Xin chào Luật sư! Luật sư cho em hỏi: Doanh nghiệp có được trả tiền lương khoán thấp hơn lương tối thiểu vùng không? Anh chị cho em hỏi công ty em ở vùng 1 mức lương tối thiểu vùng là 4.180.000đ. Bên em có nhận 1 anh khuyết tật ở chân vô sửa chữa bảo hành. Mức lương ký trong hợp đồng để tham gia đóng bảo hiểm là 4.556.000 đ nhưng lương thực lãnh là theo lương khoán 4.000.000 đồng/tháng + phụ cấp ăn ca 1.200.000 đ/1 tháng. Cộng 2 khoản lại nếu làm đủ tháng 26 công thì được 5.200.000 bao gồm lương và ăn ca. Vậy bên em có vi phạm pháp luật về việc trả tiền lương khoán thấp hơn mức lương tối thiểu vùng hay không? Em cảm ơn. Rất mong được sự tư vấn của anh chị.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư 247 sẽ giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật lao động 2019
- Nghị định 05/2015/NĐ-CP
1. Quy đinh về hình thức trả lương
Điều 94 Bộ luật lao động ghi nhận về các hình thức trả lương như sau:
“1. Người sử dụng lao động có quyền lựa chọn hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán. Hình thức trả lương đã chọn phải được duy trì trong một thời gian nhất định; trường hợp thay đổi hình thức trả lương, thì người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động biết trước ít nhất 10 ngày.”
Như vậy, công ty có quyền trả lương cho người lao động dưới 3 hình thức: theo thời gian, theo sản phẩm hoặc theo lương khoán. Trong trường hợp công ty trả lương khoán cho người lao động, tiền lương khoán được trả sẽ căn cứ vào khối lượng, chất lượng công việc và thời gian phải hoàn thành công việc
2. Doanh nghiệp có được trả lương khoán thấp hơn lương tối thiểu vùng
Bộ luật Lao động 2019 có quy định về tiền lương như sau:
“1. Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận.
Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định.”
Quy định này được hướng dẫn tại điều 21 nghị định 05/2015/NĐ-CP:
“1. Tiền lương ghi trong hợp đồng lao động do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động để thực hiện công việc nhất định, bao gồm:
a) Mức lương theo công việc hoặc chức danh là mức lương trong thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định tại Điều 93 của Bộ luật Lao động. Mức lương đối với công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động và thời giờ làm việc bình thường (không bao gồm khoản tiền trả thêm khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm) không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;
b) Phụ cấp lương là khoản tiền bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp của công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ trong mức lương theo công việc hoặc chức danh;
c) Các khoản bổ sung khác là khoản tiền bổ sung ngoài mức lương, phụ cấp lương và có liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động, trừ tiền thưởng, tiền ăn giữa ca, các khoản hỗ trợ, trợ cấp của người sử dụng lao động không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động.
2. Tiền lương trả cho người lao động được căn cứ theo tiền lương ghi trong hợp đồng lao động, năng suất lao động, khối lượng và chất lượng công việc mà người lao động đã thực hiện.”
Xem thêm: Công nhân có được trả lương khi doanh nghiệp phá sản?
Như vậy, tiền lương công ty có trách nhiệm trả cho người lao động cũng như là căn cứ để đóng BHXH bao gồm mức lương và các khoản phụ cấp bổ sung khác trừ tiền ăn, tiền xăng xe,…. Do đó trên thực tế hiện nay, tiền lương người lao động thực tế nhận được có thể lớn hơn tiền lương ghi trên hợp đồng lao động và đóng BHXH (vì tiền lương thực nhận tính bao gồm cả tiền ăn, các khoản hỗ trợ khác,…).
Tuy nhiên, việc công ty trả lương khoán cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu vùng là không hợp lý. Bởi lẽ, dù công ty trả lương dưới hình thức nào đi chăng nữa cũng sẽ phải đáp ứng được điều kiện, đó là mức lương phải trả cho người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.
Mời bạn xem thêm bài viết:
Trên đây là tư ván của Luật sư 247 về “Doanh nghiệp có được trả tiền lương khoán thấp hơn lương tối thiểu vùng“. Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này vui lòng liên hệ: 0936408102
Câu hỏi thường gặp
Khi người lao động làm thêm giờ vào ban đêm sẽ được hưởng lương theo công thức sau:
Đối với ngày thường: (150% + 30% + 20%) x lương ngày làm việc đó x số giờ làm thêm vào ban đêm
Đối với ngày nghỉ hàng tuần: (200% + 30% + 20%) x lương ngày làm việc đó x số giờ làm thêm vào ban đêm
Đối với ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương: (300% + 30% + 20%) x lương ngày làm việc đó x số giờ làm thêm vào ban đêm
Tuy rằng đã chấm dứt làm việc với công ty, nhưng quyền lợi phát sinh trong quá trình làm việc của người lao động phải được đảm bảo. Sau khi xin nghỉ việc với lý do bị chậm lương, người lao động và người sử dụng lao động đã cùng nhau chấm dứt hợp đồng lao động. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động được quy định tại Điều 47 Luật lao động 2012:
Điều 47. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động
1. Ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động
Như vậy, trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng, người sử dụng lao động phải thanh toán đầy đủ các khoản lương, thưởng, lợi ích của người lao động. Đồng thời, trả lại sổ bảo hiểm xã hội và các giấy tờ khác liên quan