Tội trộm cắp tài sản là hành vi chiếm hữu trái phép tài sản của người khác để tạo cho mình khả năng định đoạt tài sản đó một cách lén lút, nhằm không cho chủ quản lý tài sản biết có việc chiếm đoạt xảy ra. Hành vi trộm cắp tài sản phải tác động đến tài sản đang có người khác quản lý. Những tài sản đã thoát ly sự quản lý của chủ sở hữu hay người quản lý hợp pháp thì không coi là đối tượng chiếm đoạt của hành vi trộm cắp. Nội dung khoản 1 Điều 173 Bộ luật Hình sự 2020 là gì? Cùng Luật sư 247 tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Khoản 1 Điều 173 Bộ luật Hình sự 2020
Khoản 1 Điều 173 Bộ luật Hình sự (BLHS) quy định như sau:
“1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.”
Với quy định như trên, trong trường hợp một người đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản, mà còn thực hiện hành vi trộm cắp tài sản dưới 2 triệu đồng, thì thông thường các cơ quan tiến hành tố tụng xác định người này phạm vào điểm a khoản 1 Điều 173 BLHS để thực hiện việc điều tra, truy tố, xét xử người thực hiện hành vi. Đã có một số bản án của Tòa án chỉ ghi căn cứ vào khoản 1 Điều 173 BLHS, mà không ghi căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 173 BLHS để xét xử người thực hiện hành vi phạm tội bị Viện kiểm sát có văn bản kháng nghị hoặc kiến nghị, vì cho rằng như vậy là vi phạm pháp luật.
Khoản 1 Điều 173 Bộ luật Hình sự
Cấu tạo của khoản 1 Điều 173 BLHS về tội trộm cắp tài sản quy định hai trường hợp phạm tội sau:
Trường hợp thứ nhất là hành vi trộm cắp tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng;
Trường hợp thứ hai là hành vi trộm cắp tài sản có giá trị dưới 2 triệu đồng, nhưng người thực hiện hành vi trộm cắp có thêm một hoặc một số tình tiết mà các tình tiết này được quy định cụ thể tại các điểm a, b, c, d, đ, nói tại Điều luật này.
Trở lại quy định tại khoản 1 Điều 173 BLHS, nếu cho rằng a, b, c, d, đ, là các điểm thuộc khoản 1 Điều 173 BLHS, thì theo lập luận, lý giải đã nói rõ ở trên, mọi hành vi phạm tội thuộc khoản 1 Điều 173 BLHS phải được quy định ở ít nhất một trong các điểm a, b, c, d, đ trên. Thế nhưng rõ ràng hành vi của người chiếm đoạt tài sản giá 3 triệu đồng là thuộc khoản 1 Điều 173 BLHS, nhưng không thỏa mãn bất cứ điểm nào trong các điểm a, b, c, d, đ. Do đó cần nhận thức các điểm a, b, c, d, đ, không phải là các điểm của khoản 1 Điều 173 BLHS, và Điều 173 BLHS, tại khoản 1, Nhà làm luật không xây dựng theo cách chia ra các điểm thuộc khoản.
Cấu thành tội phạm của tội trộm cắp tài sản
- Chủ thể của tội phạm
Chủ thể tội phạm là người có năng lực trách nhiệm hình sự và độ tuổi luật định. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về các trường hợp trộm cắp tài sản quy định tại khoản 3 và 4 Điều 173 BLHS.
- Mặt chủ quan của tội phạm
Tội trộm cắp tài sản được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức rõ đó là tài sản thuộc sở hữu của người khác chứ không phải tài sản vô chủ, nhận thức rõ việc mình chiếm đoạt tài sản đó là vi phạm pháp luật nhưng vẫn mong muốn thực hiện và mong muốn chiếm đoạt được tài sản.
- Khách thể của tội phạm
Tội trộm cắp tài sản xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản. Đối tượng tác động của tội này là tài sản. Tuy nhiên, không phải mọi loại tài sản đều là đối tượng tác động của tội này. Chỉ có vật thực, tiền, giấy tờ có giá mới là đối tượng tác động của loại tội phạm này.
- Mặt khách quan của tội phạm
– Hành vi:
Tội phạm được thể hiện ở hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản của người khác.
- Hành vi chiếm đoạt tài sản là người phạm tội bí mật, che giấu hành vi của mình không cho chủ tài sản biết khi người phạm tội dịch chuyển tài sản từ vị trí cất giũ đến vị trí khác. Sự dịch chuyển đó làm cho chủ tài sản không biết tài sản đó đang ở đâu.
- Việc chủ tài sản không biết người phạm tội chiếm đoạt tài sản của mình có thể do họ không có mặt tại địa điểm để tài sản hoặc họ có mặt nhưng người phạm tội đã dùng các thủ đoạn làm cho chủ tài sản không biết được họ thực hiện hành vi đó, hoặc chủ tài sản đang ngủ, say, ngất và việc ngủ say, ngất, ngất xỉu của nạn nhân do yếu tố khách quan, không phải do người phạm tội cố ý đưa họ vào tình trạng đó.
- Việc lén lút chiếm đoạt tài sản của người phạm tội chỉ cần chủ sở hữu hoặc ngươi có trách nhiệm quản lý đối với tài sản.
– Hậu quả:
Việc lén lút chiếm đoạt tài sản của nạn nhân làm thất thoát tài sản của nạn nhân theo cách mà nạn nhan không biết. Tài sản có thể là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình; là di vật, cổ vật.
Tội phạm hoàn thành từ lúc chiếm đoạt được tài sản.
Có thể bạn quan tâm
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Nội dung khoản 1 Điều 173 Bộ luật Hình sự 2020”. Nếu quý khách có nhu cầu tư vấn về lĩnh vực hình sự, kinh doanh thương mại, hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam, xin xác nhận tình trạng hôn nhân, hồ sơ xin tạm ngừng kinh doanh, mã số thuế cá nhân, thành lập công ty ở Việt Nam…; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
- Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Tội trộm cắp tài sản hoàn thành khi người phạm tội chiếm đoạt được tài sản, tùy vào loại tài sản và vị trí để tài sản mà thời điểm chiếm đoạt được tài sản có thể được xác định khác nhau với từng trường hợp cụ thể.
Tội trộm cắp tài sản xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản. Đối tượng tác động của tội này là tài sản. Tuy nhiên, không phải mọi loại tài sản đều là đối tượng tác động của tội này. Chỉ có vật thực, tiền, giấy tờ có giá mới là đối tượng tác động của loại tội phạm này.