Cách xác định thời điểm bắt đầu cấp dưỡng nuôi con

26/06/2022
Cách xác định thời điểm bắt đầu cấp dưỡng nuôi con
561
Views

Chào Luật sư, Năm 2017, tôi và anh A có quan hệ tình cảm với nhau. Sau một thời gian yêu nhau thì tôi có mang thai. Đến ngày 15/10/2017, tôi có sinh cháu B. Ngay sau đó, anh B bỏ đi và kết hôn với một người phụ nữ khác. Năm 2022, tôi có nộp đơn khởi kiện yêu cầu xác định cha con và yêu cầu anh A thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng từ thời điểm 15/10/2017. Ngày 15/6/2022, tôi nhận được bản án sơ thẩm tuyên anh A phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng bắt đầu từ ngày bản án này có hiệu lực. Cách xác định thời điểm bắt đầu cấp dưỡng nuôi con ra sao? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Căn cứ pháp lý

Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014

Cấp dưỡng là gì?

Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định.

Cấp dưỡng là việc được thực hiện khi không còn chung sống với nhau; và người được cấp dưỡng không có đủ điều kiện để duy trì cuộc sống; khó khăn; túng thiếu. Khi đó mức cấp dưỡng sẽ được các bên thỏa thuận sao cho có được sự hợp lý giữa hai bên.

Cách xác định thời điểm bắt đầu cấp dưỡng nuôi con
Cách xác định thời điểm bắt đầu cấp dưỡng nuôi con

Mức cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn như thế nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì:

“Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.”

Trong trường hợp; người trực tiếp nuôi con không yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cấp dưỡng vì lý do nào đó thì Tòa án cần giải thích cho họ hiểu rằng việc yêu cầu cấp dưỡng nuôi con là quyền lợi của con để họ biết nhằm bảo vệ quyền; lợi ích hợp pháp của con. Nếu xét thấy việc họ không yêu cầu cấp dưỡng là tự nguyện; họ có đầy đủ khả năng, điều kiện nuôi dưỡng con thì Tòa án không buộc bên kia phải cấp dưỡng nuôi con.

Như vậy; sau khi ly hôn người không trực tiếp nuôi con phải cấp dưỡng nuôi con đến khi thành niên (18 tuổi); nếu con thành niên mà không tự nuôi sống được bản thân do bị tàn tật; hoặc không có năng lực hành vi dân sự thì người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải có trách nhiệm cấp dưỡng không thời hạn.

Cách xác định thời điểm bắt đầu cấp dưỡng nuôi con

Theo dữ liệu ghi nhận thì cháu B sinh ngày 15/10/2017, nhưng mãi đến năm 2022, chị mới khởi kiện ra Tòa yêu cầu anh A cấp dưỡng cho con. Tòa sơ thẩm đã tuyên anh A phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng bắt đầu từ ngày bản án có hiệu lực là ngày 15/10/2022.

Theo quy định tại khoản 24 Điều 3 và Điều 110 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014: “Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên…” và “Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên…”.

Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi, “Người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên và người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi” (khoản 1 Điều 20 và khoản 1 Điều 21 Bộ luật Dân sự năm 2015). Như vậy, theo pháp luật hiện hành chỉ đề cập đến điểm kết thúc việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con (như khi con đã thành niên là đủ 18 tuổi, có khả năng lao động, có thu nhập để tự nuôi sống bản thân) mà không quy định khi nào thì người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải bắt đầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.

Tuy nhiên, thời điểm sinh cháu B và thời điểm khởi kiện thì chưa xác định cháu B là con đẻ của anh A và chưa xác định thời điểm đó anh A có nuôi con hay không.

Mức cấp dưỡng nuôi con tối thiểu hiện nay là bao nhiêu?

Tiền cấp dưỡng nuôi con được hiểu là những chi phí tối thiểu cho việc nuôi dưỡng và học hành của con và do các bên thỏa thuận.

Điều 53 Luật Hôn nhân và gia đình quy định về mức cấp dưỡng như sau:

“Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập; khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng… Khi có lý do chính đáng; mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu tòa án giải quyết”.

Như vậy; pháp luật hiện hành không quy định mức cấp dưỡng cụ thể là 2 triệu; 5 triệu hay 100 triệu/tháng; mà tạo điều kiện cho các bên tự thỏa thuận dựa vào điều kiện; thu nhập của người cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Khi quyết định mức tiền phải cấp dưỡng; tòa án sẽ căn cứ vào mức thu nhập của người cấp dưỡng; vì vậy mức cấp dưỡng thường không cao hơn mức thu nhập của người cấp dưỡng; dao động 15-30% mức thu nhập của người cấp dưỡng.

Cách xác định thời điểm bắt đầu cấp dưỡng nuôi con
Cách xác định thời điểm bắt đầu cấp dưỡng nuôi con

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn về Cách xác định thời điểm bắt đầu cấp dưỡng nuôi con. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Quý khách hàng nếu có thắc mắc về đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân; sổ cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; thành lập công ty; dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; tìm hiểu về giấy phép flycam; mẫu xin tạm ngừng kinh doanh… để nhận được tư vấn nhanh chóng giải quyết vấn đề pháp lý qua hotline: 0833 102 102; hoặc các kênh sau:

  1. FaceBook: www.facebook.com/luatsux
  2. Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
  3. Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Việc cấp dưỡng nuôi con hiện nay có được thỏa thuận không?

Cấp dưỡng tuy là nghĩa vụ được quy định trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2014; nhưng pháp luật vẫn tôn trọng quyền thỏa thuận của các bên về mức cấp dưỡng hay nghĩa vụ cấp dưỡng. Mặc dù không nêu quy định cụ thể về việc nếu vợ và chồng khi ly hôn nhận nuôi con nhưng thống nhất bên còn lại không cần cấp dưỡng; trên thực tế Tòa án có thể chấp nhận hay không chấp nhận thỏa thuận của các bên về việc người còn lại không phải cấp dưỡng.

Không cấp dưỡng nuôi con thì có được thăm con hay không?

Theo quy định tại Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014; quyền thăm con sau khi ly hôn là quyền mà pháp luật quy định cho người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Do đó; việc người trực tiếp nuôi con viện dẫn việc không cấp dưỡng để ngăn cản quyền này là không đúng với quy định của pháp luật.

Trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng có bị gì không?

Theo quy định tại Điều 22 Nghị định 144/2013/NĐ-CP, nếu người nào bỏ hoặc không chăm sóc, nuôi dưỡng con sau sinh, không thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng, cắt đứt quan hệ tình cảm, vật chất với trẻ em thì có thể bị phạt từ 10 – 15 triệu đồng.
Trường hợp nặng hơn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt nặng nhất có thể lên đến 2 năm tù.

5/5 - (4 bình chọn)

Comments are closed.