Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản trên đất

10/05/2022
Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản trên đất
929
Views

Chào Luật sư, Hiện tôi vừa mới xây xong một căn nhà cấp 4 trên miếng đất của tôi; và tôi có nhu cầu làm giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản trên đất. Nhưng để làm ra Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản trên đất; thì tôi không biết bắt đầu từ đâu cả. Mong Luật sư giúp đỡ cho tôi về vấn đề này. Tôi xin cảm ơn.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Luật Đất đai là một các loại luật có nhiều sự thay đổi nhất hiện nay; khiến cho các chính sách; thủ tục liên quan về cấp các loại giấy tờ luôn luôn có sự thay đổi. Không riêng gì bạn; hiện chúng tôi cũng đang nhận được rất nhiều câu hỏi tương tự về Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản trên đất.

Để giải đáp chung cho các câu hỏi về Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản trên đất. Luatsu247 mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Cơ sở pháp lý

Luật Đất đai 2013

Nghị định 43/2014/NĐ-CP

Nghị định 01/2017/NĐ-CP

Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản trên đất là gì?

Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản trên đất hiện nay chính là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở; tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.

Trước khi có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; thì các loại Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản trên đất bao gồm như:

  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.
  • Các loại giấy tờ khác liên quan đến quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất do Bộ Xây dựng cấp.

Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản trên đất gồm những loại tài sản nào?

Theo quy định tại Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

Điều 105. Tài sản

1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản; và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.

Tuy nhiên theo quy định của Luật Đất đai Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản trên đất gồm những loại tài sản sau đây:

Căn cứ khoản 1 Điều 104 Luật Đất đai 2013 và Điều 31, 32, 33, 34 Nghị định 43/2014/NĐ-CP; tài sản gắn liền với đất được chứng nhận quyền sở hữu và được ghi tại trang 2 của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (gọi chung là Giấy chứng nhận) gồm:

  • Nhà ở;
  • Công trình xây dựng khác (công trình xây dựng không phải là nhà ở);
  • Rừng sản xuất là rừng trồng;
  • Cây lâu năm.

Lưu ý: Để được chứng nhận quyền sở hữu; thì điều kiện trước tiên là những loại tài sản trên tồn tại tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận.

Chủ thể được sở hữu Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản trên đất?

Theo quy định của Luật Đất đai các chủ thể sau đây sẽ là người được sở hữu Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản trên đất:

1. Tổ chức trong nước gồm cơ quan nhà nước; đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội; tổ chức xã hội – nghề nghiệp; tổ chức sự nghiệp công lập; và tổ chức khác theo quy định của pháp luật về dân sự (sau đây gọi chung là tổ chức);

2. Hộ gia đình, cá nhân trong nước (sau đây gọi chung là hộ gia đình, cá nhân);

3. Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn; làng; ấp; bản; buôn; phum; sóc; tổ dân phố; và điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ;

4. Cơ sở tôn giáo gồm chùa; nhà thờ; nhà nguyện; thánh thất; thánh đường; niệm phật đường; tu viện; trường đào tạo riêng của tôn giáo; trụ sở của tổ chức tôn giáo; và cơ sở khác của tôn giáo;

5. Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao; cơ quan lãnh sự; cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc; cơ quan; hoặc tổ chức liên chính phủ; cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ;

6. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch;

7. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài; doanh nghiệp liên doanh; doanh nghiệp Việt Nam; mà nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo quy định của pháp luật về đầu tư.

Lưu ý: Đối với mỗi chủ thể khác nhau sẽ có những điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản trên đất. Không phải ai cũng muốn là được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản trên đất.

Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản trên đất
Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản trên đất

Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản trên đất?

– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức; cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ủy quyền cho cơ quan tài nguyên và môi trường cùng cấp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

– Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình; cá nhân; cộng đồng dân cư; người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.

– Đối với những trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở; Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng mà thực hiện các quyền của người sử dụng đất; chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất; hoặc cấp đổi; cấp lại Giấy chứng nhận; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở; Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng thì do cơ quan tài nguyên; và môi trường thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Lưu ý: Quy định về thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản trên đất được hướng dẫn chi tiết tại Điều 37 Nghị định 43/2014/NĐ-CP; và khoản 23 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP.

Thời hạn cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản trên đất?

– Thời gian cấp Giấy chứng nhận lần đầu không quá 30 ngày làm việc; không quá 40 ngày làm việc đối với xã vùng sâu; vùng xa; biên giới hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn. Thời gian trên không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã; thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất.

– Thời gian sang tên khi chuyển nhượng, tặng cho không quá 10 ngày làm việc; không quá 20 ngày làm việc đối với xã vùng sâu; vùng xa; biên giới hải đảo; vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn. Thời gian trên không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã; thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất.

Để biết chính xác trong từng trường hợp cụ thể thì người dân căn cứ vào ngày hẹn trả kết quả trong phiếu tiếp nhận; và trả kết quả nhận được khi nộp hồ sơ.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản trên đất″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; mẫu đơn xin xác nhận độc thân; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Đối tượng được sở hữu nhà ở là tài sản thuộc Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản trên đất trên đất theo quy định của Việt Nam?

Là một trong những tài sản thuộc Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản trên đất. Nhà ở là công trình xây dựng với mục đích để ở và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân.
Gồm các loại nhà như:
– Nhà ở riêng lẻ là nhà ở được xây dựng trên thửa đất ở riêng biệt thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, bao gồm nhà biệt thự, nhà ở liền kề và nhà ở độc lập.
– Nhà chung cư là nhà có từ 2 tầng trở lên, có nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang chung, có phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, bao gồm nhà chung cư được xây dựng với mục đích để ở và nhà chung cư được xây dựng có mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và kinh doanh.
– Nhà ở thương mại là nhà ở được đầu tư xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua theo cơ chế thị trường.
– Nhà ở công vụ là nhà ở được dùng để cho các đối tượng thuộc diện được ở nhà công vụ theo quy định của Luật này thuê trong thời gian đảm nhận chức vụ, công tác.
– Nhà ở để phục vụ tái định cư là nhà ở để bố trí cho các hộ gia đình, cá nhân thuộc diện được tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở, bị giải tỏa nhà ở theo quy định của pháp luật.
Đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam:
– Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước.
– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
– Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều 159 của Luật Nhà ở

Cần làm gì khi bị cấp sai Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản trên đất?

Khi Sổ đỏ bị cấp sai thông thường như sai về đối tượng cấp, diện tích được cấp, … thì chỉ cần nộp lại để đính chính thông tin. Tuy nhiên, nếu Sổ đỏ cấp không đúng mục đích sử dụng đất, không đúng diện tích thì có thể sẽ bị thu hồi.
Thủ tục đính chính Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản trên đất
Nếu Văn phòng đăng ký đất đai phát hiện Giấy chứng nhận đã cấp có sai sót thì thông báo cho người sử dụng đất biết và yêu cầu nộp Giấy chứng nhận đã cấp để thực hiện đính chính. Riêng trường hợp người được cấp Giấy chứng nhận phát hiện sai sót thì không bắt buộc phải thực hiện thủ tục đính chính nhưng nên thực hiện.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Căn cứ khoản 1 Điều 86 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và khoản 3 Điều 10 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, hồ sơ khi thực hiện thủ tục đính chính Giấy chứng nhận như sau:
– Bản gốc Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng đã cấp).
– Đơn đề nghị đính chính thông tin Giấy chứng nhận (chỉ phải nộp đơn nếu sai sót do lỗi của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất).
Bước 2: Nộp hồ sơ cho Văn phòng/Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai.
Bước 3: Thực hiện việc đính chính thông tin
Thông tin đính chính được thể hiện tại cột “Nội dung thay đổi và cơ sở pháp lý” của Giấy chứng nhận với thông tin như sau: “Nội dung… (ghi nội dung có sai sót) có sai sót, được đính chính lại là… (ghi thông tin được sửa chữa lại) theo biên bản kiểm tra ngày… của…”.
Bước 4: Trả kết quả
Thời gian thực hiện: Không quá 10 ngày làm việc, kể từ nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 20 ngày làm việc đối với các xã vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn.
Lưu ý: Trường hợp đính chính mà người được cấp Giấy chứng nhận (theo mẫu cũ – mẫu không có tên gọi là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất) có yêu cầu cấp đổi sang Giấy chứng nhận theo mẫu mới thì Văn phòng đăng ký đất đai trình cơ quan có thẩm quyền để cấp Giấy chứng nhận theo mẫu mới.
Thủ tục thu hồi Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản trên đất
Căn cứ Điều 87 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và khoản 26 Điều 1 Nghị định số 148/2020/NĐ-CP, thủ tục thu hồi giấy chứng nhận được thực hiện như sau:
Trường hợp 1: Nhà nước thu hồi toàn bộ diện tích đất trên Giấy chứng nhận đã cấp trong trường hợp thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng thì:
– Người sử dụng đất có nghĩa vụ nộp Giấy chứng nhận đã cấp trước khi nhận tiền bồi thường, hỗ trợ.
– Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm thu Giấy chứng nhận và chuyển cho Văn phòng đăng ký đất đai để quản lý.
Trường hợp 2: Nhà nước thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người hoặc thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai thì:
– Người sử dụng đất nộp Giấy chứng nhận đã cấp trước khi bàn giao đất cho Nhà nước, trừ trường hợp cá nhân sử dụng đất chết mà không có người thừa kế.
– Tổ chức được giao nhiệm vụ thực hiện thu hồi đất có trách nhiệm thu Giấy chứng nhận và chuyển cho Văn phòng đăng ký đất đai để quản lý.
Trường hợp 3: Khi cấp đổi Giấy chứng nhận hoặc đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất mà phải cấp Giấy chứng nhận theo mẫu mới thì người sử dụng đất nộp Giấy chứng nhận đã cấp trước đây cùng với hồ sơ đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận, hồ sơ đăng ký biến động.
Trường hợp 4: Thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định pháp luật về đất đai theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 106 Luật Đất đai 2013.

Hồ sơ để được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản trên đất lần đầu?

Bước 1. Nộp hồ sơ
Căn cứ theo Điều 70 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, nơi nộp hồ sơ đề nghị làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được quy định như sau:
Trường hợp 1: Cá nhân, hộ gia đình nộp hồ sơ tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất nếu có nhu cầu.
Trường hợp 2: Cá nhân, hộ gia đình không nộp tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất.
– Địa phương có bộ phận một cửa thì nộp hồ sơ và nhận kết quả tại bộ phận một cửa.
– Địa phương chưa thành lập một phận một cửa thì nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan đăng ký đất đai (Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương hoặc nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất nếu chưa có Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai).
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
– Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa nộp lệ phí thì trong thời gian tối đa 03 ngày, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ sẽ thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung và hoàn chỉnh hồ sơ. 
– Sau khi nhận đủ hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.
Bước 3: Giải quyết hồ sơ
Trong giai đoạn này, khi nhận được thông báo nộp tiền của cơ quan thuế, người nộp hồ sơ nộp theo đúng số tiền, thời hạn như thông báo và lưu giữ chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính để xuất trình khi nhận Giấy chứng nhận.
Bước 4: Trả kết quả
Giấy chứng nhận sẽ được trao cho người dân trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thực hiện xong thủ tục.
– Thời gian thực hiện: Không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn thì thời gian thực hiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu được tăng thêm 15 ngày.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Đất đai

Comments are closed.