Chào Luật sư! Chị gái tôi có mượn thẻ bảo hiểm y tế của con gái 2 tuổi của tôi để khám bệnh cho con gái của chị ấy. Chị ấy cho rằng trẻ em chưa có căn cước công dân, chưa có ảnh nên có thể mượn dùng tạm. Tuy nhiên, theo tôi được biết, hành vi mượn thẻ bảo hiểm y tế của người khác để dùng là vi phạm pháp luật. Vậy Luật sư cho tôi hỏi: Mượn thẻ bảo hiểm y tế của người khác để khám bệnh có bị xử phạt? Rất mong nhận được câu trả lời của Luật sư!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi, Luật sư X xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Căn cứ pháp lý
Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017
Quy định pháp luật về tội gian lận bảo hiểm y tế
Mức 1
Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, chiếm đoạt tiền bảo hiểm y tế từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng; hoặc gây thiệt hại từ 20.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; mà không thuộc trường hợp quy định tại một trong các điều 174, 353 và 355 của Bộ luật này; thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 thảng đến 02 năm:
- Lập hồ sơ bệnh án, kê đơn thuốc khống hoặc kê tăng số lượng hoặc thêm loại thuốc, vật tưy tế, dịch vụ kỹ thuật, chi phí giường bệnh và các chi phí khác mà thực tế người bệnh không sử dụng;
- Giả mạo hồ sơ, thẻ bảo hỉểmy tế hoặc sử dụng thẻ bảo hiểm y tế được cấp khống, thẻ bảo hiểm y tế giả, thẻ đã bị thu hồi, thẻ bị sửa chữa, thẻ bảo hiểm y tế của người khác trong khảm chữa bệnh hưởng chế độ bảo hiểm y tế trái quy định.
Mức 2
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
- Có tổ chức;
- Có tỉnh chất chuyên nghiệp;
- Chiếm đoạt tiền bảo hiểm y tế từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
- Gây thiệt hại từ200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
- Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo qưyệt;
- Tái phạm nguy hiểm.
Mức 3
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thĩ bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
- Chiếm đoạt tiền bảo hiểm y tế 500.000.000 đồng trở lên;
- Gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ, cẩm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Dấu hiệu chủ thế của tội phạm
Chủ thể của tội phạm được quy định là chủ thể bình thường và theo BLHS là người từ đủ 16 tuổi trở lên vì tội này không thuộc các tội mà tuổi chịu trách nhiệm hình sự có thể từ đủ 14 tuổi trở lên được liệt kê tại khoản 2 Điều 12 BLHS.
Dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm
Điều luật quy định hai loại hành vi:
– Hành vi lập hồ sơ bệnh án, kê đơn thuốc khống hoặc kê tăng số lượng hoặc thêm loại thuốc, vật tư y té, dịch vụ kỹ thuật, chi phí giường bệnh và các chi phí khác mà thực tế người bệnh không sử dụng. Hành vi này do nhân viên công tác trong ngành y thực hiện.
– Hành vi giả mạo hồ sơ, thẻ bảo hiểm y tế hoặc sử dụng thẻ bảo hiểm y tế được cấp khổng, thẻ bảo hiểm y tế giả, thẻ đã bị thu hồi, thẻ bị sửa chữa, thẻ bảo hiểm y tế của người khác trong khám chữa bệnh hưởng chế độ bảo hiểm y tế trái quy định. Hành vi này là hành vi của người thụ hưởng bảo hiểm y tế trái quy định.
Điều luật còn quy định, hành vi trên đây phải không thuộc trường họp quy định tại các điều 174, 353 và 355. Tuy nhiên, quy định này là không cần thiết. Hành vi nói trên bị coi là tội phạm nếu thoả mãn dấu hiệu chiếm đoạt tiền bảo hiểm y tế từ 10 triệu đồng trở lên; hoặc gây thiệt hại từ 20 triệu đồng trở lên.
Dấu hiệu lỗi của chủ thể
Lỗi của chủ thể được quy định là cố ý.
Mượn thẻ bảo hiểm y tế của người khác để khám bệnh có bị xử phạt?
Khoản 1 của điều luật quy định khung hình phạt cơ bản là phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Khoản 2 của điều luật quy định khung hình phạt tăng nặng thứ nhất là phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 200 triệu đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm được áp dụng cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:
- Có tổ chức
- Có tính chất chuyên nghiệp
- Chiếm đoạt tiền bảo hiểm y tế từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng
- Gây thiệt hại từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng
- Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt
Khoản 3 của điều luật quy định khung hình phạt tăng nặng thứ hai có mức phạt tù từ 05 năm đến 10 năm được áp dụng cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:
- Chiếm đoạt tiền bảo hiểm y tế 500 triệu đồng trở lên
- Gây thiệt hại 500 triệu đằng trở lên
Xem thêm: Bảo hiểm xã hội một lần có được nhận khi ra nước ngoài định cư không?
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là quan điểm của Luật Sư X về “Mượn thẻ bảo hiểm y tế của người khác để khám bệnh có bị xử phạt?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn luật vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102. Hoặc qua các kênh sau:
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Các trường hợp sau người nước ngoài sẽ được đổi thẻ BHYT:
1. Rách, nát hoặc hỏng.
2. Thay đổi nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu.
3. Thông tin ghi trong thẻ không đúng.
Quỹ bảo hiểm y tế là quỹ tài chính được hình thành từ nguồn đóng bảo hiểm y tế và các nguồn thu hợp pháp khác; được sử dụng để chi trả chi phí khám bệnh; chữa bệnh cho người tham gia bảo hiểm y tế; chi phí quản lý bộ máy của tổ chức bảo hiểm y tế và những khoản chi phí hợp pháp khác liên quan đến bảo hiểm y tế.
Căn cứ theo Điều 38, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, lao động nữ sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi sẽ được hưởng tiền thai sản:
Trợ cấp một lần khi sinh con = 2 lần mức lương cơ sở.