Thông tư 03/2021/TT-BNNPTNT về bảo hộ quyền với giống cây trồng

28/07/2021
Thông tư 03/2021/TT-BNNPTNT về bảo hộ quyền với giống cây trồng
506
Views

Thông tư 03/2021/TT-BNNPTNT quy định chi tiết về xác lập quyền, đại diện quyền đối với giống cây trồng; cấp, cấp lại bằng bảo hộ giống cây trồng; đình chỉ, phục hồi, hủy bỏ hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng. Đại diện của chủ đơn; cũng như quy định chi tiết về một số thủ tục hành chính khác. Dưới đây là nội dung chi tiết của thông tư mời bạn xem thêm và tải xuống.

Tình trạng pháp lý

Cơ quan ban hành:Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônSố công báo:Đã biết 
Số hiệu:03/2021/TT-BNNPTNTNgày đăng công báo:Đã biết 
Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Lê Quốc Doanh
Ngày ban hành:22/06/2021Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:Đã biết Tình trạng hiệu lực:Đã biết 
Lĩnh vực:Sở hữu trí tuệ , Nông nghiệp-Lâm nghiệp

Một số điểm đáng chú ý tại Thông tư 03/2021/TT-BNNPTNT

Cụ thể, bổ sung tài liệu trong đơn đăng ký bảo hộ quyền đối với giống cây trồng như sau: Tờ khai đăng ký bảo hộ giống cây trồng; Tờ khai kỹ thuật khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định; Giấy ủy quyền; Ảnh chụp mẫu giống, tối thiểu 03 ảnh màu, kích cỡ tối thiểu 9cm x 15cm thể hiện 3 tính trạng đặc trưng của giống đăng ký; Tài liệu chứng minh quyền đăng ký; Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên; Chứng từ nộp phí, lệ phí.

Bên cạnh đó, giống cây trồng được coi là không còn tính mới sau 12 tháng kể từ ngày được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam. Giống được phép sản xuất, kinh doanh gồm: Giống đã được công nhận chính thức; giống có tên trong Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam; Giống được cấp quyết định công nhận lưu hành hoặc công nhận lưu hành đặc cách; Giống tự công bố lưu hành được đăng tải trên trang thông tin điện tử của Cục Trồng trọt.

Ngoài ra, trước thời điểm cấp bằng bảo hộ giống cây trồng, tổ chức, cá nhân được sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký bảo hộ trong các trường hợp sau: Sửa đổi, bổ sung đơn nhưng không làm thay đổi bản chất đơn đăng ký bảo hộ: lỗi chính tả về tên, địa chỉ của người đăng ký, chủ sở hữu, tác giả và tên giống cây trồng; Thay đổi tên, địa chỉ của người đăng ký, chủ sở hữu, tác giả giống cây trồng có căn cứ pháp lý; Thay đổi tên, địa chỉ người đăng ký theo yêu cầu của chủ sở hữu.

Xem trước và tải xuống Thông tư 03/2021/TT-BNNPTNT

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ Luật Sư 247

Trên đây là Thông tư 03/2021/TT-BNNPTNT về cải tạo xây dựng lại nhà chung cư chúc bạn đọc tải xuống thành công!

Luật sư 247 là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp; được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ của Luật sư 247 hãy liên hệ 0936.408.102

Câu hỏi liên quan

Tính mới của giống cây trồng được quy định thế nào ?

Giống cây trồng được coi là không còn tính mới sau mười hai (12) tháng kể từ ngày được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam. Giống được phép sản xuất, kinh doanh gồm: giống đã được công nhận chính thức; giống có tên trong danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam; giống được cấp quyết định công nhận lưu hành hoặc công nhận lưu hành đặc cách; giống tự công bố lưu hành được đăng tải trên trang thông tin điện tử của Cục Trồng trọt

Phí và lệ phí bảo hộ đối với giống cây trồng được quy định thế nào?

Phí, lệ phí về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 207/2016/TT-BTC ngày 09/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực trồng trọt và giống cây lâm nghiệp (sau đây viết tắt là Thông tư số 207/2016/TT-BTC).

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận