. Vậy pháp luật đã quy định như thế nào về trách nhiệm đối với con riêng của vợ hoặc chồng? Hãy cùng phòng tư vấn luật hôn nhân gia đình của Luật sư 247 tìm hiểu nhé.
Căn cứ pháp luật
Nội dung tư vấn
Bảo vệ quyền lợi cho con riêng
Theo quy định pháp luật hiện hành, con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha mẹ.
Như vậy, khi người cha kế, mẹ kế sống cùng với con của vợ chồng mình thì phải có trách nhiệm đối với người con đó như đối với con ruột của mình.
Mọi thỏa thuận của cha mẹ, con liên quan đến quan hệ nhân thân, tài sản không được làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Trách nhiệm đối với con riêng của vợ hoặc chồng
Cha dượng, mẹ kế có quyền và nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con riêng của bên kia cùng sống chung với mình. Cụ thể sẽ được làm rõ ngay sau đây.
Nghĩa vụ và quyền chăm sóc nuôi dưỡng con
Căn cứ điều 69 luật hôn nhân và gia đình 2014; quy định cụ thể về trường hợp này như sau:
+ Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.
+ Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
+ Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.
+ Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
Nghĩa vụ và quyền giáo dục đối với con riêng
Căn cứ điều 72 luật hôn nhân và gia đình 2014; quy định về nghĩa vụ và quyền giao dục đối với con như sau:
+ Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền giáo dục con, chăm lo và tạo điều kiện cho con học tập.
+ Cha mẹ tạo điều kiện cho con được sống trong môi trường gia đình đầm ấm, hòa thuận; làm gương tốt cho con về mọi mặt; phối hợp chặt chẽ với nhà trường, cơ quan, tổ chức trong việc giáo dục con.
+ Cha mẹ hướng dẫn con chọn nghề; tôn trọng quyền chọn nghề, quyền tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của con.
+ Cha mẹ có thể đề nghị cơ quan, tổ chức hữu quan giúp đỡ để thực hiện việc giáo dục con khi gặp khó khăn không thể tự giải quyết được.
Những hành vi bị nghiêm cấm
Căn cứ điều 8 luật phòng chống bạo lực gia dình 2007; quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
+ Các hành vi bạo lực gia đình
+ Cưỡng bức, kích động, xúi giục, giúp sức người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình.
+ Sử dụng, truyền bá thông tin, hình ảnh, âm thanh nhằm kích động bạo lực gia đình.
+ Trả thù, đe doạ trả thù người giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình, người phát hiện, báo tin, ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình.
+ Cản trở việc phát hiện, khai báo và xử lý hành vi bạo lực gia đình.
+ Lợi dụng hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình để trục lợi hoặc thực hiện hoạt động trái pháp luật.
+ Dung túng, bao che, không xử lý, xử lý không đúng quy định của pháp luật đối với hành vi bạo lực gia đình.
Xem thêm:
- Đại diện cho con theo quy định pháp luật hiện hành
- Cha mẹ có quyền bán đất của con được tặng cho hay không?
Biện pháp xử lý đối với hành vi vi phạm
Người không thực hiện đúng trách nhiệm đối với con riêng của vợ hoặc chồng, có các hành vi bạo lực gia đình khi sinh sống có thể bị xử lý hình sự. Ngoài ra, người thực hiện các hành vi này cũng bị xử phạt hành chính.
Xử phạt hành chính:
Căn cứ khoản 1 điều 51 Nghị định 167/2013/NĐ-CP; phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình.
Xử lý hình sự:
Căn cứ điều 155 bộ luật hình sự 2015 quy định về tội làm nhục người khác như sau:
+ Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
+ Trong một số trường hợp tăng nặng mức phạt tù có thể từ 03 tháng đến 02 năm.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Hy vọng bài viết bổ ích với bạn đọc!
Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Luật sư 247: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Trong trường hợp cha mẹ kế nhận con riêng làm con nuôi thì sau khi cha mẹ kế mất con riêng có quyền được hưởng di sản thừa kế.
Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.
+ Tôn trọng sự can thiệp hợp pháp của cộng đồng; chấm dứt ngay hành vi bạo lực.
+ Chấp hành quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
+ Kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu, điều trị; chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.
+ Bồi thường thiệt hại cho nạn nhân bạo lực gia đình khi có yêu cầu và theo quy định của pháp luật.