Xin chào Luât sư 247, ngày 04/06/2022 tôi không may gặp tai nạn giao thông nên rất khó khăn trong vấn đề di chuyển. Tuy nhiên, bảo hiểm y tế của tôi sắp hết hạn nên có thể gia hạn bảo hiểm y tế tại nhà không? cách gia hạn bảo hiểm y tế tại nhà như thế nào? Xin được tư vấn.
Chào bạn, để đảm bảo tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) liên tục, người dân phải gia hạn thẻ BHYT khi đến hạn. Tuy nhiên có thể vì một số vấn đề khách quan hoặc các tai nạn không mong muốn mà bạn không thể đến các Đại lý thu BHXH, BHYT hoặc cơ quan BHXH gần nhất để gia hạn. Vậy cách gia hạn bảo hiểm y tế tại nhà theo quy định mới 2022 như thế nào? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu nhé.
Căn cứ pháp lý
Bảo hiểm y tế là gì?
Bảo hiểm y tế còn gọi là bảo hiểm sức khỏe, là một trong những hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe mà người mua bảo hiểm sẽ được cơ quan bảo hiểm trả thay một phần hoặc toàn bộ chi phí khám chữa bệnh cũng như chi phí mua thuốc men khám chữa bệnh.
Bảo hiểm y tế được thực hiện không vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện và các đối tượng có trách nhiệm tham gia theo quy định của Luật bảo hiểm y tế. Thường thì các tổ chức Y tế công lập sẽ buộc phải tham gia để có thể giúp người dân chăm sóc sức khỏe tốt nhất còn đối với các cơ quan y tế tư sẽ được khuyến khích tham gia không ép buộc.
Bảo hiểm y tế nhằm phục vụ, bảo vệ nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân. Khi ốm đau, bệnh tật, khi xảy ra các sự cố, tai nạn ngoài ý muốn BHYT hỗ trợ đắc lực giúp chi trả một phần hoặc toàn bộ viện phí để bạn được chăm sóc sức khỏe tốt nhất.
Bảo hiểm y tế ở nước ta do nhà nước cung cấp và không nhằm mục đích lợi nhuận mà nó là một chính sách xã hội được quy định bởi Luật Bảo hiểm y tế vì vậy người dân sẽ có trách nhiệm và quyền lợi khi tham gia bảo hiểm theo quy định.
Những lợi ích khi tham gia bảo hiểm y tế
Bảo hiểm Y tế (BHYT) là một chính sách an sinh xã hội do Nhà nước tổ chức thực hiện, nhằm huy động sự đóng góp của cộng đồng, chia sẻ rủi ro bệnh tật và giảm bớt gánh nặng tài chính của mỗi người khi ốm đau, bệnh tật, hỗ trợ cho hoạt động y tế, thực hiện công bằng và nhân đạo trong lĩnh vực bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân. Hiện với mức đóng 804.600 đồng/người/năm, người tham gia được thanh toán số tiền khám chữa bệnh không giới hạn, có thể lên tới hàng tỷ đồng/năm từ sự chia sẻ của cộng đồng. Nhiều người nhờ vào BHYT mà vượt qua được giai đoạn khó khăn khi điều trị bệnh.
Hiện có 2 hình thức tham gia BHYT, một là bắt buộc, hai là tự nguyện.
Đối với người tham gia BHYT bắt buộc: Có 6 nhóm đối tượng tham gia được quy định tại Nghị định 146/2018/NĐ-CP của Chính phủ, đó là: Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, nhóm do cơ quan Bảo hiểm xã hội (BHXH) đóng, nhóm do ngân sách Nhà nước đóng, nhóm được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng, nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình, nhóm do người sử dụng lao động đóng. Những người không thuộc 6 nhóm đối tượng trên là đối tượng tham gia của BHYT tự nguyện.
Để tham gia BHYT tự nguyện, có thể đăng ký tham gia theo hình thức hộ gia đình với mức đóng được tính như sau: Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở. Người thứ hai đóng bằng 70% mức đóng của người thứ nhất. Người thứ ba đóng bằng 60% mức đóng của người thứ nhất. Người thứ tư đóng bằng 50% mức đóng của người thứ nhất. Người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất. Mức đóng trên chưa tính chi phí hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước và mức đóng này sẽ thay đổi dựa vào mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.
Mỗi đối tượng tham gia BHYT có một cách mua và địa điểm mua khác nhau. Đối với học sinh, sinh viên sẽ tham gia BHYT ngay tại trường đang theo học, khi tham gia cần có thẻ học sinh/sinh viên, chứng minh nhân dân hoặc các giấy tờ tùy thân khác có ảnh để hoàn thiện các thủ tục. Với hộ gia đình có thể đăng ký tham gia BHYT tại UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú hoặc Đại lý thu trên địa bàn. Khi tham gia, gia đình cần chuẩn bị: Tờ khai tham gia BHYT theo mẫu, danh sách thành viên hộ gia đình tham gia BHYT theo mẫu, Bản sao có công chứng sổ hộ khẩu, bản chính hoặc bản sao thẻ BHYT của những người đã có thẻ BHYT (nếu có). Những đối tượng làm việc tại các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức và người được Nhà nước hỗ trợ sẽ đóng BHYT tại chính đơn vị nơi đang làm việc hoặc tại cơ quan BHXH trên địa bàn.
Người tham gia BHYT được tùy chọn một cơ sở y tế khám, chữa bệnh ban đầu thuận lợi, gần nơi công tác hoặc nơi cư trú theo hướng dẫn của cơ quan BHXH; được đổi nơi đăng ký ban đầu vào đầu mỗi quý; được giảm chi phí khám chữa bệnh. Tùy vào từng đối tượng và tình hình bệnh tật, tai nạn… mà người tham gia BHYT sẽ được miễn phí hoàn toàn hoặc một phần chi phí điều trị, khám chữa bệnh.
Trường hợp khám, chữa bệnh đúng tuyến: Người bệnh sẽ được hỗ trợ chi trả chi phí khám bệnh theo các mức 80%, 95%, 100% tùy vào từng đối tượng khác nhau nếu khám chữa bệnh đúng tuyến, cụ thể:
- Người được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh là: Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật đang công tác trong lực lượng Công an Nhân dân; Người có công cách mạng, bà mẹ Việt Nam Anh Hùng, lão thành cách mạng, thương bệnh binh trên 81%; trẻ em dưới 6 tuổi; chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở và khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã.
- Người được hưởng 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh là: Người đang được hưởng lương hưu hoặc các trợ cấp mất sức lao động; người được hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội; người thuộc hộ gia đình nghèo, người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, đặc biệt khó khăn.
- Người được hưởng 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh thuộc các đối tượng còn lại.
Trường hợp khám, chữa bệnh trái tuyến: Người tham gia BHYT sẽ được hỗ trợ 40% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến trung ương; 60% chi phí điều trị nội trú đến ngày 31/12/2020 và 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01/01/2021 tại bệnh viện tuyến tỉnh; 100% chi phí tại bệnh viện tuyến huyện. Đối với các trường hợp người tham gia BHYT sống tại xã đảo, huyện đảo, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo ở vùng kinh tế khó khăn sẽ được hưởng mức hưởng đúng tuyến kể cả khi khám chữa bệnh trái tuyến.
Để đảm bảo quyền lợi của mình khi tham gia BHYT, cần lưu ý đến những điểm sau: Kiểm tra lại các thông tin ghi trên thẻ BHYT gồm họ và tên, ngày/tháng/năm sinh, giới tính, mã số thẻ BHYT. Khi thẻ BHYT sắp hết hạn cần đóng kịp thời để tiếp tục sử dụng quyền lợi của mình. Tham gia BHYT 5 năm liên tục sẽ được hưởng nhiều quyền lợi hơn theo quy định.
Thực tế hiện nay, số người mắc các bệnh hiểm nghèo như ung thư, tiểu đường, cao huyết áp,… ngày càng tăng, nhất là ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, người dân rất ít có cơ hội khám bệnh định kỳ. Vì vậy, hơn lúc nào hết, người dân cần nhận thức rõ được lợi ích khi tham gia BHYT, giúp hạn chế rủi ro về tài chính cho bản thân, gia đình, đồng thời chia sẻ bớt khó khăn cho cộng đồng nếu một ai đó không may mắc bệnh.
Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
Theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP, 6 đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế bắt buộc bao gồm:
- Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng.
- Nhóm do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng.
- Nhóm do ngân sách Nhà nước đóng.
- Nhóm được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng.
- Nhóm tham gia Bảo hiểm y tế theo hộ gia đình.
- Nhóm do người sử dụng lao động đóng.
Lưu ý: Theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP, đối tượng tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện không thuộc 6 đối tượng trên.
Mức đóng bảo hiểm y tế
Mức đóng bảo hiểm y tế được xác định theo tỷ lệ 4,5% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội. Từng đối tượng khác nhau có quy định riêng về mức đóng như dưới đây:
Nhóm thứ nhất, đối với các đối tượng do người lao động và người sử dụng lao động đóng, nhóm do Quỹ Bảo hiểm xã hội đóng và nhóm do Ngân sách Nhà nước đóng thì mức đóng Bảo hiểm y tế là 4,5% tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp hàng tháng.
Nhóm thứ hai, đối với các đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế theo hình thức hộ gia đình, mức đóng bảo hiểm được tính như sau:
- Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở.
- Người thứ hai đóng bằng 70% mức đóng của người thứ nhất.
- Người thứ ba đóng bằng 60% mức đóng của người thứ nhất.
- Người thứ tư đóng bằng 50% mức đóng của người thứ nhất.
- Người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
Nhóm thứ ba, đối với nhóm do Ngân sách nhà nước đóng: Người thuộc hộ gia đình cận nghèo có mức hỗ trợ tối thiểu là 70% tiền lương cơ sở; học sinh, sinh viên; hộ gia đình làm nông, lâm, ngư, diêm, nghiệp có mức thu nhập trung bình có mức hỗ trợ tối thiểu là 30% tiền lương cơ sở.
Cách gia hạn bảo hiểm y tế tại nhà
Cách 1. Thực hiện thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia
Để gia hạn BHYT hộ gia đình, bạn tiến hành theo thứ tự các bước như sau:
Bước 1: Đăng ký tài khoản tại Cổng Dịch vụ công Quốc gia:
Bước 2: Đăng nhập tài khoản trên Cổng dịch vụ công quốc gia
Bước 3: Ngay tại trang chủ, chọn Thanh toán trực tuyến
Bước 4: Tìm chọn Đóng BHXH tự nguyện và BHYT theo hộ gia đình
Bước 5: Chọn Gia hạn thẻ BHYT theo hộ gia đình hoặc đóng tiếp BHXH tự nguyện tùy vào nhu cầu đóng BHXH của bạn
Bước 6: Nhập mã thẻ BHYT cần gia hạn >> Chọn thời gian muốn gia hạn >> Tra cứu
Sau khi chọn tra cứu, hệ thống sẽ hiển thị thông tin của thẻ BHYT, trong đó có cả số tiền gian và thông tin về thời gian gia hạn.
Bước 7: Chọn Ngân hàng thụ hưởng của cơ quan BHXH >> Thanh toán. Bạn nên chọn ngân hàng cùng với ngân hàng mà mình mở tài khoản để tránh phải trả phí chuyển tiền liên ngân hàng nếu có.
Bước 8: Chọn ngân hàng thanh toán hoặc ví điện tử để thanh toán theo hướng dẫn
Bước 9: Khi thanh toán thành công, hệ thống sẽ thông báo “Thanh toán thành công
Cách 2. Thực hiện Cổng dịch vụ công của Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Việc gia hạn thẻ BHYT hộ gia đình được thực hiện như sau:
Bước 1: Đăng ký tài khoản giao dịch điện tử với cơ quan Bảo hiểm xã hội
Nếu đã có tài khoản giao dịch điện tử với cơ quan Bảo hiểm xã hội (BHXH) hay cũng chính là tài khoản VssID, bạn có thể bỏ qua bước này.
Còn nếu chưa biết cách đăng ký, bạn thực hiện theo hướng dẫn tại Video sau:
Bước 2: Đăng nhập tài khoản trên cổng dịch vụ công của BHXH Việt Nam
Bước 3: Chọn Thông tin tài khoản
Bước 4: Chọn Nộp BHXH điện tử
Bước 5: Chọn Đăng ký nộp BHXH điện tử
Bước 6: Chọn Gia hạn thẻ BHYT theo hộ gia đình hoặc BHXH tự nguyện tùy vào nhu cầu đóng BHXH của bạn
Bước 7: Nhập thông tin về thẻ BHYT cần gia hạn, chọn số tháng gia hạn, điền thông tin tài khoản ngân hàng
Bước 8: Nhập mã kiểm tra và ấn Xác nhận.
Có thể bạn quan tâm
- Thông tư hướng dẫn Nghị định 123 năm 2020
- Mẫu biểu thông tư 40/2021/TT-BTC
- An ninh phi truyền thống là gì?
- Mẫu đơn tố cáo lừa đảo mới
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Cách gia hạn bảo hiểm y tế tại nhà theo quy định mới 2022 “. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến bảo hộ logo công ty; tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp; thành lập công ty…. của Luật sư 247, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Hoặc các kênh sau:
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Với dịch vụ gia hạn thẻ Bảo hiểm y tế theo hộ gia đình trên ứng dụng của ngân hàng hoặc trên Cổng Dịch vụ công quốc gia không áp dụng giảm trừ mức đóng Bảo hiểm y tế theo hộ gia đình, để được giảm trừ mức đóng người tham gia vui lòng nộp tiền trực tiếp tại đại lý thu Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế nơi đăng ký tham gia hoặc bưu điện.
Hiện nay, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã kết hợp với một số ngân hàng Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) để người tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện, Bảo hiểm y tế hộ gia đình có thể thực hiện các giao dịch này ngay trên ứng dụng trực tuyến của các ngân hàng một cách thuận tiện, nhanh chóng.
Ngoài việc sử dụng ứng dụng trực tuyến ngân hàng, người tham gia còn có thể thực hiện trực tiếp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia