Cha mẹ thường có xu hướng cho con cái đất đai, nhất là đối với con trai. Đất đai là tài sản thuộc sở hữu toàn dân, chính vì vậy những thủ tục liên quan đến đất đai phải đáp ứng chặt chẽ các quy định của pháp luật. Vậy khi sang tên sổ đỏ dất cho con, cha mẹ cần phải chú ý những điều gì? Về điều kiện được sang tên, thủ tục sang tên ra sao? Cha mẹ và con phải nộp các chi phí nào? Để làm rõ các thắc mắc này, Luật sư X xin giới thiệu bài viết “4 Điều cần lưu ý khi cha mẹ sang tên đất cho con?”. Mời bạn đọc cùng tham khảo để hiểu hơn về vấn đề này nhé.
Căn cứ pháp lý
- Luật thuế thu nhập cá nhân 2007
- Thông tư 111/2013/TT-BTC
- Nghị định 140/2016/NĐ-CP
- Thông tư 85/2019/TT-BTC
Điều kiện để được sang tên sổ đỏ
Sổ đỏ là từ mà người dân thường dùng để gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dựa theo màu sắc của Giấy chứng nhận. Pháp luật đất đai từ trước tới nay không quy định về Sổ đỏ. Tuy nhiên chúng ta có thể ngầm hiểu đây chính là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà bài viết dưới đây chúng tôi sẽ sử dụng.
Sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chính là việc thay đổi chủ sở hữu của quyền sử dụng đất.
Việc sang tên sổ đỏ hay nói cách khác chính là thay đổi chủ sở hữu quyền sử dụng đất; các chủ thể cần phải đáp ứng các điều kiện sau đây theo quy định của Luật đất đai. Cụ thể:
Điều kiện đối với bố mẹ
Theo khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013 thì bố mẹ muốn tặng cho thải đáp ứng các điều kiện sau:
– Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật Đất đai;
– Đất không có tranh chấp;
– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
– Trong thời hạn sử dụng đất.
Điều kiện đối với con
Việc sang tên thường được thực hiện khi bố mẹ cho con cái sử dụng đất; và muốn họ làm chủ sở hữu quyền sử dụng đất đó để sinh sống và sử dụng.
Để con được nhận tặng cho quyền sử dụng đất thì người con không được rơi vào các trường hợp không được phép nhận tặng cho quyền sử dụng đất.
Các trường hợp không được nhận tặng cho theo Điều 191 Luật Đất đai 2013 như sau:
– Cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất.
– Cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.
– Cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó.
Như vậy, cả bố mẹ và con đều phải đáp ứng những điều kiện trên là bố mẹ phải đủ điều kiện cho và con không được thuộc trường hợp không được nhận thì mới có thể thực hiện sang tên sổ đỏ.
Việc tặng cho phải được lập thành văn bản và công chứng
Theo điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai năm 2013, hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.
Như vậy, bố mẹ muốn tặng cho con thì phải lập thành văn bản và công chứng; chứng thực ở các cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng; việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
Thực hiện đăng ký biến động đất đai trong thời hạn 30 ngày
Theo khoản 4 Điều 95 Luật đất đai 2013 thì:
“Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thì phải thực hiện đăng ký biến động đất đai“
Ngoài ra, theo khoản 6 Điều nay, trong vòng 30 ngày kể từ ngày tặng cho có hiệu lực thì các bên phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai.
Nếu không thực hiện đăng ký biến động đất đai, người vi phạm có thể bị sử phạt hành chính.
Trường hợp có hợp đồng tặng cho đã được công chứng hoặc chứng thực nhưng không đăng ký biến động tại cơ quan đăng ký đất đai theo quy định sẽ bị xử lý vi phạm hành chính.
Theo khoản 2 Điều 17 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, trường hợp không đăng ký biến động bị phạt tiền như sau:
– Tại khu vực nông thôn:
+ Phạt tiền từ 01 – 03 triệu đồng; nếu trong thời gian 24 tháng kể từ ngày quá thời hạn mà không thực hiện đăng ký biến động.
+ Phạt tiền từ 02 – 05 triệu đồng; nếu quá thời hạn 24 tháng kể từ ngày quá thời hạn mà không thực hiện đăng ký biến động.
– Tại khu vực đô thị: Mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt đối với từng trường hợp tương ứng tại khu vực nông thôn.
Căn cứ theo khoản 4 Điều 5 Nghị định 91/2019/NĐ-CP; trường hợp tặng cho nhà đất mà không đăng ký biến động thì người bị xử phạt là bên nhận chuyển quyền sử dụng đất. Do đó người con bị xử lý vi phạm hành chính.
Ngoài việc bị phạt tiền như trên; thì buộc người đang sử dụng đất phải thực hiện thủ tục đăng ký đất đai theo đúng quy định.
Lưu ý: Việc xử phạt xảy ra khi hợp đồng tặng cho được công chứng; hoặc chứng thực. Vì khi đó mới tồn tại sự biến động tặng cho giữa bố mẹ và con.
Được miễn thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ khi sang tên
Theo điểm a Khoản 1 Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản (bao gồm cả nhà ở hình thành trong tương lai, công trình xây dựng hình thành trong tương lai theo quy định pháp luật về kinh doanh bất động sản) giữa: vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; bố vợ, mẹ vợ với con rể được miễn thuế thu nhập cá nhân.
Theo khoản 10 Điều 9 Nghị định 140/2016/NĐ-CP, nhà đất là quà tặng giữa: Cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể được miễn lệ phí trước bạ.
Phí sang tên sổ đỏ bao nhiêu?
* Lệ phí trước
Căn cứ Điều 3 Nghị định 140/2016/NĐ-CP, tổ chức, cá nhân khi đăng ký quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất phải nộp lệ phí trước bạ.
* Phí thẩm định hồ sơ
– Do HĐND các tỉnh, thành quy định:
Thông tư 85/2019/TT-BTC quy định phí thẩm định hồ sơ khi sang tên nhà đất thuộc thẩm quyền của HĐND cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) nên mức thu giữa các tỉnh, thành sẽ khác nhau.
– Mức thu: Dao động từ 500.000 đồng – 05 triệu đồng (thông thường từ 500.000 đồng đến 02 triệu đồng)
* Lệ phí cấp Giấy chứng nhận (lệ phí làm bìa mới)
– Khi sang tên nhà đất nếu người nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho yêu cầu và được cấp Giấy chứng nhận mới sẽ phải nộp khoản lệ phí này.
– Mức thu: Dù các tỉnh thành thu khác nhau nhưng đều thu dưới 100.000 đồng/lần/giấy.
Video Luật sư X giải đáp thắc mắc sang tên đất cho con
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về “4 Điều cần lưu ý khi cha mẹ sang tên đất cho con?“. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu xác nhận tình trạng độc thân; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm
- Hành vi lan truyền văn hoá phẩm đồi trụy xử phạt thế nào?
- Lập di chúc để lại đất nhưng không cho phép bán thì có được không?
- Ai đương nhiên được thừa kế mà không phụ thuộc vào di chúc
Câu hỏi thường gặp
Tặng cho được hình thành trên cơ sở tự nguyện. Nếu quyền sử dụng đất thuộc sở hữu hợp pháp của cha mẹ thì họ đương nhiên có toàn quyền tặng cho bất kỳ ai; mà không phụ thuộc ý chí của người khác. Do đó lúc này dù cho một người con nhưng không cần chữ ký của các người con còn lại.
Tuy nhiên nếu đất định cho đó thuộc sở hữu của hộ gia đình; thì những người trong hộ gia đình có quyền sử dụng đất được xác định là đồng sở hữu mảnh đất. Vì tất cả mọi người đều có quyền với đất đó, nên nếu cha mẹ cho con đất thì phải được sự đồng ý của tất cả những người trong hộ gia đình. Vì vậy với trường hợp này phải cần chữ ký của những người cùng chung sống trong hộ gia đình.
Cha mẹ cho con đất có quyền đòi lại khi việc cho đất đấy bằng hình thức tặng cho có điều kiện theo Điều 462 Bộ luật Dân sự 2015, và được pháp luật quy định như sau:
Bố mẹ có thể yêu cầu người con được tặng cho đất thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho. Điều kiện tặng cho không được vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội.
Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho (con cái) không thực hiện thì bố mẹ có quyền đòi lại đất đã cho và yêu cầu bồi thường thiệt hại, dù cho đã thực hiện thủ tục sang tên và ra sổ (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất).