Đơn khiếu nại (Giải quyết lần đầu)

29/04/2022
Đơn khiếu nại (Giải quyết lần đầu)
1048
Views

Để đảm bảo phát huy dân chủ; mở rộng sự tham gia của người dân vào công việc quản lý nhà nước; một phần chính là thông qua quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Cơ quan chức năng phải có trách nhiệm giải quyết; đưa ra câu trả lời khi người dân có yêu cầu. Khiếu nại có thể xảy ra trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống; như trong dân sự, lao động, đất đai, hành chính, hôn nhân… Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách viết đơn khiêu nại theo đúng quy định của pháp luật. Vậy ” Đơn khiếu nại (Giải quyết lần đầu)” được viết như thế nào?.

Chào luật sư, hiện nay tôi đang làm việc trong một cơ quan Nhà nước; tôi đang gặp phải một số vấn đề cần phải khiếu nại lên cấp trên; để bảo vệ quyền và lợi ích của mình. Tuy nhiên tôi lại chưa biết rõ lắm về đơn khiếu nại cũng hư cách thức viết đơn; mong luật sư có thể giúp tôi với ạ.

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để giải đáp thắc mắc của mình; mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư 247 nhé.

Căn cứ pháp lý

Luật khiếu nại 2011

Khái quát về đơn khiếu nại

Theo khoản 1 Điều 2 Luật khiếu nại 2011 thì:

 Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Đơn khiếu nại là văn bản mà người khiếu nại trình bày với cơ quan có thẩm quyền; để đề nghị giải quyết khiếu nại về một vấn đề nào đó.

Khiếu nại là thủ tục đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền; xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước; của người có thẩm quyền hoặc của cá nhân bất kỳ khi có căn cứ cho rằng; hành vi đó là hành vi trái với quy định của pháp luật; và xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Việc khiếu nại hay giải quyết khiếu nại phải được thực hiện theo quy định; hướng dẫn của pháp luật hiện hành.

Như vậy, có thể hiểu khiếu nại được thực hiện khi quyết định hành chính, hành vi hành chính; của cá nhân có thẩm quyền, của cơ quan nhà nước; có những căn cứ cho rằng quyết định hay hành vi đó là trái quy định của pháp luật; xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người làm đơn khiếu nại.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu; hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết; thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp; của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu; hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Đơn khiếu nại (Giải quyết lần đầu)

Trình tự thủ tục giải quyết khiếu nại lần đầu

Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật; xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình; thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính; hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính; hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật Tố tụng hành chính.

Thụ lý giải quyết khiếu nại

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại thuộc thẩm quyền; mà không thuộc một trong các trường hợp; các khiếu nại không được thụ lý; người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu phải thụ lý giải quyết; thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền; chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp biết; trường hợp không thụ lý giải quyết thì phải nêu rõ lý do.

Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu

Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn; nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý.

Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 45 ngày; kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn; nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý.

Trình tự thủ tục

– Xác minh nội dung khiếu nại

– Tổ chức đối thoại

– Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu

– Gửi quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định giải quyết khiếu nại; người giải quyết khiếu nại lần đầu có trách nhiệm; gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại; thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người giải quyết khiếu nại; hoặc người có thẩm quyền, người có quyền, nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân; đã chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp.

– Khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện vụ án hành chính

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại; mà khiếu nại lần đầu không được giải quyết; hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu; mà người khiếu nại không đồng ý; thì có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai; đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn; thì thời hạn có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày.

Trường hợp khiếu nại lần hai; thì người khiếu nại phải gửi đơn kèm theo quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu; các tài liệu có liên quan cho người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai.

Hồ sơ giải quyết khiếu nại

– Việc giải quyết khiếu nại phải được lập thành hồ sơ. Hồ sơ giải quyết khiếu nại bao gồm:

+ Đơn khiếu nại hoặc bản ghi lời khiếu nại;

+ Tài liệu, chứng cứ do các bên cung cấp;

+ Biên bản kiểm tra, xác minh, kết luận, kết quả giám định (nếu có);

+ Biên bản tổ chức đối thoại (nếu có);

+ Quyết định giải quyết khiếu nại;

+ Các tài liệu khác có liên quan.

– Hồ sơ giải quyết khiếu nại phải được đánh số trang theo thứ tự tài liệu; và được lưu giữ theo quy định của pháp luật. Trường hợp người khiếu nại khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án; thì hồ sơ đó phải được chuyển cho Tòa án có thẩm quyền giải quyết khi có yêu cầu.

Tải mẫu đơn khiếu nại (Giải quyết lần đầu)

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [162.00 B]

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Đơn khiếu nại (Giải quyết lần đầu)”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu; về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên; tạm dừng công ty; Chi phí làm sổ đỏ đất nông nghiệp bao nhiêu ; mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, … của Luật sư 247. Hãy liên hệ hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Đơn khiếu nại là gì?

Đơn khiếu nại là văn bản của đối tượng bị tác động bởi quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính mà theo họ là trái luật thì phát sinh quyền khiếu nại của người dân đối với người ra quyết định hoặc người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật

Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu thì sao?

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Khiếu nại là gì?

Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Biểu mẫu

Comments are closed.