Khi người nước ngoài bị tạm giam được tiếp xúc lãnh sự mấy lần?

10/07/2022
576
Views

Xin chào Luật sư. Tôi là Kiên, tôi có người cháu là người nước ngoài hiện đang bị tam giam. Nhưng do không hiểu về luật nên tôi lên đây để hỏi Luật sư. Cụ thể là tiếp xúc lãnh sự là gì? Khi người nước ngoài bị tạm giam được tiếp xúc lãnh sự mấy lần? Mong được giải đáp.

Cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng đặt câu hỏi, dưới đây là phần giải đáp thắc mắc của Luật sư 247:

Căn cứ pháp lý

Nghị định 120/2017/NĐ-CP

Thông tư liên tịch 01/2018/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC

Tiếp xúc lãnh sự là gì?

Tiếp xúc lãnh sự là hoạt động của viên chức ngoại giao, lãnh sự thuộc cơ quan ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước có người bị tạm giữ, người bị tạm giam mang quốc tịch đến thực hiện việc tiếp xúc lãnh sự.

– Bộ Ngoại giao là đầu mối tiếp nhận các yêu cầu về tiếp xúc lãnh sự. Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài có yêu cầu tiếp xúc lãnh sự đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam là công dân nước mình phải gửi văn bản đề nghị đến Bộ Ngoại giao.

Người nước ngoài bị tạm giam được tiếp xúc lãnh sự bao nhiêu lần?

Căn cứ Điều 18 Nghị định 120/2017/NĐ-CP có quy định về thời gian tiếp xúc lãnh sự như sau:

1. Người bị tạm giữ được tiếp xúc lãnh sự 01 lần trong thời gian tạm giữ, 01 lần trong mỗi lần gia hạn tạm giữ, mỗi lần không quá 01 giờ.

2. Người bị tạm giam được tiếp xúc lãnh sự 01 lần trong 01 tháng, thời gian tiếp xúc lãnh sự tổ chức trong giờ làm việc, ngày làm việc, mỗi lần không quá 01 giờ.

3. Trường hợp tăng thêm số lần tiếp xúc lãnh sự hoặc tăng thêm số người tiếp xúc lãnh sự phải được cơ quan đang thụ lý vụ án đồng ý.

Như vậy, người bạn của bạn có thể được tiếp xúc lãnh sự 01 lần trong 01 tháng và có thể tăng thêm nếu có sự đồng ý của cơ quan thụ lý vụ án.

Các trường hợp không giải quyết tiếp xúc lãnh sự

Căn cứ Điều 14 Nghị định này các trường hợp không giải quyết tiếp xúc lãnh sự như sau:

1. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam từ chối việc tiếp xúc lãnh sự.

2. Vì lý do khẩn cấp để đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn cơ sở giam giữ.

3. Khi có dịch bệnh xảy ra tại cơ sở giam giữ.

4. Khi cấp cứu người bị tạm giữ, người bị tạm giam hoặc người bị tạm giữ, người bị tạm giam đang mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A.

5. Người đến tiếp xúc lãnh sự vi phạm Nội quy cơ sở giam giữ.

6. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam vi phạm Nội quy cơ sở giam giữ, đang bị kỷ luật.

Khi người nước ngoài bị tạm giam được tiếp xúc lãnh sự mấy lần?
Khi người nước ngoài bị tạm giam được tiếp xúc lãnh sự mấy lần?

Phối hợp trong việc tổ chức tiếp xúc lãnh sự 

Theo Thông tư liên tịch 01/2018/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC:

– Việc phối hợp tổ chức thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự, tổ chức nhân đạo đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người nước ngoài thực hiện theo Điều 22 của Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam.

– Khi nhận được yêu cầu tiếp xúc lãnh sự, tổ chức nhân đạo đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người nước ngoài, cơ quan đang thụ lý vụ án có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cơ sở giam giữ trả lời bằng văn bản về việc đồng ý hoặc không đồng ý cho tiếp xúc lãnh sự, tổ chức nhân đạo để thông báo cho cơ quan ngoại giao, tổ chức nhân đạo.

Trường hợp đồng ý cho tiếp xúc lãnh sự, tổ chức nhân đạo thì Thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định cụ thể thời điểm, địa điểm tổ chức tiếp xúc lãnh sự, tổ chức nhân đạo bằng văn bản, lưu hồ sơ giam giữ.

Trường hợp cơ quan đang thụ lý vụ án có yêu cầu giám sát thì phối hợp với cơ sở giam giữ để tổ chức thực hiện.

Thời gian tiếp xúc lãnh sự

Theo Điều 18  Nghị định 120/2017/NĐ-CP:

– Người bị tạm giữ được tiếp xúc lãnh sự 01 lần trong thời gian tạm giữ, 01 lần trong mỗi lần gia hạn tạm giữ, mỗi lần không quá 01 giờ.

– Người bị tạm giam được tiếp xúc lãnh sự 01 lần trong 01 tháng, thời gian tiếp xúc lãnh sự tổ chức trong giờ làm việc, ngày làm việc, mỗi lần không quá 01 giờ.

– Trường hợp tăng thêm số lần tiếp xúc lãnh sự hoặc tăng thêm số người tiếp xúc lãnh sự phải được cơ quan đang thụ lý vụ án đồng ý.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Khi người nước ngoài bị tạm giam được tiếp xúc lãnh sự mấy lần?“. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân; tạm ngừng kinh doanh chi nhánh; mẫu đơn xin giải thể công ty, thủ tục sang tên nhà đất, của Luật sư , hãy liên hệ: : 0833102102.

Có thể bạn quan tâm

Các câu hỏi thường gặp

Xác định quốc tịch của người bị tạm giữ, người bị tạm giam?

Theo Điều 11 Nghị định 120/2017/NĐ-CP thì việc xác định quốc tịch của người bị tạm giữ, người bị tạm giam như sau:
– Trường hợp người bị tạm giữ, người bị tạm giam khai báo là người nước ngoài, cơ quan đang thụ lý vụ án phải gửi văn bản đến Bộ Ngoại giao (Cục Lãnh sự hoặc Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh đối với các tỉnh, thành phố từ tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng trở vào phía Nam) đề nghị xác nhận quốc tịch của họ và thông báo cho cơ quan đang thụ lý vụ án và cơ sở giam giữ biết để phối hợp quản lý.
– Sau khi nhận được văn bản của cơ quan đang thụ lý vụ án, Bộ Ngoại giao có trách nhiệm thông báo ngay cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nước mà người bị tạm giữ, người bị tạm giam mang quốc tịch để xác nhận quốc tịch của họ và thông báo kết quả cho cơ quan đang thụ lý vụ án và cơ sở giam giữ biết.

Phối hợp trong huy động lực lượng của cơ sở giam giữ được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 21 Thông tư liên tịch 01/2018/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC thì việc phối hợp trong huy động lực lượng của cơ sở giam giữ được quy định như sau:
1. Cơ quan đang thụ lý vụ án nếu có yêu cầu cơ sở giam giữ cử người tham gia phối hợp thực hiện các hoạt động tố tụng hình sự thì phải có văn bản trao đổi trước ít nhất 01 ngày với cơ sở giam giữ về nội dung, yêu cầu phối hợp, số lượng người tham gia, thời gian, địa điểm thực hiện.
Thủ trưởng cơ sở giam giữ có trách nhiệm cử người tham gia phối hợp thực hiện yêu cầu của cơ quan đang thụ lý vụ án theo chức năng, nhiệm vụ được giao; nếu không thể thực hiện được yêu cầu thì phải trao đổi lại ngay để cơ quan đang thụ lý vụ án biết.
2. Các trường hợp tiến hành hoạt động tố tụng hình sự trong cơ sở giam giữ thì cơ quan, người tiến hành tố tụng phải trao đổi thống nhất với Thủ trưởng cơ sở giam giữ về nội dung, yêu cầu cần phối hợp và chấp hành pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam.

Phối hợp trong bố trí giam giữ để bảo đảm yêu cầu Điều tra được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 5 Thông tư liên tịch 01/2018/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC thì việc phối hợp trong bố trí giam giữ để bảo đảm yêu cầu Điều tra được quy định như sau:
1. Khi có yêu cầu bố trí giam giữ để bảo đảm yêu cầu Điều tra thì Cơ quan Điều tra đang thụ lý vụ án có văn bản nêu rõ nội dung và thời gian áp dụng, gửi Thủ trưởng cơ sở giam giữ để thực hiện. Đồng thời thường xuyên trao đổi với cơ sở giam giữ về những thông tin liên quan; phối hợp với cơ sở giam giữ bảo đảm tuyệt, đối an toàn trong việc bố trí giam giữ. Khi kết thúc, Cơ quan Điều tra đang thụ lý vụ án có văn bản đánh giá kết quả và gửi Thủ trưởng cơ sở giam giữ.
2. Cơ sở giam giữ có trách nhiệm phối hợp thực hiện bố trí giam giữ để bảo đảm yêu cầu Điều tra; trường hợp không thể thực hiện được thì Thủ trưởng cơ sở giam giữ phải trao đổi ngay bằng văn bản với Cơ quan Điều tra đang thụ lý vụ án.
3. Khi Viện kiểm sát tiến hành kiểm sát việc quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam, cơ sở giam giữ phải thông báo cho Kiểm sát viên biết việc bố trí giam giữ phục vụ yêu cầu Điều tra.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.