Đang mang thai nghỉ việc có được hưởng chế độ thai sản không?

05/05/2022
Đang mang thai nghỉ việc có được hưởng chế độ thai sản không?
836
Views

Việc mang thai đã là một quá trình khó khăn mệt mỏi của người phụ nữa. Khi đi làm thì không thể tránh khỏi áp lực, bận rộn. Có nhiều lý do khiến lao động nữ nghỉ phải nghỉ việc khi đang mang thai như sức khỏe yếu, áp lực công việc… Điều đáng lo ngại nhất, họ có được hưởng chế độ thai sản như những lao động khác? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp giúp mọi người.

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Có được chấm dứt hợp đồng khi người lao động mang thai?

Để bảo vệ người lao động, đặc biệt là lao động nữ, điểm đ khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 cho phép lao động nữ mang thai được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi.

Ngoài ra, những lao động này còn được chủ động chấm dứt hợp đồng lao động khi thuộc một trong các trường hợp:

– Hết hạn hợp đồng lao động.

– Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.

– Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động.

Cùng với đó, khoản 3 Điều 137 Bộ luật Lao động năm 2019 cũng nêu rõ:

3. Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.

Theo quy định này, người sử dụng lao động sẽ không được đơn phương chấm dứt hợp đồng với lao động nữ vì lý do người đó mang thai.

Tuy vậy, nếu có các lý do khác mà pháp luật quy định như: Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc, người lao động tự ý bỏ việc không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên,… thì người sử dụng lao động vẫn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động đang mang thai.

Đang mang thai nghỉ việc có được hưởng chế độ thai sản?

Khoản 4 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014 quy định:

Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.

Theo đó, lao động nữ đang mang thai mà nghỉ việc trước thời điểm sinh con vẫn được hưởng chế độ thai sản nếu đáp ứng đủ điều kiện của một trong 02 trường hợp sau:

(1) Trường hợp thai bình thường: Đóng BHXH bắt buộc từ đủ 06 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con.

(2) Trường hợp thai yếu có chỉ định nghỉ dưỡng thai của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền: Thỏa mãn 02 điều kiện sau:

– Phải đóng BHXH bắt buộc từ đủ 12 tháng trở lên.

– Đã đóng BHXH bắt buộc từ đủ 03 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con.

Như vậy, chỉ cần đáp ứng đủ điều kiện về thời gian tham gia BHXH bắt buộc nêu trên thì lao động nữ dù nghỉ việc lúc đang mang thai vẫn sẽ được giải quyết hưởng chế độ thai sản khi sinh con.

Lúc này, thay vì nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản cho đơn vị sử dụng lao động, người lao động sẽ phải tự mình thực hiện thủ tục tại cơ quan BHXH nơi cư trú.

Theo Điều 101 và Điều 102 Luật BHXH năm 2014 và Điều 4 Quyết định 166/QĐ-BHXH, người lao động phải tự chuẩn bị hồ sơ nộp cho cơ quan BHXH gồm:

– Bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;

– Xuất trình sổ BHXH.

Nếu như hồ sơ hợp lệ, cơ quan BHXH sẽ giải quyết chế độ thai sản cho người lao động trong thời gian 05 ngày làm việc.

Đang mang thai nghỉ việc có được hưởng chế độ thai sản không?
Đang mang thai nghỉ việc có được hưởng chế độ thai sản không?

Thời gian hưởng chế độ thai sản ?

Căn cứ vào khoản 1, khoản 2 Điều 34 thời gian hưởng chế độ khi sinh con được quy định như sau:

1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.

2. Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:

a) 05 ngày làm việc;

b) 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;

c) Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;

d) Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.

Mức hưởng chế độ thai sản theo quy định mới

Căn cứ vào Điều 38 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi. Trong trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.

Trước ngày 01/07/2020 mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng và từ sau ngày 01/07/2020, mức lương cơ sở là 1.600.000 đồng/tháng, như vậy mức trợ cấp một lần cho mỗi con tăng thêm 220.000 đồng.

Ví dụ: Chị A đóng bảo hiểm xã hội từ tháng 01/2020 đến tháng 6/2020 thì mức trợ cấp một lần cho mỗi con là: 1.490.000 đồng x 2 = 2.980.000 đồng.Nếu chị A sinh con từ sau ngày 01/07/2020, thì mức trợ cấp một lần cho mỗi con là: 1.60.000 đồng x 2 = 3.200.000 đồng.

Căn cứ vào Điều 39 Luật bảo hiểm xã hội 2014 người lao động hưởng chế độ thai sản thì mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trong trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về “Đang mang thai nghỉ việc có được hưởng chế độ thai sản không?” Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty; giải thể công ty tnhh 1 thành viên tạm dừng công ty; Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu;  Thành lập công ty; giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, …. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

Chế độ bảo hiểm thai sản là gì

Chế độ bảo hiểm thai sản là một trong các chế độ của Bảo hiểm xã hội bắt buộc, gồm các quy định do Nhà nước ban hành nhằm bảo đảm thu nhập và sức khỏe cho người lao động nữ khi mang thai, sinh con, nuôi con nuôi sơ sinh, thực hiện các biện pháp tránh thai và cho lao động nam khi có vợ sinh con.

Điều kiện hưởng chế độ thai sản ?

Căn cứ vào Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
Điều 31: Điều kiện hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.
Như vậy, có thể hiểu lao động nữ sinh con, nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi hay người mang thai hộ và người nhờ mang thai hộ đã đóng đủ 6 tháng bảo hiểm xã hội trong 12 tháng trước khi sinh thì sẽ đủ điều kiện hưởng trợ cấp thai sản.

3.7/5 - (3 bình chọn)

Comments are closed.