Ly hôn trong đạo Công giáo được quy định như thế nào?

28/04/2022
Ly hôn trong đạo Công giáo
2960
Views

“Chồng tôi theo Đạo còn tôi thì không. Chúng tôi mới lấy nhau được 2 năm. Lúc đầu, cuộc sống hôn nhân hạnh phúc nhưng về sau lại hay cãi nhau và hai vợ chồng ly thân đã hơn tháng. Nay cuộc sống hôn nhân không thể cứu vãn được, tôi muốn ly hôn mà chồng không đồng ý. Vì trước khi cưới, hai vợ chồng đã học giáo lý hôn nhân, theo đó thì người bên đạo không được bỏ nhau. Cho tôi hỏi theo quy định của pháp luật thì người bên đạo thì có ly hôn được không? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi cảm ơn!”

Sau đây là những tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề này:

Căn cứ pháp lý

Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

Bộ luật dân sự năm 2015

Ly hôn trong đạo Công giáo được quy định như thế nào?

Ly hôn trong đạo Công giáo được quy định như thế nào?
Ly hôn trong đạo Công giáo được quy định như thế nào?

Theo quan điểm giáo lý hôn nhân của Thiên chúa giáo thì hôn nhân là vĩnh cửu, không chấp nhận việc ly hôn giữa vợ và chồng. Trong Giáo hội Công giáo, hôn nhân được xác nhận là một “bí tích”, việc cử hành “bí tích hôn nhân” một cách chính thức trước mặt cộng đoàn giáo dân do một linh mục cử hành khiến nó trở nên một giao ước vĩnh cửu giữa người nam và người nữ. Dù hoàn cảnh khó khăn của cuộc sống hôn nhân, giải pháp tốt nhất, nếu có thể, là hòa giải với nhau. Cộng đoàn tín hữu được mời gọi giúp cặp vợ chồng trong hoàn cảnh ấy, trung thành với dây liên kết hôn nhân không thể tháo gỡ được.

Do đó mà người Công giáo tin rằng nam nữ khi nhận bí tích hôn nhân sẽ phải yêu thương nhau mãi mãi. Công giáo không chấp nhận việc ly hôn giữa hai vợ chồng.

Tuy nhiên, căn cứ khoản 1 điều 39 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định như sau:

“Cá nhân có quyền kết hôn, ly hôn, quyền bình đẳng của vợ chồng, quyền xác định cha, mẹ, con, quyền được nhận làm con nuôi, quyền nuôi con nuôi và các quyền nhân thân khác trong quan hệ hôn nhân, quan hệ cha mẹ và con và quan hệ giữa các thành viên gia đình.”

Ngoài ra, tại điểm e khoản 2 điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình. Quy định về các hành vi bị cấm, trong đó có hành vi:

“Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn.”

Mọi cá nhân không phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng đều bình đẳng với nhau và đều có quyền được ly hôn. Việc ly hôn với người bên đạo được giải quyết hoàn toàn giống với thủ tục ly hôn thông thường. Hành vi cản trở ly hôn là hành vi bị nghiêm cấm.

Như vậy, dù theo đạo hay không vẫn được giải quyết ly hôn nếu đáp ứng điều kiện:

– Cả hai bên đã thật sự tự nguyện ly hôn;

– Đã thỏa thuận được với nhau về vấn đề chia tài sản và người nuôi con;

– Sự thỏa thuận này trên cơ sở đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ và con.

Đạo Công giáo có được ly hôn đơn phương?

Đối với trường hợp khi cả hai đều không thể thuận tình ly hôn. Một trong hai muốn đơn phương ly hôn vì một lí do nào đó. Khi đó việc giải quyết ly hôn đơn phương dù là theo Đạo; hay không theo Đạo cũng sẽ được giải quyết giống nhau.

Căn cứ điều 51 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014:

Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn

1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”

Và căn cứ điều 56 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014:

Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

Như vậy, nếu vợ, chồng có hành vi bạo lực, vi phạm nghiêm trọng quyền và nghĩa vụ của vợ chồng; đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài; mục đích của hôn nhân không đạt được thì sau khi tiến hành hòa giải tại Tòa án mà không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

Điều kiện về tình trạng hôn nhân để giải quyết ly hôn:

Vợ, chồng không thương yêu, giúp đỡ nhau. Người nào người nấy chỉ biết bổn phận người đó; bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống.

Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như thường xuyên đánh đập. Hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau.

Vợ chồng không chung thuỷ với nhau như có quan hệ ngoại tình.

Đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, hoà giải nhiều lần. Nhưng không thể thay đổi.

Không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng; không giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển mọi mặt.

Từ đó, xem xét đủ điều kiện; và không thể hòa giải thì Tòa án sẽ giải quyết cho đơn phương ly hôn.

Thủ tục giải quyết ly hôn đơn phương theo đạo

Thứ nhất, về vấn đề nuôi con sau khi ly hôn. Căn cứ Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014:

Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Thứ hai, đối với tài sản chung của vợ, chồng. Căn cứ điều 33 và điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014:

Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng

1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.”

Điều 43. Tài sản riêng của vợ, chồng

1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sảnphục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.”

Thứ bavề thủ tục khi ly hôn trong trường hợp bạn đơn phương ly hôn được quy định cụ thể trong Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

Như vậy, thủ tục ly hôn theo đạo cũng giống như thủ tục ly hôn không theo đạo. Trên đây là những thủ tục quan trọng nhất. Lưu ý: Để chuẩn bị ly hôn đơn phương cần đầy đủ các giấy tờ để Tòa án dễ dàng giải quyết.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Ly hôn trong đạo Công giáo“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan: xác nhận tình trạng hôn nhân; tạm ngừng kinh doanh; thành lập công ty…. của Luật sư 247, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Hoặc các kênh sau:
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Các giấy tờ cần có trong thủ tục ly hôn đơn phương ở đạo Công giáo là gì?

Đơn xin ly hôn
Bản sao giấy CMND, sổ hộ khẩu (có công chứng)
Bản chính giấy chứng nhận kết hôn. Trường hợp không có giấy chứng nhận kết hôn, có thể ra ủy ban nhân dân cấp xã nơi cấp giấy chứng nhận kết hôn để xin bản sao.
Bản sao giấy khai sinh của của con. Có thể đến nơi cấp giấy khai sinh cho con để xin cấp bản sao.

Người chồng không được phép yêu cầu giải quyết ly hôn trong trường hợp nào?

Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

5/5 - (5 bình chọn)

Comments are closed.