Trường hợp nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường?

23/07/2021
Trường hợp nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường
600
Views

Trường hợp nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường cho người sử dụng khi nào? Quy trình thu hồi sẽ tiến hành ra sao? Làm thế nào để biết mình có thuộc diện bị thu hồi đất hay không? Để giải đáp những vấn đề này; mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của Luật Sư 247 nhé.

Chào Luật Sư, theo thông tin chúng tôi được thông báo. Phần đất hiện tại gia đình tôi đang sử dụng với mục đích trồng cây hàng năm thộc phần đất bị thu hồi của Nhà nước. Vậy tôi muốn biết gia đình tôi có được bồi thường hay không? Mong nhận được phẩn hồi.

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Thu hồi đất là gì?

Khoản 11, Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định:

Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai.

Có nghĩa là, đất khi đang thuộc quyền sử dụng của cá nhâ, tổ chức nào đó; mà xảy ra sự kiện thu hồi đất từ nhà nước; thì cá nhân, tổ chức đó phải có nghĩa vụ phải trả lại phần đất thuộc diện thu hồi mà họ đang sử dụng cho Nhà nước.

Việc thu hồi phải có căn cứ theo đúng quy định của pháp luật.

Khi nào thì Nhà nước được thu hồi đất?

Nhà nước tiến hành thu hồi đất trong các trường hợp sau:

  • Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh.
  • Thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.
  • Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai.
  • Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.

Trường hợp nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường?

Căn cứ vào quy định của Luật Đất Đai. Cụ thể các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 76 Luật Đất đai, bao gồm:

Thứ nhất, theo quy định

  • Đất được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất
  • Đất được Nhà nước giao cho tổ chức thuộc trường hợp có thu tiền sử dụng đất nhưng được miễn tiền sử dụng đất.
  • Đất được Nhà nước cho thuê trả tiền thuê đất hàng năm; đất thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê nhưng được miễn tiền thuê đất, trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thuê do thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng;
  • Đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn;
  • Đất nhận khoán để sản xuất nông lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối.

Thứ hai, Đất được Nhà nước giao để quản lý

Thứ ba, đất thu hồi trong các trường hợp

  • Các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai;
  • Người sử dụng đất thuê của Nhà nước trả tiền thuê đất hàng năm bị giải thể, phá sản, chuyển đi nơi khác, giảm hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất;
  • Cá nhân sử dụng đất chết mà không có người thừa kế;
  • Người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất; đất được Nhà nước giao, cho thuê có thời hạn nhưng không được gia hạn.

Thứ tư, Trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận theo quy định.

Bạn đọc có thể quan tâm:

Thẩm quyền thu hồi đất

Thẩm quyền thu hồi đất thuộc về UBND cấp tỉnh và UBND cấp huyện. Trong một số trường hợp UBND cấp tỉnh có thể ủy quyền cho UBND cấp huyện quyết định thu hồi. Cụ thể như sau:

  • Thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
  • Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.

Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:

  • Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;
  • Thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

Trình tự thu hồi đất

Trong một số trường hợp trước khi có quyết định thu hồi nhà nước đã tiến hành thông qua kế hoạch sử dụng đất của địa phương. Căn cứ vào kế hoạch sử dụng đất mà cơ quan có thẩm quyền của địa phương tiến hành trình tự thu hồi đất. Quyết định phê duyệt quy hoạch sủa dụng đất sẽ được công bố (trừ trường hợp vì bí mật quốc gia) và mọi công dân đều có quyền được tiếp cận thông tin này. Luật cũng quy định, người dân được phép tra cứu thông tin quy hoạch đất.

Cụ thể được thực hiện như sau:

Bước 1: Xây dựng và thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm

Bước 2: Lập, thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

Bước 3: Tổ chức thực hiện phương án

Liên hệ Luật Sư X

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề Trường hợp nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường. Mong rằng những thông tin trên thực sự hữu ích dành cho bạn đọc.

Mọi thắc mắc, cần sử dụng dịch vụ Luật Sư mời liên hệ: 0936 408 102

Câu hỏi thường gặp

Thu hồi đất do vi phạm về đất đai là như thế nào?

– Sử dụng đất không đúng mục đích, dù đã bị xử phạt hành chính trước đó mà còn tái phạm.
– Có hành vi cố ý hủy hoại đất.
– Có hành vi tự ý chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất dù pháp luật không cho phép.– Có hành vi thiếu trách nhiệm, để cho phần đất do mình quản lý bị lấn, chiếm.
– Đất được giao, cho thuê để sử dụng nhưng không đúng đối tượng hoặc trái thẩm quyền.

Khi thu hồi đất ngời khoản bồi thườn còn được nhận gì nữa không?

Khi Nhà nước thu hồi đất thì ngoài việc được bồi thường theo quy định của luật này, người sử dụng đất còn được Nhà nước xem xét hỗ trợ theo nguyên tắc phải bảo đảm khách quan, công bằng, kịp thời, công khai và đúng quy định của pháp luật.
– Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất.
– Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm.
– Hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp thu hồi đất ở của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà phải di chuyển chỗ ở.
– Hỗ trợ khác.

Có thể khiếu nại về các hành vi thu hồi đất của chính quyền địa phương hay không?

Hoàn toàn được.
Công dân có quyền khiếu nại các quyết định hành chính về quản lý đất đai như:
– Quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;
– Quyết định bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư;
– Quyết định cấp hoặc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
– Quyết định gia hạn thời hạn sử dụng đất;
– Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Đất đai

Để lại một bình luận