Tiền bồi thường khi vi phạm hợp đồng đặt cọc là bao nhiêu năm 2022?

30/05/2022
Tiền bồi thường khi vi phạm hợp đồng đặt cọc là bao nhiêu năm 2022?
618
Views

Đặt cọc là một biện pháp không hề xa lạ đối với mọi người; biện pháp này thường được sử dụng nhiều trong các trường hợp mua bán nhà; mua bán đất;… Mục đích của đặt cọc chính là bảo đảm thực hiện ngĩa vụ. Tuy nhiên; trong nhiều trường hợp; tuy đã đặt cọc nhưng vẫn xảy ra vi phạm. Vậy mức tiền bồi thường khi vi phạm hợp đồng đặt cọc là bao nhiêu theo quy định của năm 2022? Để khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp về hợp đồng đặt cọc cần phải làm gì? Sau đây; Luật sư X sẽ giải đáp những thắc mắc trên thông qua bài viết dưới đây! Mời bạn đọc theo dõi!

Căn cứ pháp lý

Bộ luật dân sự 2015

Nội dung tư vấn

Hợp đồng đặt cọc là gì?

Căn cứ vào Khoản 1, Điều 328, Bộ luật dân sự năm 2015, quy định:

Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý; đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

Như vậy; hợp đồng đặt cọc cũng chính là thỏa thuận giữa bên đặt cọc và bên nhận đặt cọc về một khoản tiền hoặc kim khí quý; đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

Tiền bồi thường khi vi phạm hợp đồng đặt cọc là bao nhiêu?

Nguyên tắc đặt ra mức tiền bồi thường khi vi phạm hợp đồng đặt cọc

Mức phạt vi phạm do các bên tự thỏa thuận

  • Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm;
  • Mức phạt vi phạm do các bên tự thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác;
  • Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại;
  • Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm.
Tiền bồi thường khi vi phạm hợp đồng đặt cọc là bao nhiêu năm 2022?
Tiền bồi thường khi vi phạm hợp đồng đặt cọc là bao nhiêu năm 2022?

Trên thực tế mức tiền bồi thường khi vi phạm hợp đồng đặt cọc là bao nhiêu?

Theo quy định Khoản 2, Điều 328, Bộ luật Dân sự 2015; sẽ có hai trường hợp:

– Bên đặt cọc (bên mua) vi phạm: nghĩa là bên đặt cọc không mua thì bên đặt cọc sẽ mất cọc

– Bên nhận cọc (bên bán) vi phạm: đây chính là điều chúng ta phải bàn, vi phạm được hiểu là không bán hoặc bán cho một người khác. Sẽ có những trường hợp nhỏ như sau:

  • Thỏa thuận số tiền phạt rõ ràng: tức trong hợp đồng sẽ nêu phạt gấp 03 lần số tiền cọc và trả lại tiền cọc. Đặt cọc 30 triệu; thì số tiền phải trả lại là 120 triệu (30 triệu cọc + 90 triệu tiền phạt cọc);
  • Thỏa thuận không quy định mức phạt cọc: thực tiễn qua các bản án thì thấy rằng không có một đáp án cố định. Có trường hợp nguyên đơn yêu cầu phạt một khoản tiền cọc và trả lại tiền cọc tức đặt cọc 30 triệu; thì bị đơn phải trả lại 60 triệu (30 triệu tiền cọc và 30 triệu tiền phạt cọc). Tòa đồng ý nhưng lại có trường hợp thì không.
  • Thỏa thuận phạt n lần số tiền cọc: đây cũng là một điều không có một đáp án chính xác.

Do đó khi tiến hành đặt cọc các hợp đồng mua bán cần thỏa thuận rõ về việc bồi thường khi các bên vi phạm; đặc biệt là bên bán phải quy định rõ nếu bên bán vi phạm thì phải chịu số tiền phạt cọc là bao nhiêu lần cùng với việc trả lại số tiền cọc.

Hồ sơ khởi kiện giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc

Hồ sơ khởi kiện bao gồm:

  • Đơn khởi kiện;
  • Các tài liệu; chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp (hợp đồng đặt cọc; các văn bản thỏa thuận gia hạn đặt cọc…);
  • Chứng minh thư nhân dân; hộ khẩu, sổ tạm trú (có chứng thực hoặc công chứng); nếu người khởi kiện là cá nhân;
  • Hồ sơ pháp lý khác của người khởi kiện; đương sự khác như: giấy phép kinh doanh; giấy chứng đăng ký kinh doanh; quyết định thành lập doanh nghiệp; điều lệ hoạt động, quyết định bổ nhiệm hoặc cử người đại diện doanh nghiệp (bản sao có chứng thực); nếu là pháp nhân;
  • Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn khởi kiện (ghi rõ số lượng bản chính; bản sao).

Video Luật sư X đề cập đến mức phạt khi vi phạm hợp đồng đặt cọc

Có thể bạn quan tâm:

Trình tự thủ tục khởi kiện giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ;

Cá nhân hoặc pháp nhân tiến hành khởi kiện giải quyết tranh chấp về đặt cọc; thì chuẩn bị 01 bộ hồ sơ khởi kiện bao gồm các giấy tờ đã phân tích ở phần trên. Và sau đó nộp hồ sơ tại Tòa án có thẩm quyền giải quyết.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ:

Khi nhận đơn khởi kiện nộp trực tiếp; Tòa án có trách nhiệm cấp ngay giấy xác nhận đã nhận đơn cho người khởi kiện.

  • Đối với trường hợp nhận đơn qua dịch vụ bưu chính; thì trong thời hạn 02 ngày làm việc; kể từ ngày nhận đơn; Tòa án phải gửi thông báo nhận đơn cho người khởi kiện.
  • Trường hợp nhận đơn khởi kiện bằng phương thức gửi trực tuyến; thì Tòa án phải thông báo ngay việc nhận đơn cho người khởi kiện qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

Bước 3: Giải quyết hồ sơ:

Trong thời hạn 03 ngày làm việc; kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện; Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc; kể từ ngày được phân công; Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây:

  • Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
  • Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định;
  • Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;
  • Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Tiền bồi thường khi vi phạm hợp đồng đặt cọc là bao nhiêu năm 2022?“.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, tạm dừng công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận tình trạng hôn nhân, đăng ký nhãn hiệu,  …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Phạt cọc là gì?

Phạt cọc được hiểu là bên nhận đặt cọc vi phạm cam kết, không chịu thực hiện hợp đồng đã xác lập thì ngoài việc phải trả lại tài sản đặt cọc cho bên đặt cọc còn bị phạt một khoản tiền tương đương với giá trị tài sản đặt cọc.

Hợp đồng đặt cọc có bắt buộc công chứng không?

Theo quy định của pháp luật hiện hành; thì hợp đồng đặt cọc không bắt buộc phải công chứng. Tuy nhiên; để bảo đảm tính pháp lý cũng như phòng ngừa trường hợp tranh chấp xảy ra; chúng ta nên thực hiện việc công chứng hợp đồng đặt cọc dựa trên sự thỏa thuận của hai bên.

Các trường hợp không chịu phạt cọc mua bán đất?

Trường hợp 1: Trường hợp đầu tiên mà pháp luật quy định đó là các bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng đặt cọc.
Trường hợp 2: Trường hợp tiếp theo không phải chịu phạt đó là bên nhận đặt cọc không bị phạt cọc vì sự kiện bất khả kháng hoặc vì lý do khách quan.
Trường hợp 3: Trường hợp Hợp đồng đặt cọc bị vô hiệu thì chủ thể thực hiện cũng có thể không bị phạt cọc khi mua bán đất.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Comments are closed.