Chuyển đất trồng lúa sang đất ở được hay không?

10/07/2022
Chuyển đất trồng lúa sang đất ở được hay không?
318
Views

Chào Luật sư 247, tôi có thắc mắc sau, mong được Luật sư giải đáp: Tôi biết rằng trong quá trình sử dụng đất, người sử dụng đất phải tuân thủ đúng mục đích sử dụng đất. Vậy tôi có thể chuyển đất trồng lúa sang đất ở được hay không? Tôi xin cảm ơn!

Bài viết dưới đây của Luật sư 247 sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.

Căn cứ pháp lý

Luật Đất đai năm 2013

Nghị định 45/2014/NĐ-CP

Đất trồng lúa là gì?

Đất trồng lúa được quy định trong Luật Đất đai 2013 như sau:

” Điều 134. Đất trồng lúa

1. Nhà nước có chính sách bảo vệ đất trồng lúa, hạn chế chuyển đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp. Trường hợp cần thiết phải chuyển một phần diện tích đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích khác thì Nhà nước có biện pháp bổ sung diện tích đất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa.

Nhà nước có chính sách hỗ trợ, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, áp dụng khoa học và công nghệ hiện đại cho vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao.

2. Người sử dụng đất trồng lúa có trách nhiệm cải tạo, làm tăng độ màu mỡ của đất; không được chuyển sang sử dụng vào mục đích trồng cây lâu năm, trồng rừng, nuôi trồng thủy sản, làm muối và vào mục đích phi nông nghiệp nếu không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

3. Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa nước phải nộp một khoản tiền để Nhà nước bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa nước bị mất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa theo quy định của Chính phủ.”

Theo đó việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp theo quy định của pháp luật đất đai hiện tại thì đang bị hạn chế, trường hợp thật cần thiết thì sau đó nhà nước phải có biện pháp bổ sung diện tích đất trồng lúa lại.

Chuyển đất trồng lúa sang đất ở được hay không?

Theo tinh thần của khoản 1 điều 134 Luật Đất đai năm 2013 thì Nhà nước có chính sách bảo vệ đất trồng lúa nên việc chuyển đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp sẽ bị hạn chế.

Căn cứ khoản 1 điều 52 Luật đất đai năm 2013:

Điều 52. Căn cứ để giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất

1. Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt..”

Như vậy, việc chuyển đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp chỉ bị hạn chế chứ không cấm. Do đó, bạn có thể chuyển đổi đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích nhà ở. Tuy nhiên việc chuyển mục đích sử dụng đất này phải phù hợp với kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện. Tức:

Nếu đất của bạn không nằm trong quy hoạch sử dụng đất mà đã có kế hoạch sử dụng đất buộc là phải chuyển đổi hàng năm thì anh sẽ không được chuyển mục đích sử dụng đất

Chuyển đất trồng lúa sang đất ở được hay không?
Chuyển đất trồng lúa sang đất ở được hay không?

– Còn nếu đất của bạn nằm trong quy hoạch sử dụng đất mà đã có kế hoạch sử dụng đất buộc phải chuyển đổi hàng năm thì bạn sẽ được chuyển mục đích sử dụng đất. Theo đó, bạn sẽ phải nộp một khoản tiền để Nhà nước bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa nước bị mất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng.

Như vậy, đất trồng lúa nước có lên thổ cư được không còn phụ thuộc vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện, bạn có thể trực tiếp đến Ủy ban nhân dân cấp Huyện để được cung cấp thông tin pháp lý về tình trạng thửa đất ruộng vị trí mà gia đình bạn canh tác để được biết về quy hoạch tổng thể, từ đó làm căn cứ có hoặc không làm hồ sơ và thủ tục xin chuyển đổi đất trồng lúa sang đất ở theo quy định hiện hành.

Chi phí chuyển đổi đất nông nghiệp là đất trồng lúa sang đất ở gồm những loại nào?

Các khoản chi phí mà người sử dụng đất phải chịu khi được chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa như sau:

Một là, tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất

Đây là khoản tiền được thu theo quy định tại Nghị định 45/2014/NĐ-CP, cách tính khoản tiền sử dụng đất này như sau:

+) Chuyển từ đất trồng lúa là đất vườn ao trong cùng thửa đất có nhà ở (điểm a khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2014/NĐ-CP) thì tiền sử dụng đất mà người sử dụng đất phải nộp là

a) Chuyển từ đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư không được công nhận là đất ở theo quy định tại Khoản 6 Điều 103 Luật Đất đai sang làm đất ở; chuyển từ đất có nguồn gốc là đất vườn, ao gắn liền nhà ở nhưng người sử dụng đất tách ra để chuyển quyền hoặc do đơn vị đo đạc khi đo vẽ bản đồ địa chính từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 đã tự đo đạc tách thành các thửa riêng sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng 50% chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

=> Theo đó, số tiền sử dụng đất mà người sử dụng đất phải nộp là bằng 50% mức chênh lệch của giá đất ở và giá đất trồng lúa tính trên tổng diện tích được phép chuyển mục đích sử dụng.

+) Chuyển từ đất trồng lúa được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang đất ở (điểm b khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2014/NĐ-CP)

Hai là, tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa

Đây là khoản tiền được tính theo quy định tại Nghị định 35/2015/NĐ-CP và Nghị định 62/2019/NĐ-CP (Nghị định sửa đổi bổ sung Nghị định 35/2015/NĐ-CP).

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 35/2015/NĐ-CP và khoản 2, khoản 3 Điều 1 Nghị định 62/2019/NĐ-CP, Điều 2 Thông tư 18/2016/TT-BTC, việc thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa có yêu cầu cụ thể như sau:

+ Mức thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa (tiền bảo vệ phát triển đất trồng lúa mà người sử dụng đất phải nộp) = tỷ lệ phần trăm (%) (x) diện tích (x) giá của loại đất trồng lúa.

Trong đó: Tỉ lệ % sẽ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất trồng lúa quy định (mức thấp nhất là 50%); Diện tích là phần diện tích thửa đất chuyên trồng lúa nước được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sang đất ở (con số diện tích cụ thể được ghi trong quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng); Giá của loại đất trồng lúa tính theo Bảng giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành tại thời điểm người sử dụng đất trồng lúa được cho phép chuyển mục đích.

+ Việc nộp tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa là thành phần của hồ sơ đề nghị/xin chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa. Nếu không đóng tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa thì người sử dụng đất không được phép chuyển mục đích sử dụng;

+ Người sử dụng đất xin chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa phải lập bản kê khai diện tích đất chuyên trồng lúa nước được nhà nước giao theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 62/2019/NĐ-CP và gửi tới Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện nơi có đất để xác định diện tích đất trồng lúa phải nộp tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa;

+ Người sử dụng đất xin chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa phải nộp hồ sơ gồm Đơn đề nghị xác nhận số tiền phải nộp theo mẫu quy định tại Phụ lục IV (đối với cơ quan, tổ chức) hoặc Phụ lục V (đối với hộ gia đình, cá nhân) ban hành kèm theo Nghị định 62/2019/NĐ-CP đến cơ quan tài chính tại địa phương (thường là chi cục thuế) để xác định số tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa phải nộp.

Người sử dụng đất nộp số tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa sau khi có thông báo từ cơ quan tài chính địa phương.

Ba là, lệ phí cấp Giấy chứng nhận

Đây là số tiền mà người sử dụng đất trồng lúa phải nộp khi chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa mà phải cấp sổ mới/xác nhận biến động. Khoản này được thu theo Nghị quyết của từng Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nơi có đất trồng lúa (Thông tư 85/2019/TT-BTC)

Ví dụ, ở Hà Nội mức thu được tính theo Nghị quyết 06/2020/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội.

Bốn là, lệ phí trước bạ

Căn cứ Nghị định 10/2022/NĐ-CP, mức lệ phí trước bạ được tính thu là 0,5%, hay:

Mức tiền nộp lệ phí trước bạ = 0,5% x giá đất trồng lúa tính theo Bảng giá đất x diện tích đất trồng lúa được phép chuyển mục đích sử dụng

Năm là, phí thẩm định hồ sơ cấp Giấy chứng nhận

Căn cứ Thông tư 85/2019/TT-BTC, đây cũng là mức thu dựa trên Nghị quyết của từng Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nơi có đất trồng lúa.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Chuyển đất trồng lúa sang đất ở được hay không?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, tìm hiểu về thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. 

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Chuyển đổi mục đích sử dụng đất là gì?

Chuyển mục đích sử dụng đất là sự thay đổi về mục đích sử dụng đất so với loại đất ban đầu bằng quyết định hành chính trong trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải xin phép hoặc việc đăng ký đất đai trong trường hợp không phải xin phép cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất?

– UBND cấp huyện có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất với hộ gia đình, cá nhân.
Trường hợp cho hộ gia đình, cá nhân cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ với diện tích từ 0,5 héc ta trở lên thì phải có văn bản chấp thuận của UBND cấp tỉnh trước khi quyết định;
– UBND cấp tỉnh có thẩm quyền quyết định chuyển mục đích sử dụng đất với tổ chức

Căn cứ cho phép chuyển mục đích sử dụng đất?

Theo quy định tại Luật Đất đai 2013, căn cứ cho phép chuyển mục đích sử dụng đất gồm:
– Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
– Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
Như vậy, trong trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải xin phép cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì phải viết đơn xin phép và cơ quan Nhà nước căn cứ vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện để quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất hay không, vì không phải viết đơn xin phép chuyển là được chuyển

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Đất đai

Comments are closed.