Tái nhiễm Covid-19, F0 có được nhận tiền BHXH lần 2?

17/03/2022
Tái nhiễm Covid-19, F0 có được nhận tiền BHXH lần 2?
656
Views

Hiện nay, tình hình dịch bệnh Covid-19 ở nước ta vẫn đang diễn biến phức tạp. Số lượng người mắc mỗi ngày vẫn ở mức rất cao, trong đó có không ít người là tái nhiễm. Từ đây câu hỏi đặt ra là “Tái nhiễm Covid-19, F0 có được nhận tiền BHXH lần 2?” Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!

Căn cứ pháp lý

Luật Bảo Hiểm Xã Hội 2014

F0 được nhận những khoản tiền nào từ Bảo hiểm xã hội?

Tiền bảo hiểm của chế độ ốm đau

Theo Điều 25 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động mắc Covid-19 phải nghỉ việc, có xác nhận của cơ sở y tế sẽ được hưởng chế độ ốm đau.

Trong đó, thời gian hưởng chế độ ốm đau trong năm của người lao động được quy định tại Điều 26 của Luật này như sau:

– Nếu làm việc trong điều kiện bình thường:

­­+ 30 ngày nếu đã đóng Bảo hiểm xã hội (BHXH) dưới 15 năm.

+ 40 ngày nếu đã đóng BHXH từ đủ 15 đến dưới 30 năm.

+ 60 ngày nếu đã đóng BHXH từ đủ 30 năm.

– Nếu làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm:

+ 40 ngày nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm.

+ 50 ngày nếu đã đóng BHXH từ đủ 15 đến dưới 30 năm.

+ 70 ngày nếu đã đóng BHXH từ đủ 30 năm trở trở lên.

Trong thời gian nghỉ ốm do Covid-19, người lao động sẽ được hưởng 75% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc (căn cứ khoản 1 Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội).

Về quy trình giải quyết hồ sơ: Để hưởng chế độ ốm đau sau khi điều trị khỏi COVID-19; NLĐ cần nộp lại cho đơn vị sử dụng lao động bản sao Giấy ra viện (đối với trường hợp điều trị nội trú), Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH hoặc Giấy ra viện có chỉ định của y, bác sĩ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị (đối với trường hợp điều trị ngoại trú) trong vòng 45 ngày; kể từ ngày trở lại làm việc để đơn vị hoàn thiện hồ sơ và gửi cơ quan BHXH.

Cơ quan BHXH sẽ giải quyết chế độ cho NLĐ trong tối đa 6 ngày làm việc; kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Tiền dưỡng sức sau khi điều trị Covid-19

Căn cứ Điều 29 của Luật BHXH năm 2014, sau khi điều trị các bệnh khác hoặc COVID-19; nếu NLĐ đã nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau đủ thời gian trong một năm theo quy định; mà trong vòng 30 ngày trở lại làm việc; sức khỏe của NLĐ vẫn chưa hồi phục thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.

Tiền dưỡng sức sau khi điều trị Covid-19
Tiền dưỡng sức sau khi điều trị Covid-19

Thời gian nghỉ hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe trong trường hợp này; sẽ do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định; nhưng tối đa không quá 10 ngày đối với NLĐ sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày, tối đa 7 ngày đối với NLĐ sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do phải phẫu thuật; bằng 5 ngày đối với các trường hợp khác.

Mức tiền được hưởng trong thời gian nghỉ dưỡng sức là 30% mức lương cơ sở, tức là 447.000 đồng/ngày (mức lương cơ sở hiện hành là 1.490.000 VNĐ).

Như đã nêu trên, thời gian hưởng chế độ ốm đau trong một năm của người lao động là từ 30 ngày trở lên tùy theo số năm đóng BHXH.

Vì vậy, để được hưởng tiền dưỡng sức sau khi điều trị Covid-19; F0 phải có thời gian điều trị từ 30 ngày trở lên trong năm.

Tái nhiễm Covid-19, F0 có được nhận tiền BHXH lần 2?

Hiện nay, Luật BHXH chỉ quy định về thời gian hưởng chế độ ốm đau tối đa trong một năm mà không giới hạn số lần hưởng.

Theo đó, người lao động bị ốm, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động; hoặc lao động phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm có thể được hưởng chế độ ốm đau nhiều lần trong năm.

Áp dụng tương tự trong trường hợp tái nhiễm Covid-19, nếu đáp ứng đủ điều kiện theo quy định thì người lao động sẽ tiếp tục được hưởng tiền BHXH của chế độ ốm đau.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ với Luật sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Tái nhiễm Covid-19, F0 có được nhận tiền BHXH lần 2?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công tygiấy phép bay flycamxác nhận độc thânđăng ký nhãn hiệuhợp pháp hóa lãnh sựđăng ký mã số thuế cá nhân,…. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102.

Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

F0 điều trị tại nhà có được chế độ ốm đau?

Theo quy định tại Điều 24, Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014; khi bản thân gặp vấn đề về sức khỏe, người lao động tham gia BHXH sẽ được hưởng chế độ ốm đau nếu đáp ứng các điều kiện sau:
– Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc.
– Có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
Như vậy, người lao động đang đóng BHXH là F0 điều trị tại nhà cũng có cơ hội được hưởng chế độ ốm đau nếu có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền.

F0 điều trị tại nhà phải làm gì để có Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH?

Hiện nay, chưa có hướng dẫn thống nhất nào về việc trường hợp F0 điều trị tại nhà thì xin Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH ở đâu? Do ai cấp? mà mỗi địa phương lại có hướng dẫn khác nhau.
TP. Hồ Chí Minh đã có hướng dẫn tại Công văn 9000/SYT-NVY như sau: Trung tâm y tế quận, huyện, thành phố Thủ Đức, Trạm y tế phường, xã, thị trấn chăm sóc và quản lý F0 tại nhà sẽ cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH.
Thế nhưng, một số địa phương khác, Trạm Y tế chỉ cấp Giấy xác nhận hoàn thành thời gian cách ly, điều trị người nhiễm Covid-19 tại nhà. Sau đó người lao động cần nộp Giấy này cho Trung tâm y tế huyện để cấp Giấy xác nhận nghỉ việc hưởng BHXH.

Các hình thức nhận tiền từ Bảo hiểm xã hội đối với người lao động là F0?

Người lao động là F0 có thể nhận tiền từ Bảo hiểm xã hội qua một trong các hình thức sau: Thông qua tài khoản cá nhân hoặc thông qua đơn vị sử dụng lao động.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.