Vùng thiệt hại do bão lũ được hỗ trợ như thế nào?

31/01/2022
Vùng thiệt hại do bão lũ được hỗ trợ như thế nào?
513
Views

Ở Việt Nam có nhiều vùng bị ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai, gây khó khăn cho đời sống, lao động sản xuất. Nhiều người dân đang thắc mắc về mức hỗ trợ vùng bị thiệt hại do bão, lũ để khôi phục sản xuất. Để biết rõ hơn vấn đề này hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết “Vùng thiệt hại do bão lũ được hỗ trợ như thế nào?” sau đây.

Căn cứ pháp lý

Nghị định 02/2017/NĐ-CP

Vùng bị thiệt hại do bão lũ đối tượng nào được hỗ trợ

Đối tượng được hỗ trợ gồm hộ nông dân, người nuôi trồng thủy sản, diêm dân, chủ trang trại, gia trại, tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, lâm nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và sản xuất muối (sau đây gọi là hộ sản xuất) bị thiệt hại trực tiếp do thiên tai, dịch bệnh.

Thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế – xã hội, bao gồm: bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, rét hại, mưa đá, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác.

Dịch bệnh bao gồm các loại dịch bệnh nguy hiểm, được công bố theo quy định pháp luật về thú y, thủy sản, lâm nghiệp và các dịch bệnh công bố dịch theo quy định pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật.

Nguyên tắc hỗ trợ vùng bị thiệt hại do bão lũ

– Nhà nước hỗ trợ một phần chi phí giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản hoặc một phần chi phí sản xuất ban đầu (không phải đền bù thiệt hại).

– Thực hiện hỗ trợ kịp thời, trực tiếp bằng tiền hoặc bằng giống cây, con, hiện vật. Giống cây, con, hiện vật hỗ trợ phải đảm bảo chất lượng, phù hợp với điều kiện sinh thái và thực tế của địa phương.

– Việc hỗ trợ phải công khai, minh bạch, đúng mức và đúng đối tượng.

– Trong trường hợp có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ cùng một nội dung, hộ sản xuất chỉ được nhận hỗ trợ một chính sách phù hợp nhất.

Vùng bị thiệt hại do bão lũ được hỗ trợ đối với cây trồng

Vùng thiệt hại do bão lũ được hỗ trợ như thế nào?

– Diện tích lúa thuần bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 02 triệu đồng/ha; thiệt hại từ 30% – 70%, hỗ trợ 01 triệu đồng/ha;

– Diện tích mạ lúa thuần bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 20 triệu đồng/ha; thiệt hại từ 30% – 70%, hỗ trợ 10 triệu đồng/ha;

– Diện tích lúa lai bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 03 triệu đồng/ha; thiệt hại từ 30% – 70%, hỗ trợ 1,5 triệu đồng/ha;

– Diện tích mạ lúa lai bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 30 triệu đồng/ha; thiệt hại từ 30% – 70%, hỗ trợ 15 triệu đồng/ha;

– Diện tích ngô và rau màu các loại thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 02 triệu đồng/ha; thiệt hại từ 30% – 70%, hỗ trợ 01 triệu đồng/ha;

– Diện tích cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 04 triệu đồng/ha; thiệt hại từ 30% – 70%, hỗ trợ 02 triệu đồng/ha.

Vùng bị thiệt hại do bão lũ được hỗ trợ đối với sản xuất lâm nghiệp

– Diện tích cây rừng, cây lâm sản ngoài gỗ trồng trên đất lâm nghiệp, vườn giống, rừng giống bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 04 triệu đồng/ha; thiệt hại từ 30% – 70%, hỗ trợ 02 triệu đồng/ha;

– Diện tích cây giống được ươm trong giai đoạn vườn ươm bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 40 triệu đồng/ha; bị thiệt hại từ 30% – 70%, hỗ trợ 20 triệu đồng/ha.

Vùng bị thiệt hại do bão lũ được hỗ trợ đối với nuôi thủy, hải sản

– Diện tích nuôi tôm quảng canh bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ từ 4,1 triệu – 06 triệu đồng/ha; thiệt hại từ 30% – 70%, hỗ trợ từ 02 triệu – 04 triệu đồng/ha;

– Diện tích nuôi cá truyền thống, các loài cá bản địa bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ từ 7,1 triệu – 10 triệu đồng/ha; thiệt hại từ 30% – 70%, hỗ trợ từ 03 triệu – 07 triệu đồng/ha;

– Diện tích nuôi tôm sú bán thâm canh, thâm canh bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ từ 6,1 triệu – 08 triệu đồng/ha; thiệt hại từ 30% – 70%, hỗ trợ từ 04 triệu – 06 triệu đồng/ha;

– Diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng bán thâm canh, thâm canh bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ từ 20,5 triệu – 30 triệu đồng/ha; thiệt hại từ 30% – 70%, hỗ trợ từ 10 triệu – 20 triệu đồng/ha;

– Diện tích nuôi nhuyễn thể bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ từ 40,5 triệu – 60 triệu đồng/ha; thiệt hại từ 30% – 70%, hỗ trợ từ 20 triệu – 40 triệu đồng/ha;

– Diện tích nuôi cá tra thâm canh bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ từ 20,5 triệu – 30 triệu đồng/ha; thiệt hại từ 30% – 70%, hỗ trợ từ 10 triệu – 20 triệu đồng/ha;

– Lồng, bè nuôi nước ngọt bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ từ 7,1 triệu – 10 triệu đồng/100 m3 lồng; thiệt hại từ 30% – 70%, hỗ trợ từ 03 triệu – 07 triệu đồng /100 m3 lồng;

– Diện tích nuôi cá rô phi đơn tính thâm canh bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ từ 20,5 triệu – 30 triệu đồng/ha; thiệt hại từ 30% – 70%, hỗ trợ từ 10 triệu – 20 triệu đồng/ha;

Vùng bị thiệt hại do bão lũ được hỗ trợ đối với nuôi gia súc, gia cầm

– Gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng) đến 28 ngày tuổi, hỗ trợ 10 ngàn – 20 ngàn đồng/con; trên 28 ngày tuổi, 21 ngàn – 35 ngàn đồng/con;

– Lợn đến 28 ngày tuổi, 300 ngàn – 400 ngàn đồng/con; trên 28 ngày tuổi, hỗ trợ 450 ngàn – 01 triệu đồng/con; lợn nái và lợn đực đang khai thác, hỗ trợ 02 triệu đồng/con;

– Bê cái hướng sữa đến 6 tháng tuổi, hỗ trợ 01 triệu – 03 triệu đồng/con; bò sữa trên 6 tháng tuổi, 3,1 triệu – 10 triệu đồng/con;

– Trâu, bò thịt, ngựa đến 6 tháng tuổi, hỗ trợ 500 ngàn – 02 triệu đồng/con; trên 6 tháng tuổi, hỗ trợ 2,1 triệu – 06 triệu đồng/con;

– Hươu, nai, cừu, dê: Hỗ trợ 01 triệu – 2,5 triệu đồng/con.

Lưu ý:

– Các loại cây trồng, vật nuôi, thủy sản bị thiệt hại chưa được quy định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách, đặc điểm sản xuất và yêu cầu thực tế tại địa phương để quy định mức hỗ trợ cụ thể cho phù hợp.

– Trường hợp hỗ trợ bằng hiện vật, mức hỗ trợ được quy đổi tương đương hỗ trợ bằng tiền theo giá tại thời điểm hỗ trợ.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Vùng thiệt hại do bão lũ được hỗ trợ như thế nào?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102.

Hoặc qua các kênh sau:

FB: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

1. Hỗ trợ đối với sản xuất muối

Diện tích sản xuất muối bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 1,5 triệu đồng/ha; thiệt hại từ 30% – 70%, hỗ trợ 01 triệu đồng/ha.

2.Hồ sơ xin hỗ trợ gồm những gì?

– Đơn đề nghị hỗ trợ thiệt hại do dịch bệnh, thiên tai theo các Mẫu số 1, 2, 3, 4 và 5 tại Phụ lục I ban hành kèm theo; kèm theo Bản kê khai sản xuất ban đầu theo Mẫu số 6 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 02/2017/NĐ-CP hoặc Giấy chứng nhận kiểm dịch (nếu có);
– Bảng thống kê thiệt hại do dịch bệnh, thiên tai có xác nhận của thôn, bản, khu dân cư.

3. Thời hạn giải quyết hồ sơ là bao lâu?

Chậm nhất 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân các cấp (đối với dịch bệnh) hoặc Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp (đối với thiên tai) phải có ý kiến trả lời bằng văn bản hoặc thông báo kết quả giải quyết cho các hộ sản xuất trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương.

5/5 - (3 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.