Chối bỏ trách nhiệm làm cha có phạm pháp không?

10/03/2022
Chối bỏ trách nhiệm làm cha có phạm pháp không?
991
Views

Hiện nay không ít trường hợp bạn trai làm bạn gái có bầu nhưng không nhận. Họ định chối bỏ trách nhiệm làm cha. Điều này không chỉ là một hành vi trái đạo đức, nó còn có thể là hành vi vi phạm pháp luật. Tùy mức độ và tính chất của từng trường hợp mà người này có thể bị xử lý hình sự hoặc không. Vậy khi nào thì hành vi này sẽ vi phạm pháp luật? Xử lý đối với người vi phạm như thế nào? Luật sư X xin giới thiệu tới bạn đọc bài viết “Chối bỏ trách nhiệm làm cha có phạm pháp không?”. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Căn cứ pháp lý

Việc chối bỏ trách nhiệm của bạn trai chỉ có thể coi là vi phạm về mặt đạo đức. Pháp luật hiện hành không điều chỉnh, không can thiệp sâu vào chuyện tình cảm của con người. Tuy nhiên, tùy vào độ tuổi của người bạn gái mà có thể xảy ra các trường hợp sau:

Truy cứu về tội giao cấu đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi

Trường hợp này xảy ra khi thời điểm giao cấu dẫn đến kết quả có thai, người nam đã đủ 18 tuổi nhưng người nữ từ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi. Nếu người này không bị mất năng lực trách nhiệm hình sự, họ sẽ bị truy cứu về tội Giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi; được quy định tại Điều 145 Bộ Luật hình sự 2015.

Theo đó, tùy theo tính chất mức độ nghiêm trọng của hành vi, người phạm tội có thể bị phạt tù từ một năm đến 15 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến 5 năm.

Truy cứu về tội Hiếp dâm người dưới 16 tuổi

Mặc dù cả hai bên tự nguyện trong việc quan hệ dẫn đến có thai. Tuy nhiên nếu trường hợp người bạn gái dưới 13 tuổi thì người bạn trai vẫn bị truy cứu về tội Hiếp dâm người dưới 16 tuổi quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 142 Bộ luật hình sự 2015.

Tùy theo tính chất mức độ nghiêm trọng của hành vi, người phạm tội có thể bị phạt tù từ một năm đến phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ; cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Không bị truy cứu hình sự, chịu nghĩa vụ cấp dưỡng cho con

Khi không thuộc các trường hợp kể trên, việc quan hệ là tự nguyện, cả hai đều từ đủ 16 tuổi khi quan hệ. Trong trường hợp này, người nam không bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà chỉ chịu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình.

Vì hai bạn không kết hôn do đó để có thể yêu cầu cấp dưỡng bạn cần thực hiện các việc sau đây:

Xác định cha cho con

Căn cứ theo quy định tại Điều 88 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014:

“Điều 88. Xác định cha, mẹ

1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.

Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.

Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.

2. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.”

Như vậy, đối với trường hợp của bạn cần căn cứ theo quy định tại Điều 90 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 để làm đơn yêu cầu Tòa án xác nhận cha cho con. Bên cạnh đó bạn còn phải giao nộp các chứng cứ chứng minh người đó là cha của con bạn. Các giấy tờ này có thể là:

+ Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con;

+) Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh quan hệ cha con.

Quyết định của Tòa án về xác định cha, mẹ, con phải được gửi cho cơ quan đăng ký hộ tịch để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch; các bên trong quan hệ xác định cha, mẹ, con; cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Mức cấp dưỡng cho con

Theo Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

Cụ thể về điều kiện và mức cấp dưỡng được quy định như sau: Việc cấp dưỡng được thực hiện trước hết do các bên thỏa thuận; nếu trong trường hơp không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu tòa án giải quyết.

Dù thỏa thuận hay yêu cầu tòa án giải quyết cấp dưỡng cho con thì cũng phải căn cứ dựa trên thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng. Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần.

Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng; tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu tòa án giải quyết.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Chối bỏ trách nhiệm làm cha có phạm pháp không?“. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Cấp dưỡng là gì?

Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền bạc; tài sản để lo cho nhu cầu cơ bản của người có quan hệ hôn nhân; huyết thống hoặc nuôi dưỡng mà không chung sống với mình.

Những mối quan hệ phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng?

Theo quy định của pháp luật nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

Có phải cấp dưỡng cho con khi không đăng ký kết hôn ?

Trẻ em sinh ra được đảm bảo hưởng các quyền lợi theo quy định của pháp luật. Nghĩa vụ cấp dưỡng là nghĩa vụ xác định giữa cha mẹ và các con; mà không cần căn cứ vào việc đã đăng ký kết hôn hay chưa. Vì vậy, đối với trường hợp cha mẹ; mặc dù không đăng ký kết hôn nhưng vẫn phải có nghĩa vụ nuôi dưỡng; chăm sóc con cái đến khi đủ tuổi thành niên.

Đã có gia đình nhưng có con với người khác thì có thể nhận con không?

Căn cứ vào quy định thì nếu việc nhận cha con là tự nguyện; không có tranh chấp giữa những người có quyền; lợi ích liên quan đến việc nhận cha, mẹ, con; thì UBND xã sẽ tiến hành làm thủ tục cho bạn nhận cha con. Trong trường hợp này; nếu UBND xã không tiến hành làm thủ tục cho bạn nhận con; bạn có thể làm đơn khiếu nại gửi lên Chủ tịch UBND xã để được giải quyết.

5/5 - (1 bình chọn)

Comments are closed.