Trong lúc đi chăm sóc mẹ tại bệnh viên, tôi thấy bác sĩ đưa hồ sơ bệnh án của bà cho một số sinh viên thực tập. Tôi nghĩ thông tin của bệnh nhân phải được giữ bí mật; hoặc khi chuyển cho người khác phải được đồng ý của bệnh nhân. Vậy việc này được pháp luật quy định như thế nào? Quyền bảo mật thông tin của người bệnh có được nhà nước đảm bảo? Mong Luật sư giải đáp giúp tôi.
Trước tình hình dịch bệnh COVID -19; nhiều vấn đề pháp lý nổi bật được đặt ra liên quan đến quyền của người bệnh. Trong đó quyền giữ bí mật thông tin sức khỏe của người bệnh là một trong những quyền đang bị xâm phạm và lợi dụng nhiều nhất; gây ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý người bệnh và để lại nhiều hệ lụy đáng tiếc. Rất nhiều bệnh nhân và người nhà than phiền vì bị lộ thông tin bệnh án. Vậy quyền bảo mật thông tin của người bệnh được quy định như thế nào? Trách nhiệm của những người khám, chưa bệnh là gì? Để giải đáp vấn đề này, Luật sư 247 xin giới thiệu bài viết “Quy định bảo mật thông tin người bệnh”. Mời bạn đọc cùng tham khảo để giải đáp câu hỏi trên nhé.
Căn cứ pháp lý
Quy định về quyền giữ bí mật thông tin của người bệnh
Quyền giữ bí mật thông tin của người bệnh là gì?
Theo Khoản 3 Điều 2 Luật khám bệnh, chữa bệnh quy định:
“Người bệnh là người sử dụng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh”.
Tại Khoản 2 Điều 3 và Điều 8 Luật khám bệnh, chữa bệnh quy định như sau:
“Điều 3. Nguyên tắc trong hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
2. Tôn trọng quyền của người bệnh; giữ bí mật thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 8, khoản 1 Điều 11 và khoản 4 Điều 59 của Luật này.”
“Điều 8. Quyền được tôn trọng bí mật riêng tư
1. Được giữ bí mật thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án.
2. Thông tin quy định tại khoản 1 Điều này chỉ được phép công bố khi người bệnh đồng ý hoặc để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán, chăm sóc, điều trị người bệnh giữa những người hành nghề trong nhóm trực tiếp điều trị cho người bệnh hoặc trong trường hợp khác được pháp luật quy định.”
Theo đó quyền bảo mật thông tin của người bệnh được pháp luật bảo vệ trừ một số trường hợp nhất định. Đây là nguyên tắc trong khám bệnh, chưa bệnh đòi hòi tất cả những người liên quan phải tuân thủ.
Những thông tin về bí mật của người bệnh được bảo vệ
Những thông tin sức khỏe được bảo vệ là những thông tin, bao gồm các dữ liệu nhân khẩu học giúp nhận dạng được cá nhân đó, liên quan đến:
- Thông tin về sức khỏe; hoặc tình trạng sức khỏe thể chất; hoặc tinh thần trong quá khứ, hiện tại hoặc tương lai;
- Thông tin về cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho cá nhân;
- Thông tin thanh toán trong quá khứ, hiện tại hoặc tương lai cho việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho cá nhân.
Theo nội dung của Điều 8 Luật khám bệnh, chữa bệnh thì người bệnh có quyền được tôn trọng bí mật riêng tư, bao gồm quyền được giữ bí mật thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án. Người mắc bệnh truyền nhiễm càng không bị hạn chế quyền này. Với hồ sơ bệnh án điện tử thì người bệnh cũng có quyền tương tự. Theo đó, hồ sơ bệnh án là tài liệu y học, y tế và pháp lý; mỗi người bệnh chỉ có một hồ sơ bệnh án trong mỗi lần khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Thông tin của người bệnh được công bố khi nào?
Dựa trên quy định trên thì những thông tin của người bệnh trong hồ sơ bệnh án; dù là hồ sơ giấy hay hồ sơ điện tử thì chỉ được phép công bố khi người bệnh đồng ý; hoặc để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán, chăm sóc, điều trị người bệnh giữa những người hành nghề trong nhóm trực tiếp điều trị cho người bệnh hoặc trong trường hợp khác được pháp luật quy định.
Khoản 2 Điều 32 BLDS 2015 có quy định một số trường hợp liên quan đến việc sử dụng hình ảnh của cá nhân mà không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ, bao gồm:
- Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;
- Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.
Như vậy, ngoài những trường hợp luật định thì việc sử dụng công hình ảnh, thông tin cá nhân và thông tin về tình hình sức khỏe của người khác đều trái pháp luật.
Chủ thể được quyền tiếp cận thông tin sức khỏe của người bệnh
Theo quy định tại khoản 4 Điều 59 Luật Khám bệnh chữa bệnh thì có ba nhóm chủ thể được quyền tiếp cận thông tin sức khỏe của người bệnh; sau khi được sự đồng ý của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, bao gồm:
- Sinh viên thực tập, nghiên cứu viên, người hành nghề trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được mượn hồ sơ bệnh án tại chỗ để đọc hoặc sao chép phục vụ cho việc nghiên cứu hoặc công tác chuyên môn kỹ thuật;
- Đại diện cơ quan quản lý nhà nước về y tế trực tiếp quản lý cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án, thanh tra chuyên ngành y tế, cơ quan bảo hiểm, tổ chức giám định pháp y, pháp y tâm thần, luật sư được mượn hồ sơ bệnh án tại chỗ để đọc hoặc sao chép phục vụ nhiệm vụ được giao theo thẩm quyền cho phép;
- Người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh được nhận bản tóm tắt hồ sơ bệnh án nếu có yêu cầu bằng văn bản
Tuy nhiên, những nhóm chủ thể này khi sử dụng thông tin trong hồ sơ bệnh án phải giữ bí mật và chỉ được sử dụng đúng mục đích như đã đề nghị với người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Riêng đối với những người hành nghề trong cơ sở khám chữa bệnh thì việc giữ bí mật tình trạng bệnh của người bệnh, những thông tin mà người bệnh đã cung cấp cũng như hồ sơ bệnh án được xem như một trong những nguyên tắc trong hành nghề khám, chữa bệnh và là nghĩa vụ đối với nghề nghiệp.
Có được cho sinh viên thực tập xem hồ sơ bệnh án của người bệnh không?
Theo căn cứ khoản 4 Điều 59 Luật khám bệnh, chưa bệnh thì:
“Sinh viên thực tập, nghiên cứu viên, người hành nghề trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được mượn hồ sơ bệnh án tại chỗ để đọc hoặc sao chép phục vụ cho việc nghiên cứu hoặc công tác chuyên môn kỹ thuật;“
Do đó với trường hợp của mẹ bạn; thì việc bác sĩ cho sinh viên thực tập xem hồ sơ bệnh án là không vi phạm. Tuy nhiên, những chủ thể này khi sử dụng thông tin trong hồ sơ bệnh án phải đúng mục đích là để nghiên cứu, học tập hoặc công tác chuyên môn kỹ thuật. Việc giữ bí mật về các thông tin này cũng phải được đảm bảo, không được tiết lộ ra ngoài.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về “Quy định bảo mật thông tin người bệnh”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ xác nhận tình trạng hôn nhân của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm
- Mua bảo hiểm xe máy online có bị phạt không?
- Lỗi lấn làn, đè vạch ô tô bị phạt bao nhiêu tiền?
- Xe đạp điện vượt đèn đỏ và không đội mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu tiền?
Câu hỏi thường gặp
Theo Luật khám bệnh, chưa bệnh thì:
Khám bệnh là việc hỏi bệnh, khai thác tiền sử bệnh, thăm khám thực thể, khi cần thiết thì chỉ định làm xét nghiệm cận lâm sàng, thăm dò chức năng để chẩn đoán và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp đã được công nhận.
Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh là người đã được cấp chứng chỉ hành nghề và thực hiện khám bệnh, chữa bệnh (sau đây gọi chung là người hành nghề).
Người hành nghề có quyền từ chối khám, chưa bệnh trong các trường hợp:
-Trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh mà tiên lượng bệnh vượt quá khả năng hoặc trái với phạm vi hoạt động chuyên môn của mình, nhưng phải báo cáo với người có thẩm quyền hoặc giới thiệu người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác để giải quyết. Trong trường hợp này, người hành nghề vẫn phải thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu, theo dõi, chăm sóc, điều trị người bệnh cho đến khi người bệnh được chuyển đi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác.
-Việc khám bệnh, chữa bệnh đó trái với quy định của pháp luật hoặc đạo đức nghề nghiệp.