Hành vi làm giả giấy đi đường bị xử phạt như thế nào?

07/02/2022
Dịch vụ xác nhận độc thân nhanh chóng uy tín, giá rẻ tại Gia Lai năm 2022
341
Views

Thời gian gần đây có rất nhiều người đã xin, mua hoặc làm giả giấy đi đường để ra ngoài trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo nguyên tắc của Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Vậy tôi xin hỏi người có hành vi làm giả hoặc sử dụng giấy đi đường giả sẽ bị xử lý như thế nào? Để hiểu rõ quy định pháp luật về hành vi làm giả giấy đi đường bị xử phạt như thế nào? Luật sư X mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

Giấy đi đường là gì?

Giấy đi đường là một loại văn bản, tài liệu giấy tờ dùng làm căn cứ để người lao động hay cán bộ công nhân viên chức làm một số thủ tục khi đến địa điểm công tác theo sự phân công nhiệm vụ nhất định của đơn vị.

Đồng thời, giấy đi đường cũng là một yếu tố quan trọng và cần thiết để người lao động hay cán bộ công nhân viên chức sử dụng để làm căn cứ và cơ sở nhằm thanh toán các khoản tài chính được cho là phí công tác sau khi đã hoàn thành quá trình công tác theo sự chỉ đạo từ cấp trên có thẩm quyền.

Hành vi làm giả giấy đi đường bị xử phạt như thế nào?

Xử phạt hành chính

Người xin, mua; hoặc làm giả giấy đi đường và cơ quan, tổ chức cấp Giấy đi đường không đúng đối tượng, đúng mục đích là vi phạm quy định của pháp luật. Tùy theo tính chất; mức độ và hậu quả xảy ra có thể bị xử lý hành chính hoặc phải chịu trách nhiệm hình sự.

Ví dụ, hành vi ra ngoài trong trường hợp không thật sự cần thiết; theo điểm a khoản 1 Điều 12 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2021 của Chính phủ là “Không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch; và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế”; bị phạt tiền 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Chính vì thế; nhiều đối tượng làm giả giấy đi đường để ra ngoài; hoặc bán đi nhằm chuộc lợi.

Xử lý hình sự

Điều 341, Chương XXII, Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức

 1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

 a) Có tổ chức;

 b) Phạm tội 02 lần trở lên;

 c) Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;

 d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm;

 đ) Thu lợi bất chính 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

 e) Tái phạm nguy hiểm.

 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

 a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;

 b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng;

 c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.

 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

 Trong khi đó, theo luật sư Thảo, Điều 359, Mục 1, Chương XXIII, Bộ luật Hình sự 2015 về Tội giả mạo trong công tác gồm:

 1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm:

a) Sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu;

b) Làm, cấp giấy tờ giả;

c) Giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn.

 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Người phạm tội là người có trách nhiệm lập hoặc cấp các giấy tờ, tài liệu;

c) Làm, cấp giấy tờ giả với số lượng từ 2 giấy tờ giả đến 5 giấy tờ giả.

 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm:

a) Làm, cấp giấy tờ giả với số lượng từ 5 giấy tờ giả đến 10 giấy tờ giả;

b) Để thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng.

 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Làm, cấp giấy tờ giả với số lượng từ 11 giấy tờ giả trở lên;

b) Để thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

 5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm, có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng.

 “Như vậy, đối chiếu các quy định nêu trên, dựa vào quá trình xác minh, điều tra, cơ quan có thẩm quyền sẽ thực hiện các biện pháp xử lý tổ chức, cá nhân nếu có hành vi vi phạm làm giả, cấp sai đối tượng về giấy đi đường. Đây là trường hợp có thể quy kết vào tội “Làm giả mạo trong công tác”; “Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”. Tương ứng với hành vi vi phạm sẽ ứng với mức xử lý, xử phạt cụ thể.

Trường hợp nào không cần giấy đi đường hiện nay?

Đối với các trường hợp cá nhân có nhu cầu lưu thông trên đường. Cụ thể, cá nhân đi mua lương thực; thực phẩm, thuốc men, đồ dùng thiết yếu sẽ do Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn duyệt; cấp Thẻ mua hàng thiết yếu theo đúng đối tượng quy định.

Đối với cá nhân đi thực hiện các dịch vụ y tế bắt buộc (cấp cứu, khám chữa bệnh và mua thuốc định kỳ; đi tiêm vaccine và xét nghiệm Covid-19; người chăm sóc người bệnh và người xuất viện về sẽ không áp dụng Giấy đi đường; cá nhân chỉ cần mang theo Giấy tờ chứng minh (bệnh án, giấy hẹn của bệnh viện…); kèm theo Căn cước công dân (CCCD) hoặc Chứng minh thư nhân dân (CMTND).

Trường hợp cá nhân đi sân bay theo vé; cá nhân đi đến các cơ quan ngoại giao theo giấy hẹn của cơ quan ngoại giao; cá nhân đến Tòa án theo giấy triệu tập của Tòa án cũng sẽ không áp dụng Giấy đi đường; cá nhân chỉ cần mang theo giấy tờ chứng minh kèm CCCD; hoặc CMTND và Giấy xét nghiệm âm tính với Covid-19 trong vòng 72 giờ.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Hành vi làm giả giấy đi đường bị xử phạt như thế nào?“. Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Mã QR là gì?

Mã QR là một dạng thông tin được mã hóa để hiển thị sao cho máy có thể đọc được. QR Code bao gồm những chấm đen và ô vuông mẫu trên nền trắng; có thể chứa những thông tin như URL, thời gian, địa điểm của sự kiện; mô tả, giới thiệu một sản phẩm nào đó,…
QR Code cho phép quét và đọc mã nhanh hơn bằng các thiết bị; như máy đọc mã vạch hoặc smartphone có camera với ứng dụng cho phép quét mã; vô cùng tiện lợi cho người dùng.
Cùng là mã vạch nhưng QR Code lại là phiên bản cải tiến của mã vạch truyền thống. Mã vạch truyền thống là một dãy các vạch được xếp liền kề nhau; chỉ chứa được tối đa 20 ký tự số, trong khi đó; thì mã QR có khả năng chứa tối đa 7.089 ký tự số và 4.296 ký tự chữ số.

Ký giấy đi đường sai quy định bị xử phạt như thế nào?

Ký giấy đi đường sai quy định là hành vi “Không chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền”; vi phạm tại Khoản 2 Điều 14 Nghị định 117/2020/NĐ – CP của Chính phủ, mức phạt 5.000.000-10.000.00 VNĐ.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.