Tại sao Cơ quan điều tra không thụ lý tin tố cáo trên Facebook?

11/09/2021
Tại sao Cơ quan điều tra không thụ lý tin tố cáo trên Facebook
696
Views

Hai từ “sao kê” đang là cụm từ hot trong mạng xã hội hiện nay, xuất phát từ nữ doanh nhân Phương H*. Trước hàng loạt tin tố cáo các nghệ sĩ có hành vi ăn chặn tiền từ thiện của bà H* trên mạng Facebook. Dư luận liên tục bàn tán, thậm chí gây nhiều tranh cãi. Mặc dù vậy nhiều người thắc mắc, tại sao Cơ quan điều tra lại không tiếp nhận tin tố cáo trên Facebook để tiến hành khởi tố và điều tra làm rõ vụ việc, giải đáp thỏa đang cho cư dân mạng. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật tố tụng hình sự 2015

Nội dung tư vấn

Khởi tố vụ án hình sự là gì?

Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu tiên trong tố tụng hình sự; trong đó cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, xác định có hay không dấu hiệu của tội phạm; để quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự. Là cơ sở để chấm dứt hoạt động tố tụng hình sự hay thực hiện các hoạt động tố tụng tiếp theo của quá trình giải quyết vụ án hình sự.

Căn cứ khởi tố vụ án hình sự

Chỉ được khởi tố vụ án khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những căn cứ:

  1. Tố giác của cá nhân;
  2. Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
  3. Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng;
  4. Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước;
  5. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm;
  6. Người phạm tội tự thú.

Thứ nhất, tố giác của cá nhân

Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền. Tố giác của cá nhân được thực hiện trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua đường điện thoại, thư tín… và có thể được thể hiện bằng lời hoặc bằng văn bản. Mọi người đều có quyền tố giác về tội phạm với cơ quan có thẩm quyền. Việc khởi tố vụ án hình sự căn cứ vào tố giác của cá nhân chỉ được được thực hiện sau khi cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác điều tra; xác minh và xác định đã có sự việc phạm tội xảy ra đúng theo nội dung của tố giác.

Tuy nhiên, nếu người nào cố ý tố giác sai sự thật thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật; xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.

Thứ hai, tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân

Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan; tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền. Khi nhận được thông tin về tội phạm do cơ quan; tổ chức, cá nhân thông báo, thì cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành xác minh. Nếu qua xác minh thấy vụ việc mà cơ quan, tổ chức; cá nhân cung cấp có dấu hiệu của một tội phạm cụ thể được quy định trong Bộ luật hình sự thì sẽ ra quyết định khởi tố vụ án hình sự.

Thứ ba, tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng

Phương tiện thông tin đại chúng là phương tiện có đối tượng tác động là đông đảo người dân như báo chí in; đài tuyền hình, đài phát thanh,…

Khi có được thông tin về tội phạm do các phương tiện thông tin đại chúng đưa; thì các cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành kiểm tra; xác minh để kết luận có dấu hiệu tội phạm hay không; làm căn cứ khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự.

Thứ tư, kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước

Kiến nghị khởi tố là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiến nghị bằng văn bản và gửi kèm theo chứng cứ; tài liệu liên quan cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyết xem xét; xử lý vụ việc có dấu hiệu tội phạm. Cùng với các nguồn tin khác; kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước là nguồn tin để cơ quan tiến hành tố tụng xem xét; quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự.

Thứ năm, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm

Đây là trường hợp Cơ quan điều tra; Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc Viện kiểm sát trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm thông qua quá trình thực hiện nhiệm vụ; quyền hạn của mình và dùng đó làm căn cứ khởi tố vụ án hình sự.

Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại phiên toà; mà phát hiện sự việc nào đó có dấu hiệu của tội phạm nhưng chưa được khởi tố

Thứ sáu, người phạm tội tự thú

Tự thú là việc người phạm tội tự nguyện khai báo với cơ quan, tổ chức về hành vi phạm tội của mình trước khi tội phạm hoặc người phạm tội bị phát hiện.

Người phạm tội tự thú là người đã thực hiện hành vi phạm tội và họ tự mình ra thú nhận hành vi phạm tội của họ trước các cơ quan; tổ chức có thẩm quyền trước khi tội phạm hoặc người phạm tội bị phát hiện. Việc thú nhận hành vi phạm tội của người phạm tội trước khi tội phạm; hoặc người phạm tội bị phát hiện là cơ sở để đánh giá có thể có sự việc phạm tội xảy ra và khả năng người tự thú là người thực hiện hành vi phạm tội. Do vậy, từ lời khai của người phạm tội tự thú cũng là cơ sở quan trọng để cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng dùng làm căn cứ khởi tố vụ án hình sự.

Tố cáo trên Facebook có coi là căn cứ để khởi tố vụ án hình sự không?

Có quan điểm cho rằng, tố cáo trên mạng xã hội Facebook là tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng. Nên Cơ quan điều tra cần tiến hành khởi tố và điều tra làm rõ vụ việc.

Như phân tích ở trên, ta có thể thấy việc livestream, đăng bài tố cáo các nghệ sĩ của không được coi là một căn cứ để khởi tố vụ án hình sự. Bởi vì bà H* không đi đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền để trình báo; mà lại livestream trên Facebook, đây cũng không được coi là phương tiện thông tin đại chúng chính thống.

Vì vậy, các cơ quan chức năng không thể vào cuộc hay tham gia điều tra chỉ vì việc lên mạng nói như vậy; chỉ khi nào bà H* thực sự tố giác hoặc tin báo, lúc đấy các cơ quan mới vào cuộc. Với kinh nghiệm làm doanh nghiệp lâu năm; các vấn đề pháp lý như vậy được bà H* nắm rất kĩ việc bà đang đứng ở đâu; có vai trò như thế nào và luôn tạo cho mình một cơ hội an toàn.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Trên đây là bài viết của chúng tôi về: “Tại sao Cơ quan điều tra không thụ lý tin tố cáo trên Facebook. Nếu có nhu cầu hỗ trợ pháp lý về hình sự, vui lòng liên hệ chúng tôi: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Tố cáo là gì?

Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm:
a) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
b) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.

Tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền nhưng không có tài liệu chứng mình, cơ quan nhà nước có giải quyết không?

Giải quyết tố cáo là việc thụ lý, xác minh, kết luận nội dung tố cáo và xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo. Cơ quan nhà nước tiếp nhận đơn tố cáo và người tố cáo không có nghĩa vụ chứng mình hành vi vi phạm pháp luật. Như vậy cơ quan vẫn tiến hành giải quyết khi người tố cáo không có tài liệu, chứng cứ.

Nguyên tắc giải quyết tố cáo?

Việc giải quyết tố cáo phải kịp thời, chính xác, khách quan, đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục và thời hạn theo quy định của pháp luật.
Việc giải quyết tố cáo phải bảo đảm an toàn cho người tố cáo; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo trong quá trình giải quyết tố cáo.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Trả lời