Bị lập biên bản vi phạm giao thông có sao không?

31/05/2022
Bị lập biên bản vi phạm giao thông có sao không?
1376
Views

Chào Luật sư, Do gấp đến nơi làm việc nên tôi đã chạy xe quá tốc độ quy định và bị cảnh sát giao thông lập biên bản vi phạm giao thông. Không biết khi bị lập biên bản vi phạm giao thông có sao không? ạ. Mong luật sư giải đáp giúp cho tôi với ạ.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Bất cứ cá nhân nào khi vi phạm lỗi giao thông đường bộ khi bị cảnh sát giao thông phát hiện; bên cạnh việc phải đóng một số tiền phạt vi phạm hành chính thì họ còn bị cảnh sát giao thông lập biên bảng ghi nhận lại sự việc vi phạm của họ.

Để có thể tìm hiểu về vấn đề bị lập biên bản vi phạm giao thông có sao không? Luatsu247 mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Căn cứ pháp lý

Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi bổ sung năm 2020

Luật Giao thông đường bộ 2008

Nghị định 100/2019/NĐ-CP

Lập biên bản vi phạm giao thông là gì?

Lập biên bản vi phạm giao thông là gì? Theo quy định tại Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi bổ sung năm 2020 thì:

1. Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính, trừ trường hợp xử phạt không lập biên bản quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi bổ sung năm 2020.

Vi phạm hành chính xảy ra trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa thì người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu có trách nhiệm tổ chức lập biên bản và chuyển ngay cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính khi tàu bay, tàu biển, tàu hỏa về đến sân bay, bến cảng, nhà ga.

2. Biên bản vi phạm hành chính phải được lập tại nơi xảy ra hành vi vi phạm hành chính. Trường hợp biên bản vi phạm hành chính được lập tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản; hoặc địa điểm khác; thì phải ghi rõ lý do vào biên bản.

Ngoài ra:

– Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản, phải được người lập biên bản và người vi phạm; hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký; trừ trường hợp biên bản được lập, gửi bằng phương thức điện tử đối với trường hợp cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt; cá nhân, tổ chức vi phạm đáp ứng điều kiện về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, thông tin.

– Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không ký vào biên bản; thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã nơi xảy ra vi phạm; hoặc của ít nhất 01 người chứng kiến xác nhận việc cá nhân, tổ chức vi phạm không ký vào biên bản; trường hợp không có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã; hoặc của người chứng kiến; thì phải ghi rõ lý do vào biên bản.

– Biên bản vi phạm hành chính lập xong phải được giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính 01 bản; trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản; thì biên bản và các tài liệu khác phải được chuyển cho người có thẩm quyền xử phạt trong thời hạn 24 giờ kể từ khi lập biên bản, trừ trường hợp biên bản vi phạm hành chính được lập trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa.

– Trường hợp biên bản vi phạm hành chính có sai sót; hoặc không thể hiện đầy đủ; chính xác các nội dung quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 58; thì phải tiến hành xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 59 để làm căn cứ ra quyết định xử phạt. Việc xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính được lập thành biên bản xác minh. Biên bản xác minh là tài liệu gắn liền với biên bản vi phạm hành chính; và được lưu trong hồ sơ xử phạt.

– Biên bản vi phạm hành chính phải được lập đúng nội dung; hình thức, thủ tục theo quy định của Luật này và là căn cứ ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính; trừ trường hợp xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản quy định tại khoản 1 Điều 56, khoản 2 Điều 63; và trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác.

Như vậy lập biên bản vi phạm giao thông là một văn bản hành chính ghi nhận lại sự việc mà bạn đã vi phạm lỗi tham gia giao thông mà bị phía cơ quan cảnh sát giao thông phát hiện.

Bị lập biên bản vi phạm giao thông có sao không?
Bị lập biên bản vi phạm giao thông có sao không?

Biên bản vi phạm hành chính gồm những nội dung gì?

Biên bản vi phạm hành chính gồm những nội dung sau đây:

  • Thời gian, địa điểm lập biên bản;
  • Thông tin về người lập biên bản, cá nhân, tổ chức vi phạm và cơ quan; tổ chức, cá nhân có liên quan;
  • Thời gian, địa điểm xảy ra vi phạm; mô tả vụ việc, hành vi vi phạm;
  • Lời khai của người vi phạm; hoặc đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại; hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại;
  • Biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính;
  • Quyền và thời hạn giải trình.

Biên bản vi phạm giao thông có hiệu lực tối đa bao lâu?

– Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:

  • Đối với vụ việc không thuộc trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản này; thời hạn ra quyết định xử phạt là 07 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính; vụ việc thuộc trường hợp phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt; thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 10 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 63 của Luật này;
  • Đối với vụ việc mà cá nhân, tổ chức có yêu cầu giải trình; hoặc phải xác minh các tình tiết có liên quan quy định tại Điều 59 của Luật này; thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 01 tháng, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính;
  • Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản này mà đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp, cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ; thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 02 tháng, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.

– Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức liên quan nếu có lỗi trong việc để quá thời hạn mà không ra quyết định xử phạt; thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Bị lập biên bản vi phạm giao thông có sao không?

Theo quy định của pháp luật, người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông thuộc một trong các trường hợp sau sẽ bị lập biên bản vi phạm giao thông, bao gồm:

  • Tại thời điểm kiểm tra, xử lý vi phạm giao thông, người điều khiển phương tiện giao thông không có; hoặc không xuất trình được một, một số; hoặc tất cả các giấy tờ gồm giấy phép lái xe; giấy đăng ký xe, giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
  • Vi phạm giao thông không thuộc trường hợp xử phạt cảnh cáo; hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức.
  • Vi phạm giao thông khác được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ.

Về câu hỏi bị lập biên bản vi phạm giao thông có sao không? Câu trả lời là không sao cả.

Bởi theo quy định của Điều 7 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi bổ sung năm 2020 thì:

1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu trong thời hạn 06 thán;, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm; kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác; hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính; mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.

2. Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính; nếu trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính; hoặc 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính; mà không tái phạm; thì được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.

Như vậy nếu bạn có lỡ bị lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính; mà sao một khoảng thời gian thi hành tuỳ theo quy định mà bạn không vi phạm; thì bạn sẽ được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính; tức chưa bị lập biên bản.

Những vi phạm bị CSGT phạt tại chỗ mà không cần lập biên bản

– Những vi phạm bị CSGT phạt tại chỗ mà không cần lập biên bản gồm có:

  • Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.
  • Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.
  • Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, địa chỉ của cá nhân vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; chứng cứ và tình tiết liên quan đến việc giải quyết vi phạm; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định xử phạt; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng. Trường hợp phạt tiền; thì trong quyết định phải ghi rõ mức tiền phạt.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Bị lập biên bản vi phạm giao thông có sao không?″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; công ty tạm ngưng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Không ký biên bản vi phạm giao thông có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Theo Điều 330 Bộ luật Hình sự 2015 thì
Điều 330. Tội chống người thi hành công vụ
1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật; thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.”
Để cấu thành tội chống người thi hành công vụ; thì người phạm tội phải có một trong các hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ.
Bên cạnh đó, tại Nghị định 100/20219/NĐ-CP; không có quy định xử phạt hành vi không ký vào biên bản của người vi phạm giao thông. Như vậy, việc không ký vào biên bản vi phạm giao thông không được xem là hành vi chống người thi hành công vụ nếu người này không sử dụng vũ lực; đe dọa dùng vũ lực…

Xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm giao thông trong việc lập biên bản?

– Khi xem xét ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, trong trường hợp cần thiết người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm xác minh các tình tiết sau đây:
a) Có hay không có vi phạm hành chính;
b) Cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính, lỗi, nhân thân của cá nhân vi phạm hành chính;
c) Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ;
d) Tính chất, mức độ thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra;
đ) Trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 65 của Luật này;
e) Tình tiết khác có ý nghĩa đối với việc xem xét, quyết định xử phạt.
Trong quá trình xem xét, ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt có thể trưng cầu giám định. Việc trưng cầu giám định được thực hiện theo quy định của pháp luật về giám định.
– Việc xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính phải được thể hiện bằng văn bản.

Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện trong việc lập biển bản xử lý vi phạm giao thông?

– Cá nhân, tổ chức bị xử lý vi phạm hành chính có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
– Cá nhân có quyền tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật trong việc xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
– Trong quá trình giải quyết khiếu nại, khởi kiện nếu xét thấy việc thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính bị khiếu nại, khởi kiện sẽ gây hậu quả khó khắc phục thì người giải quyết khiếu nại, khởi kiện phải ra quyết định tạm đình chỉ việc thi hành quyết định đó theo quy định của pháp luật.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Giao thông

Comments are closed.