Làm thẻ bảo hiểm y tế mất bao lâu theo quy định mới?

07/05/2022
Làm thẻ bảo hiểm y tế mất bao lâu theo quy định mới?
773
Views

Chào Luật sư. Trong tháng 8, tôi được công ty báo tăng bảo hiểm xã hội, nhưng đến bây giờ tôi vẫn chưa nhận được thẻ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế. Vậy rất mong Luật sư có thể giải đáp thắc mắc của tôi và làm thẻ bảo hiểm y tế mất bao lâu? Rất mong sớm nhận được lời phúc đáp từ Luật sư. Trân trọng!

Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện. Hiện nay, pháp luật có quy định rất cụ thể về thời gian tham gia, nhận thẻ bảo hiểm y tế.

Cùng Luật sư 247 tìm hiểu làm thẻ bảo hiểm y tế mất bao lâu qua bài viết dưới đây.

Làm thẻ bảo hiểm y tế mất bao lâu?

Căn cứ Khoản 1, Điều 30 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định thời hạn cấp thẻ BHYT:

Cấp mới thẻ bảo hiểm y tế không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Riêng đối với người hưởng trợ cấp thất nghiệp: không quá 02 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Theo quy định trên, thời hạn cấp mới thẻ bảo hiểm y tế là 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật. Riêng đối với người hưởng trợ cấp thất nghiệp là không quá 02 ngày.

Như vậy, trong trường hợp này, bạn là người lao động đã ký hợp đồng chính thức, đã được công ty khai báo nộp bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa nhận được thẻ BHYT. Với trường hợp này, khi công ty làm thủ tục khai báo tăng mới lao động thì sau 05 ngày kể từ ngày cơ quan bảo hiểm xã hội nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ sẽ chuyển bảo hiểm y tế về công ty cho bạn. Do đó, việc nhận thẻ muộn có thể do nhiều nguyên nhân như: công ty nộp hồ sơ muộn, thẻ bảo hiểm y tế bị sai thông tin, quá trình chuyển phát thẻ có vấn đề hoặc công ty nhận được thẻ mà chưa trả ngay cho người lao động… Chính vì vậy, bạn vui lòng liên hệ với công ty để tìm hiểu rõ nguyên nhân.

Làm thẻ bảo hiểm y tế ở đâu?

Theo quy định, người dân có thể mua bảo hiểm y tế tự nguyện tại những địa chỉ được cơ quan Nhà nước quy định như cơ quan Bảo hiểm xã hội xã – phường – thị trấn nơi cư trú và đại lý thu BHXH.

Việc thanh toán tiền phí nộp BHYT hộ gia đình sẽ thực hiện tại Đại lý thu hoặc nộp cho cơ quan BHXH theo phương thức đã đăng ký hoặc qua ngân hàng/hệ thống tiện ích thông minh.

Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp như hiện nay, người dân không cần đến cơ quan Bảo hiểm xã hội hay các đại lý thu Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế mà vẫn có thể đảm bảo quyền lợi tham gia một cách nhanh, chóng tiện lợi ngay trên điện thoại thông minh của mình.

Hiện nay, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã kết hợp với một số ngân hàng như: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) để người tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện, Bảo hiểm y tế hộ gia đình có thể thực hiện các giao dịch này ngay trên ứng dụng trực tuyến của các ngân hàng một cách thuận tiện, nhanh chóng.

Bạn truy cập một trong các ứng dụng VCB Digibank của Vietcombank, BIDV Smart Banking của BIDV hoặc MB Bank của MB và thực hiện các bước như sau:

  • Bước 1: Đăng nhập ứng dụng trên điện thoại, chọn mục Thanh toán, chọn Bảo hiểm xã hội cho cá nhân.
  • Bước 2: Lựa chọn nhà cung cấp Bảo hiểm xã hội Việt Nam, sau đó lựa chọn loại hình dịch vụ đóng tiếp Bảo hiểm xã hội tự nguyện hoặc gia hạn thẻ Bảo hiểm y tế mà bạn muốn thực hiện trong mục Chọn dịch vụ, nhập số sổ Bảo hiểm xã hội/ số thẻ Bảo hiểm y tế, kiểm tra thông tin thanh toán.
  • Bước 3: Nhấn Xác nhận để xác thực mã OTP do Ngân hàng gửi để hoàn tất giao dịch và lựa chọn thanh toán Bảo hiểm xã hội cho cá nhân

Ngoài việc sử dụng ứng dụng trực tuyến của 3 ngân hàng nêu trên, người tham gia còn có thể thực hiện trực tiếp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia tại địa chỉ: https://dichvucong.gov.vn/p/home/dvc-trang-chu.html.

Tuy nhiên, người tham gia cần lưu ý: Với dịch vụ gia hạn thẻ BHYT theo hộ gia đình trên ứng dụng của 3 ngân hàng hoặc trên Cổng Dịch vụ công quốc gia không áp dụng giảm trừ mức đóng BHYT theo hộ gia đình, để được giảm trừ mức đóng người tham gia vui lòng nộp tiền trực tiếp tại đại lý thu BHXH, BHYT nơi đăng ký tham gia hoặc bưu điện.

Hồ sơ làm thẻ bảo hiểm y tế

Làm thẻ bảo hiểm y tế mất bao lâu theo quy định mới?
Làm thẻ bảo hiểm y tế mất bao lâu theo quy định mới?

Người tham gia lập hồ sơ theo quy định bao gồm: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).

Trường hợp người tham gia là người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật: bổ sung Giấy ra viện có ghi rõ “đã hiến bộ phận cơ thể”.

Trường hợp người tham gia được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: bổ sung Giấy tờ chứng minh (nếu có).

Đối với người tham gia được ngân sách nhà nước đóng BHYT: Nộp hồ sơ đã kê khai theo quy định cho UBND xã. Trường hợp điều chỉnh thông tin nộp hồ sơ cho UBND xã. Trường hợp người tham gia đã hiến bộ phận cơ thể: nộp Giấy ra viện cho cơ quan BHXH.

Đối với người tham gia được tổ chức BHXH đóng BHYT: Nộp hồ sơ cho UBND xã hoặc cho cơ quan BHXH. Đối với người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp khi cấp lại, đổi thẻ BHYT: nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH.

Đối với người được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng hoặc tham gia BHYT theo hộ gia đình: Nộp hồ sơ cho Đại lý thu hoặc cơ quan BHXH. Đối với học sinh, sinh viên đóng BHYT theo nhà trường thì nộp hồ sơ cho nhà trường.

Đối với trường hợp hoàn trả: Người tham gia nộp hồ sơ cho Đại lý thu hoặc cơ quan BHXH.

Nộp hồ sơ mua bảo hiểm y tế

Người tham gia: nộp hồ sơ bằng một trong các hình thức sau:

  • Thông qua dịch vụ bưu chính công ích;
  • Nộp trực tiếp cho UBND xã (người tham gia được Ngân sách nhà nước đóng BHYT; người tham gia được tổ chức BHXH đóng BHYT);
  •  Nộp trực tiếp cho cơ quan BHXH hoặc tại Trung tâm Phục vụ HCC các cấp (Người tham gia được tổ chức BHXH đóng BHYT; Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp khi cấp lại, đổi thẻ BHYT; Người được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng hoặc tham gia BHYT theo hộ gia đình);
  • Nộp trực tiếp cho Đại lý thu: Người được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng hoặc tham gia BHYT theo hộ gia đình;
  • Nộp trực tiếp cho nhà trường: Học sinh, sinh viên.

Người tham gia BHYT theo hộ gia đình, người được ngân sách hỗ trợ một phần mức đóng BHYT: nộp tiền cho Đại lý thu hoặc nộp trực tiếp cho cơ quan BHXH theo phương thức đăng ký hoặc nộp qua ngân hàng hoặc hệ thống tiện ích thông minh. Học sinh, sinh viên: nộp tiền cho nhà trường.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Làm thẻ bảo hiểm y tế mất bao lâu theo quy định mới?”. Nếu quý khách có nhu cầu tư vấn về lĩnh vực hình sự, kinh doanh thương mại, hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam, tra mã số thuế cá nhân, ủy quyền xác nhận tình trạng hôn nhân, xin xác nhận tình trạng hôn nhân, xin hợp pháp hóa lãnh sự, thành lập công ty con…; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Câu hỏi thường gặp

Nội dung thẻ bảo hiểm y tế

Thẻ bảo hiểm y tế do cơ quan bảo hiểm xã hội phát hành, phản ánh được các thông tin sau:
1. Thông tin cá nhân của người tham gia bảo hiểm y tế, bao gồm: Họ và tên; giới tính; ngày tháng năm sinh; địa chỉ nơi cư trú hoặc nơi làm việc.
2. Mức hưởng bảo hiểm y tế theo quy định tại Điều 14 Nghị định này.
3. Thời điểm thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng.
4. Nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu.
5. Thời gian tham gia bảo hiểm y tế 05 năm liên tục trở lên đối với đối tượng phải cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh. Thời gian tham gia bảo hiểm y tế liên tục là thời gian sử dụng ghi trên thẻ bảo hiểm y tế lần sau nối tiếp lần trước; trường hợp gián đoạn tối đa không quá 03 tháng.
6. Ảnh của người tham bảo hiểm y tế (trừ trẻ em dưới 6 tuổi) đối với trường hợp người tham gia bảo hiểm y tế không có giấy tờ xác nhận nhân thân có ảnh do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp hoặc Giấy xác nhận của Công an cấp xã hoặc giấy tờ khác có xác nhận của cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nơi quản lý học sinh, sinh viên, hoặc giấy tờ chứng minh nhân thân hợp pháp khác.

Thời hạn thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng đối với trẻ em sinh trước ngày 30 tháng 9

Trường hợp trẻ em sinh trước ngày 30 tháng 9: Thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng đến hết ngày 30 tháng 9 của năm trẻ đủ 72 tháng tuổi;

Thời hạn thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng đối với trẻ em sinh sau ngày 30 tháng 9

Trường hợp trẻ sinh sau ngày 30 tháng 9: Thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng đến hết ngày cuối của tháng trẻ đủ 72 tháng tuổi.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Bảo hiểm y tế

Comments are closed.