Nghị định số 82/2020/NĐ-CP

17/07/2021
Nghị định số 82/2020/NĐ-CP về xử phạt VPHC trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; HN và GĐ; thi hành án dân sự; phá sản DN; HTX.
800
Views
Số hiệu:82/2020/NĐ-CPLoại văn bản:Nghị Định
Nơi ban hành:Chính PhủNgười ký:Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành:15/07/2020Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Ngày công báo:Đã biếtSố công báo:Đã biết
Lĩnh vực:Doanh nghiệp, vi phạm hành chính, hôn nhân gia đình, dân sự, tư pháp – hộ tịchTình trạng:Đã biết

Tóm tắt Nghị định số 82/2020/NĐ-CP

Luật sư xúi giục khách hàng khai sai sự thật bị phạt đến 40 triệu đồng

Ngày 15/7/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 82/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Theo đó, hành vi hành nghề luật sư khi chưa có chứng chỉ hành nghề luật sư hoặc chưa gia nhập Đoàn luật sư; Cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng hoặc treo biển hiệu khi tổ chức hành nghề luật sư do mình thành lập hoặc tham gia thành lập chưa được đăng ký hoạt động;… sẽ bị phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng.

Đáng chú ý, tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư hoặc giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam từ 06 – 09 tháng, phạt tiền từ 30 – 40 triệu đồng đối với người hành nghề luật sư có hành vi cung cấp hoặc hướng dẫn khách hàng cung cấp tài liệu, vật chứng giả, sai sự thật; Xúi giục khách hàng khai sai sự thật hoặc xúi giục khách hàng khiếu nại, tố cáo trái pháp luật;…

Theo quy định cũ, hành vi xúi giục khách hàng khai sai sự thật hoặc xúi giục khách hàng khiếu nại, tố cáo trái pháp luật; Cố ý cung cấp tài liệu, vật chứng giả, sai sự thật chỉ bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư, giấy đăng ký hành nghề luật sư hoặc giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam từ 06 – 12 tháng mà không quy định mức phạt tiền.

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/9/2020.

Nghị định này làm hết hiệu lực Nghị định 110/2013/NĐ-CP và Nghị định 67/2015/NĐ-CP.

Xem trước và tải xuống Nghị định số 82/2020/NĐ-CP

Câu hỏi thường gặp

Lĩnh vực hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình thì mức phạt tối đa là bao nhiêu?

Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân trong các lĩnh vực: hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình là 30.000.000 đồng.

Lĩnh vực thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã tối đa là bao nhiêu?

Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân trong các lĩnh vực: thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã là 40.000.000 đồng.

Các hình thức xử phạt bao gồm những gì?

Hình thức xử phạt chính: Cảnh cáo; Phạt tiền; Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn.
Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn; Đình chỉ hoạt động có thời hạn; Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Thông tin liên hệ Luật sư X

Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X.

Mong rằng bài viết hữu ích đối với độc giả!

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ: 0936.408.102

Xem thêm: Nghị định 72/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 37/2010/NĐ-CP về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị và Nghị định số 44/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận