Khi khám nghiệm tử thi đã chôn cất cần báo cho người nhà nạn nhân?

11/07/2022
471
Views

Xin chào Luật sư. Tôi là Nam hiện đang công tác trong lĩnh vực khám nghiệm tử thi. Do hiểu biết pháp luật còn hạn chế nên tôi lên đây mong được luật sư giải đáp thắc mắc. Cụ thể đó là khám nghiệm tử thi đã chôn cất thì có cần báo cho người nhà biết? Kiểm sát viên có quyền kiểm tra hoạt động khám nghiệm tử thi không? Mong sớm nhận được phản hồi từ quý luật sư.

Cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng đặt câu hỏi, dưới đây là phần giải đáp thắc mắc của Luật sư 247:

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Hình sự 2015

Bộ luật Tố Tụng hình sự năm 2015

Khám nghiệm tử thi là gì?

Khám nghiệm tử thi (còn gọi là giảo nghiệm) là một phương thức phẫu thuật chuyên môn cao nhằm xét nghiệm tử thi để xác định nguyên nhân cái chết và đánh giá xem có sự tồn tại của bệnh tật hay chấn thương nào trong tử thi hay không.

Khám nghiệm tử thi đã chôn cất cần báo cho người nhà của người chết biết không?

Điều 202 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định như sau:

  • Việc khám nghiệm tử thi do giám định viên pháp y tiến hành dưới sự chủ trì của Điều tra viên và phải có người chứng kiến.
  • Trước khi khám nghiệm tử thi, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết về thời gian và địa điểm tiến hành khám nghiệm để cử Kiểm sát viên kiểm sát việc khám nghiệm tử thi. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc khám nghiệm tử thi.
  • Giám định viên kỹ thuật hình sự có thể được mời tham gia khám nghiệm tử thi để phát hiện, thu thập dấu vết phục vụ việc giám định.
  • Khi khám nghiệm tử thi phải tiến hành chụp ảnh, mô tả dấu vết để lại trên tử thi. Chụp ảnh, thu thập, bảo quản mẫu vật phục vụ công tác trưng cầu giám định; ghi rõ kết quả khám nghiệm vào biên bản. Biên bản khám nghiệm tử thi được lập theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật này.
  • Khi cần khai quật tử thi thì phải có quyết định của Cơ quan điều tra và thông báo cho người thân thích của người chết biết trước khi tiến hành. Trường hợp người chết không có hoặc không xác định được người thân thích của họ thì thông báo cho đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi chôn cất tử thi biết.

Như vậy, căn cứ theo quy định hiện hành, trường hợp cần khai quật tử thi để khám nghiệm thì cần phải thông báo cho người thân thích của người chết biết trước khi tiến hành.

Khi khám nghiệm tử thi đã chôn cất cần báo cho người nhà nạn nhân?
Khám nghiệm tử thi đã chôn cất thì có cần báo cho người nhà của người chết biết hay không?

Kiểm sát viên có quyền giám sát hoạt động khám nghiệm tử thi đã chôn cất không?

Tại Khoản 1 Điều 42 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên như sau:

1. Kiểm sát viên được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự có những nhiệm vụ, quyền hạn:

a) Kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm của cơ quan, người có thẩm quyền;

b) Trực tiếp giải quyết và lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm;

c) Kiểm sát việc thụ lý, giải quyết nguồn tin về tội phạm. Khởi tố, áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế. Kiểm sát việc lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm, việc lập hồ sơ vụ án của cơ quan, người có thẩm quyền điều tra. Kiểm sát hoạt động khởi tố, điều tra của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;

d) Trực tiếp kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói, thực nghiệm điều tra, khám xét;

đ) Kiểm sát việc tạm đình chỉ, phục hồi việc giải quyết nguồn tin về tội phạm; việc tạm đình chỉ điều tra, đình chỉ điều tra, phục hồi điều tra, kết thúc điều tra;

Như vậy, kiểm sát viên có quyền giám sát hoạt động khám nghiệm tử thi theo quy định.

Ai là người tiến hành khám nghiệm tử thi theo quy định của pháp luật?

Theo điểm g khoản 1 Điều 37 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn của Điều tra viên như sau:

“Điều 37. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Điều tra viên

1. Điều tra viên được phân công tiến hành hoạt động khởi tố, điều tra vụ án hình sự có những nhiệm vụ, quyền hạn:

a) Trực tiếp kiểm tra, xác minh và lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm;

b) Lập hồ sơ vụ án hình sự;

c) Yêu cầu hoặc đề nghị cử, thay đổi người bào chữa; yêu cầu cử, thay đổi người phiên

dịch, người dịch thuật;

d) Triệu tập và hỏi cung bị can; triệu tập và lấy lời khai người tố giác, báo tin về tội phạm, người bị tố giác, kiến nghị khởi tố, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân; lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ; triệu tập và lấy lời khai của người làm chứng, bị hại, đương sự;

đ) Quyết định áp giải người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, bị tạm giữ, bị can; quyết định dẫn giải người làm chứng, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, bị hại; quyết định giao người dưới 18 tuổi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giám sát; quyết định thay đổi người giám sát người dưới 18 tuổi phạm tội;

e) Thi hành lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, lệnh hoặc quyết định bắt, tạm giữ, tạm giam, khám xét, thu giữ, tạm giữ, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản, xử lý vật chứng;

g) Tiến hành khám nghiệm hiện trường, khai quật tử thi, khám nghiệm tử thi, xem xét dấu vết trên thân thể, đối chất, nhận dạng, thực nghiệm điều tra;

h) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra theo sự phân công của Thủ trưởng Cơ quan điều tra theo quy định của Bộ luật này.

2. Điều tra viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra về hành vi, quyết định của mình.”

Biên bản khám nghiệm tử thi là gì ?

Biên bản khám nghiệm tử thi là văn bản do cơ quan điều tra lập khí thực hiện việc khám tử thi để xác định nguyên nhân cái chết hoặc tìm ra dấu vết trên thân thể của người bị hại giúp cho việc chứng minh tội phạm.

Biên bản là văn bản pháp lí thể hiện toàn bộ các hoạt động khám nghiệm tử thi như thời gian, địa điểm tiến hành khám, mô tả cụ thể tình trạng, dấu vết bên ngoài, cũng như kết quả giải phẫu bên trong tử thi. Nếu tử thi phải khai quật để khám thì biên bản cũng thể hiện việc khai quật đó.

Biên bản cũng thể hiện rõ những người tiến hành khám tử thi. Đồng thời biên bản cũng ghi nhận các khiếu nại, yêu cầu hoặc để nghị của những người tham dự việc khám tử thi.

Biên bản khám tử thi phải có chữ kí của điều tra viên, bác sĩ pháp y, những người chứng kiến cũng như đại diện viện kiểm sát cùng cấp, đại diện gia đình nạn nhân và người giám định, nếu họ có mặt trong khi khám.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Khám nghiệm tử thi đã chôn cất thì có cần báo cho người nhà biết ?“. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân; tạm ngừng kinh doanh chi nhánh; mẫu đơn xin giải thể công ty, thủ tục sang tên nhà đất, của Luật sư , hãy liên hệ: : 0833102102.

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

Ý nghĩa của kết quả khám nghiệm tử thi

Khám nghiệm tử thi là kiểm tra y tế kỹ lưỡng về cơ thể sau khi chết. Nó kiểm tra bệnh hoặc chấn thương có thể có mặt. Hoặc nó có thể được thực hiện để tìm hiểu tại sao, thế nào một người đã chết.
Kết quả của một số xét nghiệm từ khám nghiệm tử thi có thể không sẵn sàng trong vài tuần. Đó là lý do tại sao một báo cáo bằng văn bản cuối cùng có thể mất vài tuần hoặc thậm chí vài tháng. Bác sĩ có thể nói chuyện với gia đình sau khi khám nghiệm tử thi và sau đó một lần nữa sau khi báo cáo cuối cùng hoàn tất.
Sau khi khám nghiệm tử thi, bác sĩ sẽ thường nói cách chết là tự nhiên hay không tự nhiên.
Một cái chết tự nhiên là cái chết được gây ra bởi một căn bệnh hoặc từ những tác động tự nhiên của tuổi già.
Một cái chết không tự nhiên là cái chết được gây ra bởi một điều gì đó bất ngờ, bất thường. Cách cư xử không tự nhiên của cái chết là giết người, tự sát, tai nạn “không xác định”. Những cái chết này thường được điều tra bởi giám định y tế hoặc nhân viên điều tra.

Khám nghiệm tử thi có mấy loại?

Theo khoa học pháp lý, ta có thể chia việc khám nghiệm tử thi thành 2 loại:
– Khám nghiệm tử thi theo yêu cầu: Khám nghiệm tử thi theo yêu cầu được thực hiện khi có sự đồng ý của người đó trước khi chết hoặc có sự đồng ý của cha, mẹ, vợ, chồng, con thành niên hoặc người giám hộ nếu không có ý kiến của người đó trước khi chết. Trong trường hợp này, các cơ quan chức năng không thể tiến hành việc khám nghiệm tử thi khi chưa có yêu cầu.
– Khám nghiệm tử thi theo quy định của pháp luật: Khám nghiệm tử thi đương nhiên được thực hiện theo quyết định của cơ quan chức năng: người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khi có căn cứ xác nhận về việc người đó chết bất thường hay chưa thể tìm ra nguyên nhân cái chết thì các chủ thể này được quyền ra quyết định khám nghiệm tử thi để xác định nguyên nhân cái chết và phục vụ công tác tố tụng theo quy định pháp luật mà không cần bất cứ yêu cầu nào.
Khám nghiệm tử thi có thể phân thành khám nghiệm bên ngoài và khám nghiệm bên trong. Khám nghiệm bên trong đòi hỏi phải có sự đồng ý của họ hàng ruột thịt. Sau khi kết thúc khám nghiệm bên trong, cơ thể sẽ được hoàn nguyên bằng cách khâu lại

Điều kiện để tiến hành khám nghiệm tử thi

Việc khám nghiệm tử thi được thực hiện khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Có sự đồng ý của người đó trước khi chết;
– Có sự đồng ý của cha, mẹ, vợ, chồng, con thành niên, người giám hộ nếu không có ý kiến của người đó trước khi chết;
– Theo quyết định của người đứng đầu cơ sở khám bệnh.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.