Gây thiệt hại vượt quá tình thế cấp thiết có phải bồi thường thiệt hại

24/08/2021
Vượt quá tình thế cấp thiết
736
Views

Trường hợp người gây thiệt hại vượt quá tình thế cấp thiết phải bồi thường thiệt hại như thế nào? Hãy cùng phòng tư vấn luật dân sự của Luật sư 247 làm rõ nhé.

Căn cứ pháp luật

Nội dung tư vấn

Tình thế cấp thiết là gì?

Căn cứ điều 23 bộ luật hình sự 2015; quy định về tình thế cấp thiết như sau.

Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.

+ Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm.

– Căn cứ xác định gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết:

+ Có nguy cơ thực tế đe dọa cho lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

+ Sự đe dọa thiệt hại trong tình thế cấp thiết phải có thật, đang xảy ra và chưa kết thúc.

+ Nguy cơ đang đe dọa lợi ích được pháp luật bảo vệ là những lợi ích hợp pháp

+ Việc gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết là biện pháp duy nhất để khắc phục nguy cơ đó.

+ Thiệt hại gây ra trong tình thế cấp thiết phải nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.

– Trong trường hợp thiệt hại gây ra rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, thì người gây thiệt hại đó phải chịu trách nhiệm hình sự.

Gây thiệt hại vượt quá tình thế cấp thiết có phải bồi thường thiệt hại

Căn cứ điều 595 bộ luật dân sự 2015; quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:

– Trường hợp thiệt hại xảy ra do vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết thì người gây thiệt hại phải bồi thường phần thiệt hại xảy ra do vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết cho người bị thiệt hại.

Như vậy, Người trực tiếp gây ra thiệt hại sẽ phải có trách nhiệm bồi thường đối với phần thiệt hại vượt quá.

– Người đã gây ra tình thế cấp thiết dẫn đến thiệt hại xảy ra thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại.

Như vậy, người gây ra tình thế cấp thiết sẽ phải bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại. Mặc dù bản thân người này không phải là người trực tiếp gây thiệt hại cho các lợi ích được pháp luật bảo vệ nhưng họ là người đã tạo ra nguy cơ đe dọa gây thiệt hại cho các lợi ích đó.

Trong trường hợp tình thế cấp thiết do thiên nhiên mang lại thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với thiệt hại xảy ra trong tình thế đó không đặt ra mà phải coi là rủi ro mà bản thân người bị thiệt hại phải gánh chịu.

Bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm

Bao gồm:

+ Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

+ Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

+ Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị.

+ Thiệt hại khác do luật quy định.

Ngoài ra, người gây thiệt hại còn phải bồi thườn một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người bị thiệt hại gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm

Bao gồm:

+ Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định ở phần trên

+ Chi phí hợp lý cho việc mai táng;

+ Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;

+ Thiệt hại khác do luật quy định.

Ngoài ra, người vi phạm còn phải bỏ ra một một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm

Các khoản thiệt hại có thể phải bồi thường bao gồm:

+ Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.

+ Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.

+ Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.

+ Thiệt hại khác do luật quy định.

Xem thêm:

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Hy vọng bài viết bổ ích với bạn đọc!

Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật của Luật sư 247: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại?

Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp nhiều người cùng gây ra?

Trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường của từng người được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người.

Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại?

Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

Trường hợp người dưới 15 tuổi gây ra tình thế cấp thiết, ai có trách nhiệm bồi thường thiệt hại?

Trường hợp người dưới 15 tuổi gây ra tình thế cấp thiết làm thiệt hại đến người khác thì nơi quan lý người dưới 15 tuổi phải bồi thường nếu bên quản lý có lỗi. Trường hợp cơ sở quản lý không có lỗi thì cha mẹ, người giám hộ của người dưới 15 tuổi đó phải bồi thường.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Để lại một bình luận