Tu sĩ có được nhận thừa kế không?

28/04/2022
695
Views

Các vấn đề về thừa kế; quyền thừa kế và chia thừa kế luôn là những vấn đề nóng trong xã hội. Bởi việc chia thừa kế có thể coi là nguyên nhân khiến nhiều gia đình đổ vỡ; anh chị em ruột trở mặt và còn nhiều hiện thực tàn khốc khác. Trong khi đó, tu sĩ là những người đã từ bỏ hồng trần, xuất gia đi tu. Chính vì vậy; thường có nhiều trường hợp trên thực tế nghĩ rằng tu sĩ thì không được nhận thừa kế. Vậy tu sĩ có được nhận thừa kế không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau:

“Chào luật sư, tôi là anh cả trong gia đình có 3 anh em trai. Vào năm 2001, 2 em trai tôi đã xuất gia đi tu. Từ đó đến nay; tôi là người chăm sóc và quản lý nhà cửa, quản lý tài sản của bố mẹ. Năm 2007, bố tôi không may qua đời do căn bệnh ung thu. Đến năm 2016; mẹ tôi cũng bị bệnh và đã viết di chúc để lại tài sản bao gồm: 1 căn nhà 3 tầng mặt phố; một miếng đất rộng 500 m2; 2 căn chung cư mỗi căn trị giá 2 tỷ. Theo di chúc của mẹ để lại, tôi được một căn nhà 3 tầng mặt phố. Còn lại miếng đất và 2 căn chung cư chia đôi cho 2 người em.Tôi có nên yêu cầu Tòa án chia lại di sản không?”

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Dân sự năm 2015

Tu sĩ có được nhận thừa kế không?

Những người được nhận thừa kế

Theo quy định tại Điều 609 Bộ luật Dân sự năm 2015: “Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.” Trong đó; người thừa kế theo quy định tại Điều 613 Bộ luật Dân sự năm 2015 là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Mỗi cá nhân đều có quyền hưởng thừa kế trừ trường hợp người đó từ chối nhận di sản hoặc người đó thuộc những trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 621 Bộ luật Dân sự năm 2015 bao gồm:

  • Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng; sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng; hành hạ người để lại di sản; xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó.
  • Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản.
  • Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng.
  • Người có hành vi lừa dối; cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

Tuy nhiên; nếu những người để lại di sản biết về hành vi của những người không được quyền hưởng di sản; và vẫn để lại di sản cho những người đó thì họ vẫn được hưởng thừa kế.

Những trường hợp đặc biệt không thể nhận thừa kế

Đây là trường hợp liên quan đến quyền thừa kế bất động sản theo quy định tại Việt Nam. Mặc dù ai cũng có quyền nhận thừa kế trừ khi họ là những người không được quyền hưởng di sản nhưng việc có quyền nhận di sản và có được nhận di sản hay không là hai khái niệm khác nhau.

Trong trường hợp tài sản thừa kế là bất động sản, và đặc biệt là đất đai; nếu người nhận thừa kế là người nước ngoài thì sẽ không được hưởng di sản là quyền sử dụng đất mà chỉ được hưởng giá trị quyền sử dụng đất bởi theo quy định tại Điều 5 Luật Đất đai năm 2013; chỉ có các đối tượng sau được công nhận là người sử dụng đất:

  • Tổ chức trong nước gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức sự nghiệp công lập và tổ chức khác theo quy định của pháp luật về dân sự (sau đây gọi chung là tổ chức).
  • Hộ gia đình, cá nhân trong nước (sau đây gọi chung là hộ gia đình, cá nhân).
  • Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ.
  • Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và cơ sở khác của tôn giáo.
  • Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ.
  • Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch.
  • Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo quy định của pháp luật về đầu tư.

Tu sĩ có được nhận thừa kế không?

Từ những quy định đã phân tích ở trên, tu sĩ vẫn được nhận thừa kế trừ khi người tu sĩ đó rơi vào trường hợp người không được hưởng thừa kế hoặc từ chối nhận thừa kế.

Giải quyết tình huống

Chính vì vậy, với tình huống của bạn; hai người em trai của bạn vẫn có quyền được nhận thừa kế. Bạn chỉ nên đệ đơn lên tòa án nếu bạn cho rằng số tài sản mà bạn nhận được không đủ 2/3 một suất thừa kế.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Tu sĩ có được nhận thừa kế không?”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; xin giấy phép bay Flycam; đăng ký bảo hộ thương hiệu; giải thể công ty; xác nhận độc thân ….của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Chồng là người nước ngoài có được đứng tên sổ đỏ không?

Theo quy định của pháp luật Việt Nam; người nước ngoài không được đứng tên trên giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất. Vậy nên, nếu sổ đỏ có bao gồm cả đất và nhà; thì chồng chỉ được đứng tên với tài sản gắn liền với đất là nhà.

5/5 - (1 bình chọn)

Comments are closed.