Khi nào xét xử kín theo pháp luật quy định?

30/06/2022
Khi nào xét xử kín
677
Views

Công việc chính của Tòa án nhân dân là xét xử các vụ án. Việc xét xử các vụ án đa phần phải đảm bảo nguyên tắc công khai, có sự chứng kiến của những người dân và đăng tải lên các phương tiện truyền thông nhưng trong một số trường hợp ngoại lệ cần phải xét xử kín? Sau đây, hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về vấn đề “Khi nào xét xử kín?” qua bài viết sau đây nhé!

Căn cứ pháp lý

Khi nào xét xử kín?

Xét xử kín là không phải tất cả mọi người đều có quyền tham dự phiên tòa như trường hợp xét xử công khai nhưng phải tuyên án công khai.

Trong phiên tòa xét xử kín thì chỉ có Hội đồng xét xử, kiểm sát viên, thư ký phiên tòa, bị cáo, đương sự và những người tham gia tố tụng do Hội đồng xét xử triệu tập nếu xét thấy cần thiết.

Còn lại sẽ không có một ai khác được ở lại phòng xét xử để theo dõi diễn biến phiên tòa, kể cả nhà báo hay những người thân của bị cáo, đương sự.

Quy định của pháp luật về xét xử kín

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 31 Hiến pháp 2013 quy định như sau: Người bị buộc tội phải được Tòa án xét xử kịp thời trong thời hạn luật định, công bằng, công khai. Trường hợp xét xử kín theo quy định của luật thì việc tuyên án phải được công khai.

Mặt khác theo quy định tại Khoản 3 Điều 103 Hiến pháp 2013 quy định: Tòa án nhân dân xét xử công khai. Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự, Tòa án nhân dân có thể xét xử kín.

Ngoài ra xét xử kín cũng được quy định cụ thể tại Điều 25 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 như sau:

Điều 25. Tòa án xét xử kịp thời, công bằng, công khai

Tòa án xét xử kịp thời trong thời hạn luật định, bảo đảm công bằng.

Tòa án xét xử công khai, mọi người đều có quyền tham dự phiên tòa, trừ trường hợp do Bộ luật này quy định. Trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người dưới 18 tuổi hoặc để giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự thì Tòa án có thể xét xử kín nhưng phải tuyên án công khai.

Như vậy có thể thấy được rằng xét xử kín được quy định ở cả Hiến pháp và Bộ luật tố tụng hình sự.

Xét xử kín được áp dụng trong trường hợp nào?

Chúng ta đã hiểu được Xét xử kín là gì?  Căn cứ theo quy định của Hiến pháp và Điều 25 Bộ luật tố tụng hình sự thì xét xử kín sẽ được áp dụng trong những trường hợp sau.

– Trong trường hợp Tòa án xét thấy cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc. Các vụ án điển hình cho trường hợp xét xử kín này xuất phát từ các vụ án liên quan đến Làm sai quy định nhà nước gây thất thoát ngân sách, tham nhũng,..vì nó liên quan đến việc giữ bí mật nhà nước. 

– Xét thấy phải bảo vệ lợi ích của người dưới 18 tuổi. Các vụ án điển hình thường là các vụ án về hiếp dâm trẻ em, cưỡng dâm, dâm ô,…Bởi vì những vụ án này thường ảnh hưởng đến tâm lý của nạn nhân trong giai đoạn chưa phát triển về tinh thần.

– Xuất phát từ quyền giữ kín bí mật đời tư của chính đương sự. Trong một số trường hợp, yêu cầu được xét xử kín cũng là căn cứ để Tòa xét xử kín vụ án. 

Nếu vụ án thuộc một trong các trường hợp được xét xử kín nêu trên thì đương sự có quyền gửi đơn đến tòa án xét xử vụ án đó để yêu cầu xử kín. Trên cơ sở yêu cầu của đương sự thì Tòa án sẽ xem xét, quyết định và khi đưa vụ án ra xét xử, Tòa sẽ ghi rõ hình thức xét xử là công khai hoặc xử kín.

Từ những phân tích trên có thể thấy được rằng trong một số trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người dưới 18 tuổi hoặc để giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự thì Tòa án có thể xét xử kín nhưng phải tuyên án công khai.

Vụ việc dân sự

Ngoài việc xét xử kín trong vụ án dân sự; thì vụ việc dân sự cũng được xét xử kín. Theo Khoản 2 Điều 15 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định:

” Tòa án xét xử công khai. Trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ thì Tòa án có thể xét xử kín.”

Có thể thấy tương tự với vụ án hình sự thì vụ án dân sự cũng được xứt xử kín với những trường hợp tương ứng. Tuy nhiên về phần bí mật của các đương sự thì lại bao hàm rộng hơn so với vụ án hình sự. Bởi đương sự trong vụ án hình sự có các chủ thể hẹp hơn; loại bí mật trong dân sự cũng nhiều hơn so với hình sự.

Xét xử kín nhưng bản án phải công khai

Tuy quá trình xét xử phải kín nhưng mà bản án phải được công khai cho mọi người. Song, bản án cũng thường chỉ được công khai phần quyết định bởi lẽ, việc công bố toàn bộ bản án sẽ trình bày hết các tình tiết vụ án. Điều này sẽ khó bảo vệ được bí mật nhà nước, bí mật đời tư và quyền lợi của người dưới 18 tuổi, trái với nguyên tắc việc xét xử kín. Cụ thể, tại Điều 327 – Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 đã quy định:

Điều 327. Tuyên án

Chủ tọa phiên tòa hoặc một thành viên khác của Hội đồng xét xử đọc bản án. Trường hợp xét xử kín thì chỉ đọc phần quyết định trong bản án. Sau khi đọc xong có thể giải thích thêm về việc chấp hành bản án và quyền kháng cáo.

Khi nào xét xử kín?
Khi nào xét xử kín?

Quy định về tuyên án trong trường hợp xét xử kín

Tuy nhiên bản án cũng thường chỉ được công khai phần quyết định bởi lẽ, việc công bố toàn bộ bản án sẽ trình bày hết các tình tiết vụ án. Điều này sẽ khó bảo vệ được bí mật nhà nước, bí mật đời tư và quyền lợi của người dưới 18 tuổi, trái với nguyên tắc việc xét xử kín. 

Điều 327 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:

Điều 327. Tuyên án

Chủ tọa phiên tòa hoặc một thành viên khác của Hội đồng xét xử đọc bản án. Trường hợp xét xử kín thì chỉ đọc phần quyết định trong bản án. Sau khi đọc xong có thể giải thích thêm về việc chấp hành bản án và quyền kháng cáo.

Quy định về việc tuyên án công khai bản án nhằm đảm bảo phán quyết của Tòa án phải được công khai để từ đó giúp nhân dân giám sát và kiểm tra tính khách quan, minh bạch của phán quyết.

Bên cạnh đó cũng nhằm giáo dục ý thức pháp luật, tuyên truyền pháp luật cho nhân dân bởi thông qua hoạt động xét xử công khai mọi người nhận thức được rằng bất cứ sự việc vi phạm pháp luật nào đều bị xử lí theo pháp luật, thể hiện tính răn đe và mục đích phòng ngừa chung đến xã hội.

Từ những quy định trên thấy được rằng quyền con người ngày càng được bảo đảm trong tố tụng hình sự và nhất quán nguyên tắc, xét xử kín nhưng phải tuyên án công khai.

Do đó những vụ án như xâm hại tình dục, loạn luân… đặc biệt là những vụ án có nạn nhân là trẻ em, người chưa thành niên thường được xét xử kín để tránh gây áp lực tâm lý và ảnh hưởng xấu đến tương lai lâu dài của nạn nhân, cũng như thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Những vụ án liên quan đến bí mật nhà nước cũng cần phải tránh làm lộ tình tiết của vụ án do đó khi tuyên án công khai, Hội đồng xét xử chỉ đọc phần quyết định trong bản án, không đọc nội dung vụ án cũng như nhận định của Hội đồng xét xử.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề “Khi nào xét xử kín?”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về đơn xin đổi tên trong giấy khai sinh, kế toán giải thể công ty, mẫu tạm ngừng kinh doanh mới nhất, thành lập công ty mới, đơn xin xác nhận tình trạng hôn nhân, trích lục khai tử, các quy định pháp luật về điều kiện thành lập, hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam; thủ tục đăng ký bảo hộ logo… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Đương sự có được yêu cầu Tòa án xét xử kín không?

Theo Hiến pháp 2013; Bộ luật tố tụng hình sự và Bộ luật tố tụng dân sự 2015; thì Tòa án sẽ xét xử kín theo yêu cầu chính đáng của đương sự. Do đó nếu muốn xét xử kín; đương sự có thể làm đơn đề nghị lên Tòa án về lý do xét xử kín. Tòa án sẽ xem xét và đưa ra quyết định có xét xử kín không theo quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Những ai được tham gia phiên tòa xét xử kín vụ án hình sự?

Trong phiên tòa xét xử kín, chỉ có Hội đồng xét xử, kiểm sát viên, thư ký phiên toà và những người tham gia tố tụng cần thiết khác được Tòa án triệu tập đến. Không một ai khác được ở lại phòng xét xử để theo dõi diễn biến phiên tòa; kể cả nhà báo hay người thân của đương sự.

Xét xử kín trong trường hợp cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc?

Nếu đối với vụ án; Tòa xét thấy cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục; nếu xét xử công khai thì có thể làm lộ bí mật nhà nước; ảnh hưởng xấu đến thuần phong mỹ tục dân tộc. Các vụ án điển hình cho trường hợp xét xử kín này xuất phát từ các vụ án liên quan đến Làm sai quy định nhà nước gây thất thoát ngân sách, tham nhũng, hoặc các tội như gián điệp, phản bội tổ quốc,…..
Việc xét xử công khai sẽ vô tình làm lộ các bí mật nhà nước ra ngoài trong khi đó nó cần được bảo vệ; đặc biệt khỏi các đối tượng cơ hội; chống phá nhà nước; chính quyền nhân dân.
Còn với thuần phong mỹ tục; thì khi xét xử công khai có khả năng sẽ gây ảnh hưởng xấu tới các chủ thể tham gia phiên tòa; để lại ấn tượng không tốt về thuần phong mỹ tục của dân tộc.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.