Lợi dụng thu tiền việc tiêm vaccine Covid 19 để trục lợi bị xử lý ra sao?

23/08/2021
Lợi dụng thu tiền việc tiêm vaccine Covid 19 để trục lợi bị xử lý ra sao?
758
Views

Lợi dụng thu tiền từ việc tiêm vaccine Covid 19 là một vấn đề đang gây xôn xao dư luận gần đây. Đây là một hành vi vi phạm pháp luật; và cần có những biện pháp xử lý thích đáng để ngăn ngừa và răn đe. Xung quanh nội dung này, chúng tôi sẽ đề cập tới một vụ việc có liên quan sau đây.

Tóm tắt vụ việc

Chủ trương và chính sách tiêm vaccine Covid 19 miễn phí cho tất cả người dân đang được Chính phủ và chính quyền TP HCM triển khai.

Tuy nhiên, Lê Thị Kim Dung, 32 tuổi, cho biết “có mối quan hệ”; nên dẫn 21 người không thuộc đối tượng tiêm vaccine Covid-19 đến quận 11 tiêm với giá 2-4 triệu đồng.

Làm việc với cảnh sát, Dung khai “có mối quan hệ cá nhân”; có thể đăng ký cho người không thuộc diện đối tượng tiêm chủng ở quận 11. Thời gian qua cô đã đưa 21 người đến tiêm thành công; mỗi trường hợp phải chuyển khoản 2-4 triệu đồng. Tổng cộng Dung thu lợi hơn 60 triệu đồng.

Vậy hành vi trên sẽ bị xử lý như thế nào? Hãy cùng Luật Sư 247 tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)

Hành vi lợi dụng thu tiền tiêm vaccine Covid 19 có thể bị khép vào tội gì?

Theo điều 336, Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 có quy định như sau:

Người nào trực tiếp hoặc qua trung gian nhận tiền; hoặc các lợi ích khác để dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn làm; hoặc không làm một việc thuộc trách nhiệm của họ; hoặc làm một việc không được phép làm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi.

Như vậy, hành vi lợi dụng thu tiền tiêm vaccine Covid 19 trên có thể bị khép vào tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi.

Cấu thành tội phạm tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi

Các dấu hiệu về chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm này không phải là chủ thể đặc biệt; người phạm tội không nhất thiết phải là người có chức vụ, quyền hạn; và cũng không lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội; mà chỉ lợi dụng ảnh hưởng của mình đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi.

Các dấu hiệu thuộc về khách thể của tội phạm

Khách thể của tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi là hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức; làm cho cơ quan, tổ chức bị suy yếu, mất uy tín, mất lòng tin của nhân dân vào chế độ; làm cho cán bộ, công chức ở cơ quan, tổ chức bị thoái hoá biến chất.

Các dấu hiệu về mặt khách quan của tội phạm

a. Hành vi khách quan

Người phạm tội có hai hành vi khách quan:

Dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người có chức vụ quyền hạn; và hành vi nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào.

Dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người có chức vụ quyền hạn là lợi dụng mối quan hệ giữa mình với người có chức vụ, quyền hạn để yêu cầu, thúc dục, chi phối người này làm; hoặc không làm một việc thuộc trách nhiệm của họ hoặc làm một việc không được phép làm.

Biểu hiện của hành vi thúc đẩy có thể là trực tiếp yêu cầu; viết thư, gọi điện thoại; thông qua người khác để yêu cầu… Việc yêu cầu này có thể là một lần; nhưng có thể là nhiều lần cho đến khi yêu cầu đó được đáp ứng. Nội dung của yêu cầu mà người phạm tội đưa ra là vì lợi ích; hoặc theo yêu cầu của người mà người phạm tội nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác.

b. Hậu quả

Hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm, vì số tiền mà người phạm tội nhận không phải là hậu quả của tội phạm này mà nó chỉ là hành vi khách quan (hành vi nhận tiền); còn số tiền bao nhiêu lại là phương tiện thực hiện tội phạm; còn hậu quả của tội phạm này chỉ là những thiệt hại về tài sản, tinh mạng, sức khoẻ và những thiệt hại nghiêm trọng khác do hành vi phạm tội gây ra.

Các dấu hiệu về mặt chủ quan của tội phạm

Tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi, người thực hiện hành vi phạm tội do cố ý.

Mục đích của tội phạm này lại là dấu hiệu bắt buộc, nếu người phạm tội không có mục đích trục lợi thì người có hành vi lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn không cấu thành tội phạm này. Dấu hiệu trục lợi quy định trong cấu thành tội phạm này không phải là động cơ mà là mục đích.

Hành vi lợi dụng thu tiền tiêm vaccine Covid 19 bị xử lý như thế nào?

Điều 366, BLHS 2015 quy định về tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi như sau:

Khung 1

Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

Người nào trực tiếp hoặc qua trung gian nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây để dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc thuộc trách nhiệm của họ hoặc làm một việc không được phép làm:

a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

b) Lợi ích phi vật chất.

Khung 2

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

c) Tái phạm nguy hiểm.

Khung 3

Phạm tội trong trường hợp tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm. 

Hình phạt bổ sung

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Như vậy đối với tội danh này mức án cao nhất có thể lên tới 10 năm tù và bị phạt tiền đến 50 triệu đồng.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để in SGK giả bị xử lý như thế nào?
Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước bị xử lý ra sao?
Lập hồ sơ khống xây nhà văn hóa bị xử phạt ra sao theo quy định

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Lợi dụng thu tiền việc tiêm vaccine Covid 19 để trục lợi bị xử lý ra sao?” . Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Mức án thấp nhất dành cho tội danh lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi là gì?

Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm

Những biểu hiện gian dối trong công tác là gì?

Hành vi gian dối của cán bộ, công chức, viên chức thể hiện ở việc chỉnh sửa lý lịch, khai man tuổi tác, tùy tiện đặt các quy định, thủ tục gây sách nhiễu, phiền hà,… để trục lợi cá nhân một cách bất chính.

Phân biệt lạm dụng chức vụ, quyền hạn và lợi dụng chức vụ, quyền hạn

Lạm dụng chức vụ, quyền hạn” là sử dụng vượt quá quyền hạn, chức trách, nhiệm vụ được giao hoặc tuy không được giao, không được phân công nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực đó nhưng vẫn thực hiện.
“Lợi dụng chức vụ, quyền hạn” là dựa vào chức vụ, quyền hạn được giao để làm trái, không làm hoặc làm không đúng quy định của pháp luật.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Để lại một bình luận