Kiểm sát viên có quyền tham gia hỏi cung bị can không?

05/07/2022
527
Views

Hôm trước tôi có được điều tra viên triệu tập lên Cơ quan công an để hỏi cung về Tội đánh cờ bạc. Trong quá trình Điều tra viên hỏi cung tôi thấy Kiểm sát viên cũng hỏi tôi một số câu. Vậy cho hỏi Kiểm sát viên có quyền tham gia hỏi cung không? Hỏi cung đối với bị can được pháp luật quy định như thế nào? Mong luật sư giải đáp giúp tôi.

Hỏi cung bị can là một trong các biện pháp điều tra theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Sau khi vụ án được khởi tố tìm được đối tượng và ra quyết đinh khởi tố bị can; việc hỏi cung bị can sẽ là điều được tiến hành đầu tiên. Đây là việc vô cùng quan trọng và đảm bảo cho việc giải quyết vụ án được hiệu quả. Vậy pháp luật quy định như thế nào về biện pháp này? Chủ thể nào có thẩm quyền hỏi cung đối với bị can? Các nguyên tắc; quy định nào cần tuân thủ khi tiến hành hỏi cung đối với bị can? Để làm rõ vẫn đề này,  Luật sư 247 xin giới thiệu bài viết “Kiểm sát viên có quyền tham gia hỏi cung bị can không?“. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Căn cứ pháp lý

Hỏi cung bị can là gì?

Hỏi cung bị can là một biện pháp điều tra theo trình tự luật định đối với một người đã bị khởi tố về hình sự (bị can) nhằm làm rõ sự thật về hành vi phạm tội của họ.

Đây là hoạt động điều tra được áp dụng phổ biến nhất trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Hỏi cung bị can do các chủ thể có thẩm quyền tiến hành (Điều tra viên, Kiểm sát viên) bằng việc sử dụng các biện pháp; chiến thuật điều tra theo trình tự; thủ tục mà luật tố tụng hình sự quy định để thu thập chứng cứ từ lời khai của bị can.

Mục đích của hoạt đồng này là nhằm thu thập chứng cứ từ lời khai của bị can về các tình tiết của vụ án mà họ bị tình nghi thực hiện, đồng thời thu thập các chứng cứ có ý nghĩa cho việc giải quyết các vấn đề khác của vụ án hình sự.

Kiểm sát viên hỏi cung bị can khi nào?

Kiểm sát viên có quyền tham gia hỏi cung bị can không?
Kiểm sát viên có quyền tham gia hỏi cung bị can không?

Tham gia hỏi cung cùng với Điều tra viên

Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015; thì Kiểm sát viên là một trong các chủ thể có nhiệm vụ, quyền hạn hỏi cung bị can (theo điểm g khoản 1 Điều 42).

Bên cạnh đó theo Khoản 1 Điều 183 Bộ luật tố tụng hình sự; trước khi hỏi cung bị can, Điều tra viên phải thông báo cho Kiểm sát viên và người bào chữa thời gian, địa điểm hỏi cung. Trong quá trình kiểm sát việc hỏi cung bị can của Điều tra viên; khi xét thấy cần thiết Kiểm sát viên có thể tham gia hỏi cung cùng với Điều tra viên.

Theo quy định này thì kiểm sát viên có thể cùng với điều tra viên hỏi cung bị can để có thể làm rõ hơn về tình tiết vụ án cũng như bổ sung những vấn đề còn thiếu khi Điều tra viên hỏi.

Các trường hợp Kiểm sát viên trực tiếp hỏi cung bị can 

Bên cạnh việc tham gia cùng với Điều tra viên; Bộ luật tố tụng hình sự cũng quy định Kiểm sát viên có quyền trực tiếp hỏi cung bị can.

Tuy nhiên Kiểm sát viên chỉ trực tiếp hỏi cung bị can trong trường hợp bị can kêu oan; khiếu nại hoạt động điều tra; hoặc có căn cứ xác định việc điều tra vi phạm pháp luật hoặc trong trường hợp khác khi xét thấy cần thiết. Cụ thể vấn đề này được quy định tại Quy chế 111/QĐ-VKSTC công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố của Viện kiểm sát tối cao (Quy chế 111) như sau:

Trong giai đoạn điều tra

Theo khoản 4 Điều 50 Quy chế 111 quy định:

Trong giai đoạn điều tra, Kiểm sát viên trực tiếp hỏi cung bị can trong các trường hợp sau:

+Bị can kêu oan;

+ Bị can khiếu nại hoạt động điều tra;

+Có căn cứ xác định việc điều tra vi phạm pháp luật;

+ Khi có đề nghị của Cơ quan có thẩm quyền điều tra; tài liệu, chứng cứ mâu thuẫn hoặc chưa rõ;

+ Lời khai của bị can trước sau không thống nhất, lúc nhận tội, lúc chối tội;

+ Có căn cứ để nghi ngờ về tính xác thực trong lời khai của bị can hoặc trường hợp bị can bị khởi tố về tội đặc biệt nghiêm trọng

+ Các trường hợp khác khi xét thấy cần thiết.

Trong giai đoạn truy tố

Theo Khoản 1 Điều 69 Quy chế 111:

Trong giai đoạn truy tố, Viện kiểm sát cũng có thể trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra; trong đó bao gồm trực tiếp hỏi cung bị can trong các trường hợp sau:

+ Khi phát hiện có dấu hiệu oan, sai, bỏ lọt tội phạm, vi phạm pháp luật mà Viện kiểm sát đã yêu cầu nhưng Cơ quan có thẩm quyền điều tra không thực hiện;

+ Khi cần kiểm tra, bổ sung tài liệu, chứng cứ để quyết định việc truy tố;

+ Khi Tòa án yêu cầu điều tra;

+ Bổ sung tài liệu, chứng cứ mà Viện kiểm sát xét thấy không cần thiết phải trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra để điều tra bổ sung.

Một số quy định về việc hỏi cung bị can

Việc hỏi cung bị can do Điều tra viên tiến hành ngay sau khi có quyết định khởi tố bị can. Có thể hỏi cung bị can tại nơi tiến hành điều tra hoặc tại nơi ở của người đó. Trước khi hỏi cung bị can; Điều tra viên phải thông báo cho Kiểm sát viên và người bào chữa thời gian, địa điểm hỏi cung.

– Trước khi tiến hành hỏi cung lần đầu; Điều tra viên phải giải thích cho bị can biết rõ quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 60 của Bộ luật tố tụng hình sự. Việc này phải ghi vào biên bản.

Trường hợp vụ án có nhiều bị can thì hỏi riêng từng người và không để họ tiếp xúc với nhau. Có thể cho bị can viết bản tự khai của mình.

– Không hỏi cung bị can vào ban đêm; trừ trường hợp không thể trì hoãn được nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.

– Điều tra viên; Cán bộ điều tra; Kiểm sát viên; Kiểm tra viên bức cung, dùng nhục hình đối với bị can thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.

– Việc hỏi cung bị can tại cơ sở giam giữ; hoặc tại trụ sở Cơ quan điều tra; cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải được ghi âm; hoặc ghi hình có âm thanh.

Việc hỏi cung bị can tại địa điểm khác được ghi âm; hoặc ghi hình có âm thanh theo yêu cầu của bị can; hoặc của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

– Việc hỏi cung phải được lập thành biên bản theo Điều 184 Bộ luật tố tụng hình sự.

Hỏi cung đối với bị can là người dưới 18 tuổi được quy định như thế nào?

Theo Điều 442 Bộ luật tố tụng hình sự; quy định về việc hỏi cung bị can là người dưới 18 tuổi như sau:

– Khi hỏi cung bị can là người dưới 18 tuổi; cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải thông báo trước thời gian; địa điểm hỏi cung cho người bào chữa, người đại diện của họ.

– Việc hỏi cung bị can phải có mặt người bào chữa hoặc người đại diện của họ.

– Người bào chữa; người đại diện có thể hỏi bị can là người dưới 18 tuổi nếu được Điều tra viên; Kiểm sát viên đồng ý. Sau mỗi lần hỏi cung của người có thẩm quyền kết thúc; thì người bào chữa, người đại diện có thể hỏi bị can.

– Thời gian hỏi cung bị can là người dưới 18 tuổi không quá hai lần trong 01 ngày; và mỗi lần không quá 02 giờ, trừ trường hợp:

a) Phạm tội có tổ chức;

b) Để truy bắt người phạm tội khác đang bỏ trốn;

c) Ngăn chặn người khác phạm tội;

d) Để truy tìm công cụ, phương tiện phạm tội hoặc vật chứng khác của vụ án;

đ) Vụ án có nhiều tình tiết phức tạp.

Trước khi hỏi cung bị can có cần Viện kiểm sát phê chuẩn quyết định khởi tố bị can không?

Về nguyên tắc; người bị tình nghi chỉ được coi là bị can khi mà có quyết định khởi tố bị can. Tuy nhiên để quyết định này được công nhận cần phải có sự phê chuẩn của Viện kiểm sát. Theo đó kể từ thời điểm Viện kiểm sát phê chuẩn quyết định khởi tố bị can của cơ quan điều tra; đối tượng tình nghi trở thành bị can. Do đó đáng nhẽ ra việc hỏi cung bị can chỉ được tiến hành sau khi có quyết định phê chuẩn của Viện kiểm sát.

Tuy nhiên theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự; việc hỏi cung bị can được tiến hành ngay sau khi có quyết định khởi tố bị can mà chưa cần sự phê chuẩn của Viện kiểm sát. Điều này là hợp lý; bởi lẽ đáp ứng nhu cầu cấp thiết của việc điều tra thu thập chứng cứ; cần tiến hành hỏi người bị nghi ngờ phạm tội trong thời gian sớm nhất; để đảm bảo hiệu quả của việc điều tra. Nếu đợi phê chuẩn của Viện kiểm sát thì sẽ mất thêm một khoảng thời gian; có thể làm lỡ đi thời cơ của việc thu thập chứng cứ.

Vì vậy chỉ cần có quyết định khởi tố bị can; việc hỏi cung bị can sẽ được tiến hành.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Kiểm sát viên có quyền tham gia hỏi cung bị can không?”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu tìm hiểu về thủ tục sang tên nhà đất; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Việc hỏi cung bị can có bắt buộc phải ghi âm, ghi hình?

Việc hỏi cung bị can tại cơ sở giam giữ hoặc tại trụ sở Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải được ghi âm; hoặc ghi hình có âm thanh.
Việc hỏi cung bị can tại địa điểm khác được ghi âm; hoặc ghi hình có âm thanh theo yêu cầu của bị can; hoặc của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Theo đó trong trường hợp hỏi cung bị can ngoài cơ sở giam giữ; trụ sở cơ quan có thẩm quyền điều tra thì việc ghi âm ghi hình là không bắt buộc.

Có được hỏi cung vào ban đêm không?

Theo Điều 183 Bộ luật tố tụng hình sự quy định về việc hỏi cung bị can; theo đó không hỏi cung bị can vào ban đêm; trừ trường hợp không thể trì hoãn được nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản hỏi cung bị can. Do đó trong trường hợp cấp bách cần hỏi cung bị can ngay thì vẫn có thể tiến hành vào ban đêm. Lý do tiến hành phải được ghi rõ vào biện bản hỏi cung để đảm bảo cho việc kiểm sát sau này.

Có thể tiến hành hỏi cung bị can ở đâu?

Việc hỏi cung bị can có thể được tiến hành tại cơ sở giam giữ hoặc tại trụ sở Cơ quan điều tra; cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; Viện kiểm sát; nơi ở của bị can hoặc nơi khác theo quy định pháp luật và đảm bảo đúng quy định về việc hỏi cung bị can.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.