Lập facebook mạo danh người khác bị xử lý hình sự không?

15/05/2022
Lập facebook mạo danh người khác bị xử lý hình sự không
682
Views

Tôi bị một người lấy ảnh đại diện, lập Facebook giả sau đó dàn dựng các tin nhắn tôi quan hệ ngoài luồng rồi chụp màn hình, đăng lên mạng. Người này dùng Facebook giả đó để kết bạn với người thân, gia đình tôi, vào trò chuyện với họ, vay tiền, nói lời khiếm nhã, vu khống khiến tôi bị mang tiếng, ảnh hưởng rất nhiều. Nếu tìm được ra, tôi có thể kiện hay báo công an không? Tội này có thể bị xử lý ra sao? Lập facebook mạo danh người khác bị xử lý hình sự không? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Theo khoản 1 Điều 156 Bộ luật Hình sự, người nào bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Vu khống. Để giải đáp thắc mắc của bạn, Luật sư 247 mời bạn tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Căn cứ pháp lý

Mạng xã hội là gì?

Mạng xã hội hay còn gọi là Social Network là một ứng dụng; hoặc website giúp kết nối mọi người ở bất cứ đâu; bất kỳ ai thông qua dịch vụ internet; giúp người dùng có thể chia sẻ những sở thích và trao đổi những thông tin cần thiết với nhau. Mạng xã hội dành cho mọi đối tượng sử dụng, không phân biệt giới tính, độ tuổi, vùng miền… Người dùng có thể liên kết với nhau dù họ ở bất cứ đâu, chỉ cần có internet.

Trong thời gian gần đây, rất nhiều mạng xã hội được phát triển và hoạt động; ví dụ như: Facebook, Youtube. Theo số liệu thống kê tại Việt Nam cũng có đến hơn 100 mạng xã hội được cấp phép hoạt động; ví dụ như: hahalolo, vcnet, gapo, lotus …

Lập facebook mạo danh người khác bị xử lý hình sự không?
Lập facebook mạo danh người khác bị xử lý hình sự không?

Hành vi mạo danh người khác có thể bị xử phạt ra sao?

Trong cuộc sống, có nhiều đối tượng vì các mục đích khác nhau mà có hành vi giả mạo người khác. Lợi dụng mạng xã hội, không gian mạng, các hành vi giả mạo được thực hiện dễ dàng hơn. Thông thường hành vi giả mạo được thực hiện để nhằm đạt được một mục đích cụ thể, đó có thể là việc cố tình mạo danh một người để công kích, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của chính người đó hoặc một người khác; mạo danh cá nhân, tổ chức nhằm mục đích lừa đảo, chiếm đoạt tài sản; mạo danh để đạt được những lợi ích về vật chất, tinh thần… Tùy vào mục đích với các tình tiết khác nhau của hành vi mạo danh trên thực tế để xác định loại vi phạm mà các đối tượng đã thực hiện. Có thể kể đến như:

  • Nếu hành vi mạo danh được thực hiện trên không gian mạng internet nhằm xuyên tạc, xúc phạm tổ chức, cá nhân khác thì hành vi đó có thể coi là hành vi vi phạm điểm d, khoản 2, điều 12 Luật Công nghệ thông tin 2006. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định pháp luật dân sự.
  • Nếu hành vi mạo danh nhằm thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, thì có thể bị xử lý hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại điều 174 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung 2017

Lập facebook mạo danh người khác bị xử lý hình sự không?

Trường hợp sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội thì có thể bị truy cứu theo khoản 2 điều luật này với mức hình phạt tù 1-3 năm.

Đối với hành vi dùng Facebook giả đó để vay tiền người thân của nạn nhân có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Như vậy, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, bạn cần làm đơn trình báo gửi cơ quan điều tra nơi sinh sống để được pháp luật bảo vệ. Trường hợp bạn biết ai là người vi phạm thì cần thông báo ngay cho cơ quan điều tra để kịp thời có biện pháp ngăn chặn, xử lý. Tùy chính chất, mức độ nguy hiểm, hậu quả đã gây ra mà người vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Tuy nhiên, trên thực tế, việc xử lý vi phạm trên không gian mạng gặp rất nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân như: đối tượng vi phạm đang sinh sống ở nước ngoài, số tài khoản để nhận tiền chiếm đoạt cũng là của người khác mà bằng cách nào đó kẻ phạm tội có được và sử dụng để nhận tiền.

Đánh cắp tài khoản Facebook người khác bị xử phạt ra sao?

Xử phạt hành chính hành vi đánh cắp tài khoản Facebook người khác

Đánh cắp tài khoản Facebook người khác sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 80 Nghị định 15/2020/NĐ-CP

“Điều 80. Vi phạm quy định về cung cấp; sử dụng trái phép thông tin trên mạng

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối hành vi bẻ khóa; trộm cắp; sử dụng mật khẩu; khóa mật mã và thông tin của tổ chức, cá nhân khác trên môi trường mạng.”

Như vậy, thông thường, nếu chỉ hack Facebook người khác chỉ bị phạt hành chính 10 triệu đồng. Theo Điều 80 của Nghị định này; người có hành vi bẻ khóa, trộm cắp, sử dụng mật khẩu; khóa mật mã và thông tin của tổ chức; cá nhân khác trên môi trường mạng sẽ bị xử phạt với số tiền từ 10-20 triệu đồng. Mức phạt này sẽ dao động từ 30-50 triệu đồng; đối với hành vi truy cập trái phép vào mạng hoặc thiết bị số của người khác; để chiếm quyền điều khiển thiết bị số hoặc thay đổi, xóa bỏ thông tin lưu trữ trên thiết bị.

Lập facebook mạo danh người khác bị xử lý hình sự không?
Lập facebook mạo danh người khác bị xử lý hình sự không?

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề; “Lập facebook mạo danh người khác bị xử lý hình sự không?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, tạm dừng công ty; giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, …. của luật sư 247, hãy liên hệ: 0833 102 102.

Hoặc qua các kênh sau:

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

Hành vi giả mạo trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân khác có thể bị xử lý vi phạm hành chính như thế nào?

Theo quy định tại điểm d, Khoản 3, Điều 99 Nghị định 15/2020, hành vi giả mạo trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân khác có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng và bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc gỡ bỏ đường dẫn đến thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn.

Đăng ảnh bạn lên Facebook mà không xin phép bị phạt bao nhiêu tiền?

Theo Điểm e Khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về lưu trữ, cho thuê, truyền đưa, cung cấp, truy nhập, thu thập, xử lý, trao đổi và sử dụng thông tin, trong đó:
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: Thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật.

Có được chửi rủa người khác trên mạng xã hội không?

Điều 4 Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội ban hành kèm theo Quyết định 874/QĐ-BTTTT năm 2021 quy định về quy tắc ứng xử cho tổ chức, cá nhân quy định không đăng tải những nội dung vi phạm pháp luật, các thông tin xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác; sử dụng ngôn ngữ phản cảm, vi phạm thuần phong mỹ tục; tung tin giả, tin sai sự thật; quảng cáo, kinh doanh dịch vụ trái phép… gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội.

5/5 - (4 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.