Xử phạt xe khách thu tiền vé nhưng không giao vé cho khách

07/02/2022
Xử phạt xe khách thu tiền vé nhưng không giao vé cho hành khách
763
Views

Chào Luật sư! Vừa nghỉ tết xong, tôi có bắt xe khách từ Quảng Ninh xuống Hà Nội để làm việc. Tuy nhiên, sau khi nhà xe thu tiền vé thì không đưa vé cho hành khách. Tôi có hỏi vé thì nhà xe báo là thu tiền thì lên xe, không cần vé vì nhà xe sẽ không soát lại vé. Vậy Luật sư cho tôi hỏi là có xử phạt xe khách thu tiền vé nhưng không giao vé cho hành khách hay không? Hi vọng nhận được phản hồi sớm từ phía Luật sư! Xin cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư X xin phép trả lời câu hỏi của bạn như sau:

Căn cứ pháp lý

Luật giao thông đường bộ 2008

Nghị định 100/2019/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Nhà xe có phải giao vé cho hành khách hay không?

Căn cứ Luật giao thông đường bộ 2008:

  • Nghiêm cấm hành vi đe dọa, xúc phạm, tranh giành, lôi kéo hành khách; bắt ép hành khách sử dụng dịch vụ ngoài ý muốn; chuyển tải, xuống khách hoặc các hành vi khác nhằm trốn tránh phát hiện xe chở quá tải, quá số người quy định (khoản 15 Điều 8).
  • Người kinh doanh vận tải hành khách có các nghĩa vụ giao vé, chứng từ thu cước, phí vận tải cho hành khách (điểm c khoản 2 Điều 69).

Xử phạt xe khách thu tiền vé nhưng không giao vé cho hành khách như thế nào?

Như vậy, người kinh doanh vận tải hành khách phải giao vé cho khách và không được sang nhượng khách dọc đường. Nếu vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, như sau:

  • Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với điều khiển xe kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định thu tiền vé nhưng không trao vé cho hành khách, thu tiền vé cao hơn quy định (điểm l khoản 3 Điều 23). Trong trường hợp thu tiền vé cao hơn quy định thì buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính (điểm b khoản 9 Điều 23).
  • Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe sang nhượng hành khách dọc đường cho xe khác mà không được hành khách đồng ý; đe dọa; xúc phạm; tranh giành; lôi kéo hành khách; bắt ép hành khách sử dụng dịch vụ ngoài ý muốn (điểm b khoản 5 Điều 23). Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng (điểm a khoản 8 Điều 23).
Trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Tiền Giang về cách thức, kế hoạch cho  phép người dân được phép di chuyển giữa các tỉnh, thành phố, đảm bảo phòng  chống

Nộp phạt vi phạm giao thông như thế nào?

Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định 81/2013/NĐ-CP; và Khoản 16 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP; thì cá nhân, tổ chức vi phạm giao thông; thực hiện việc nộp phạt vi phạm giao thông theo một trong các hình thức sau:

Hình thức, thủ tục thu, nộp phạt vi phạm giao thông

1. Cá nhân, tổ chức vi phạm thực hiện việc nộp tiền phạt theo một trong các hình thức sau:

a) Nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt được ghi trong quyết định xử phạt;

b) Nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt;

c) Nộp phạt trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Khoản 1 Điều 56, Khoản 2 Điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính hoặc nộp trực tiếp cho cảng vụ hoặc đại diện cảng vụ hàng không đối với trường hợp người bị xử phạt là hành khách quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam để thực hiện chuyến bay quốc tế xuất phát từ lãnh thổ Việt Nam; thành viên tổ bay làm nhiệm vụ trên chuyến bay quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; thành viên tổ bay của hãng hàng không nước ngoài thực hiện chuyến bay quốc tế xuất phát từ lãnh thổ Việt Nam.

d) Nộp phạt qua bưu điện

Thời hạn nộp phạt vi phạm giao thông

Khoản 1 Điều 73 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định:

“Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày; kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính; trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó”.

Không nộp phạt giao thông bị xử lý như thế nào?

Theo quy định tại Nghị định 166/2013/NĐ-CP, cơ quan có thẩm quyền có thể sử dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính sau:

  • Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập; khấu trừ tiền từ tài khoản của cá nhân, tổ chức vi phạm;
  • Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá;
  • Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính do cá nhân, tổ chức khác đang giữ trong trường hợp cá nhân, tổ chức sau khi vi phạm cố tình tẩu tán tài sản;
  • Buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là quan điểm của Luật Sư X về “Xử phạt xe khách thu tiền vé nhưng không giao vé cho hành khách“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về thành lập doanh nghiệp, tra mã số thuế cá nhân, xác nhận độc thân,… vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102.  Hoặc qua các kênh sau:

FB: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Không có gương chiếu hậu bị phạt bao nhiêu tiền?

Nghị định 100/2019/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô: Phạt tiền từ 300.000 – 400.000 đồng đối với người điều khiển phương tiện không có gương chiếu hậu. 
Như vậy trường hợp không có gương chiếu hậu sẽ bị phạt tiền từ 300.000 – 400.000 đồng. Ngoài ra, người điều khiển xe buộc phải lắp đầy đủ gương chiếu hậu theo quy định.( điểm a khoản 7 Điều 16).

Nộp phạt vi phạm giao thông trực tuyến được không?

Từ ngày 13/3/2020, trên Cổng dịch vụ công quốc gia, người vi phạm giao thông có thể nộp phạt vi phạm giao thông trực tuyến, giúp tiết kiệm thời gian và rút bớt các thủ tục rườm rà cho người vi phạm.

Ô tô vượt đèn đỏ bị phạt bao nhiêu tiền?

Ô tô vượt đèn đỏ bị xử phạt hành chính theo lỗi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông và bị xử phạt từ 03 đến 05 triệu đồng.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Giao thông

Comments are closed.